Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính ở EVN
Nhờ việc quán triệt thực hiện việc sử dụng văn bản điện tử theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và chỉ thị của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang tạo bước đột phá trong công tác cải cách hành chính, hướng tới xây dựng văn phòng điện tử, doanh nghiệp số thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản trị doanh nghiệp, tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, trao đổi và xử lý công việc qua môi trường mạng, ứng dụng chữ ký số...
Giảm tới 86% báo cáo giấy
Một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính của EVN, đó là từ tháng 4/2018, Tập đoàn đưa vào sử dụng rộng rãi tại cơ quan EVN và các đơn vị thành viên hệ thống phần mềm văn phòng điện tử E-Office, được tích hợp chữ ký số và triển khai văn bản trên máy tính và thiết bị di động.
Ngoại trừ những văn bản tài liệu bắt buộc phải quản lý theo chế độ văn bản mật, hầu hết công văn đến đều được số hóa, chuyển vào hệ thống văn phòng điện tử và giải quyết theo quy trình, tạo thuận lợi cho công tác tìm kiếm, lưu trữ văn bản dưới dạng file điện tử.
Sau hơn 1 năm triển khai rộng rãi, hệ thống E-Office đã góp phần làm thay đổi thói quen trong xử lý văn bản hành chính của Tập đoàn và các đơn vị trực thuộc. Các văn bản đi/đến đã được xử lý trên môi trường mạng, từ đó giảm thời gian lưu chuyển văn bản, công văn giữa các ban EVN cũng như giữa EVN với các đơn vị trực thuộc; đồng thời xóa bỏ các giới hạn về không gian, vị trí địa lý.
Việc giải quyết công văn đi, công văn đến trên hệ thống E-Office cũng đã giúp Tập đoàn tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm và chi phí vận chuyển tài liệu so với trước đây. Hiện nay, công tác lập hồ sơ công việc đã được thực hiện đồng bộ và toàn diện trên môi trường mạng. Tính đến hết năm 2018, Tập đoàn đã giảm được 86% số lượng báo cáo giấy - từ 129 báo cáo giảm xuống chỉ còn 18 báo cáo.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính ở EVN giúp giảm 86% báo cáo giấy và điện tử hóa các dịch vụ điện
Đặc biệt, từ ngày 01/01/2019, EVN đã đưa vào vận hành phần mềm dùng chung - cổng thông tin EVNPortal để gửi/nhận báo cáo từ các đơn vị với 83 loại báo cáo; trong đó có 48 báo cáo đính kèm file, còn lại là báo cáo bằng cách nhập bảng biểu và các phần mềm dùng chung. Với tinh thần tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa công tác báo cáo, đến nay chỉ còn 26 báo cáo bằng hình thức đính kèm file thực hiện trên EVNPortal.
Công tác cải cách hành chính cũng đã được triển khai rộng khắp đến các đơn vị trực thuộc. Nhiều đơn vị đã có các ý tưởng sáng tạo, phát huy hiệu quả cao.
Điển hình, tại Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh hiện chỉ còn 137 loại báo cáo, trong đó có đến 82 loại qua cổng Portal; đồng thời xây dựng được 1.432 lưu đồ giải quyết công việc, đảm bảo sự hiệu quả, chính xác, nhanh chóng. Tổng công ty Điện lực miền Trung đã giảm tối thiểu 20% thời lượng và các cuộc họp không cần thiết; triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, sử dụng chữ ký số...
Điện tử hóa các dịch vụ điện
Không chỉ giảm thiểu số lượng thủ tục trong các giao dịch nội bộ doanh nghiệp, EVN và các đơn vị trực thuộc cũng đặc biệt chú trọng tới công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng, giúp thuận tiện hơn cho khách hàng khi tiếp cận các dịch vụ điện năng.
Từ năm 2013 đến nay, EVN đã không ngừng nghiên cứu, sửa đổi các quy trình cung cấp dịch vụ điện theo phương châm 3 dễ: “Dễ tiếp cận, dễ tham gia, dễ giám sát” và thực hiện theo “cơ chế một cửa”.
Tháng 12/2018, EVN chính thức cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến tương đương dịch vụ công cấp độ 4 (cấp độ cao nhất trong dịch vụ công trực tuyến). Đến tháng 9/2019, EVN đã cung cấp dịch vụ điện theo phương thức giao dịch điện tử. Mọi công đoạn đều thực hiện qua môi trường mạng, từ khâu yêu cầu dịch vụ tới ký hợp đồng (theo phương thức nhận mã OTP qua tin nhắn điện thoại, thay vì ký giấy như trước đây). Người dân không cần phải đến trụ sở điện lực mà chỉ cần truy cập máy vi tính hoặc thiết bị smartphone có kết nối internet.
Toàn bộ hồ sơ giao dịch sẽ được lập dưới dạng điện tử, giúp khách hàng dễ dàng tra cứu thông tin, giám sát các thỏa thuận cung cấp dịch vụ giữa khách hàng và điện lực. Tính bảo mật trong giao dịch được EVN chú trọng, chỉ có khách hàng mới được quyền truy cập và sử dụng hợp đồng điện tử của mình.
Với dịch vụ điện điện tử, các thủ tục hành chính được giản lược tối đa, đồng thời giảm chi phí, thời gian cho cả khách hàng và ngành điện. Đây cũng là định hướng của EVN trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng thông qua việc ứng dụng thành quả cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm công nghệ thông tin, hóa đơn điện tử, thanh toán điện tử,... tích cực hưởng ứng thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh việc xây dựng nền kinh tế số và thanh toán không dùng tiền mặt.
Những thay đổi, cải cách của EVN đã được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao. Theo công bố của Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực Asean - nằm trong nhóm ASEAN-4, đồng thời duy trì vị trí xếp hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia và nền kinh tế.
Trong đó, về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành điện, Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 trong khu vực ASEAN. Đây là một nỗ lực rất lớn của EVN trong việc cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục, tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng điện.
Thời gian tới, EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị doanh nghiệp cũng như nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo đà để EVN phấn đấu xây dựng thành công văn phòng điện tử, tiến tới xây dựng doanh nghiệp số trong tương lai không xa.
Minh Anh
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM