Hậu Giang: Phát triển ổn định vùng mía
Từng là loại cây trồng chủ lực, tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, cây mía liên tục gặp cảnh trúng mùa rớt giá hay ngược lại, khiến cho người dân đang từng ngày quay lưng với loại cây trồng này. Để tạo niềm tin cho người dân, hiện nay, nhà máy đường và ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển ổn định cây mía.
Những diện tích mía kém hiệu quả, sẽ được chuyển đổi sang cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao hơn
Gắn bó hơn nửa đời người với cây mía và cũng nếm đủ cay đắng với loại cây trồng này, có những lúc, ông Trần Vĩnh Tâm, ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tưởng chừng đã từ bỏ cây mía để chuyển qua một loại cây trồng khác.
Nhưng suy đi tính lại, ông Tâm vẫn chọn cây mía để canh tác nhưng thay đổi hình thức sản xuất. Nếu trước đây, ông Tâm chủ yếu trồng mía để bán cho nhà máy đường thì hai năm vừa rồi, ông đã chuyển sang trồng bán cho thương lái mía chục. Hiệu quả được năm đầu, nhưng đến năm thứ hai thì giá mía chục lại tiếp tục rớt thê thảm. Những ngày gần đây, khi nghe nhà máy đường triển khai chính sách đầu tư bao tiêu vụ mới, ông dự định sẽ ký hợp đồng đầu tư và bao tiêu với nhà máy.
Ông Tâm chia sẻ:
“Nói chung, điểm nghẽn của cây mía thời gian qua ngoài việc giá cả bấp bênh thì khi đến vụ thu hoạch nông dân cũng khó bán. Nhưng hiện nay, khi nhà máy đường thực hiện chính sách đầu tư và bao tiêu với giá cụ thể thì nông dân cũng an tâm sản xuất. Căn cứ vào giá bao tiêu thì ngay từ đầu vụ nông dân cũng đã hạch toán được lợi nhuận nên cũng sẽ cân đối trong quá trình chăm sóc mía”.
Cũng theo ông Tâm, khi ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu với doanh nghiệp thì trách nhiệm của nông dân là phải tuân thủ hợp đồng, thu hoạch và giao đủ sản lượng mía đã ký kết, sai hợp đồng sẽ bù cho doanh nghiệp. Còn nếu tới thời điểm đã ký kết hợp đồng, doanh nghiệp không thu mua thì sẽ mất phần đầu tư.
Ảnh minh họa
Theo chính sách được Công ty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) vừa công bố trong niên vụ 2023 - 2024 này thì, công ty sẽ đầu tư vùng mía nguyên liệu với diện tích tối thiểu là 700 ha (tương đương sản lượng 83.000 tấn). Trong đó, vùng nguyên liệu Phụng Hiệp - Ngã Bãy tối thiểu là 685 ha, vùng Vị Thanh - Gò Quao tối thiểu 15 ha.
Tham gia ký kết hợp đồng đầu tư, nông dân trồng mía sẽ được công ty đầu tư tiền làm đất, tiền thuê đất, tiền mía giống, tiền công chăm sóc, phân bón. Chi phí đầu tư tối đa cho 1 ha mía trồng mới là 55 triệu đồng, mía trồng lại là 40 triệu đồng, mía lưu gốc là 25 triệu đồng với giá bảo hiểm là 1.150 đồng/kg mía sạch 10 CCS tại ruộng (tương ứng với giá 1.250 đồng/kg mía sạch 10 CCS tại cầu cảng Nhà máy Đường Phụng Hiệp). Đến vụ thu hoạch, công ty sẽ thu mua lại toàn bộ sản lượng mía đầu tư theo giá thị trường từng thời điểm nhưng đảm bảo không thấp hơn giá bảo hiểm.
Ông Trần Vĩnh Chung, Tổng giám đốc Công ty CP Mía đường Cần Thơ cho biết thêm: Chính sách đầu tư năm nay được mở rộng, đối với nông dân có đủ diện tích 3 công là có thể ký kết hợp đồng đầu tư và được bao tiêu. Tuy nhiên, đối với những hộ còn nợ đầu tư vụ trước phải hoàn trả hết nợ mới nhận đầu tư vụ mới. Về giá mía bao tiêu năm nay cũng cao hơn mọi năm, giá bảo hiểm công ty đưa ra là 1.150 đồng/kg mía sạch 10 CCS tại ruộng, tăng 150 đồng/kg so vụ trước.
Song song với giải pháp liên kết bao tiêu, hiện nay chủ trương của huyện Phụng Hiệp là giảm diện tích mía để phù hợp với cung cầu của các nhà máy đường trong tỉnh. Trước đây, Hậu Giang có 3 nhà máy đường, nhưng hiện nay toàn tỉnh chỉ còn nhà máy đường Phụng Hiệp hoạt động với công suất 300.000 tấn/năm. Như vậy, định hướng tới đây huyện chỉ duy trì diện tích mía khoảng 2.500 -3.000ha để phục vụ mía nguyên liệu cho nhà máy. Những diện tích còn lại sẽ được chuyển đổi sang các loại cây trồng phù hợp.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết: Huyện đang trong giai đoạn quy hoạch lại vùng sản xuất, trong đó những vùng nguyên liệu mía đạt năng suất và chất lượng cao sẽ được giữ lại để trồng mía nguyên liệu phục vụ nhà máy như xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, thị trấn Búng Tàu. Một số nơi trồng mía không hiệu quả, sẽ chuyển sang cây trồng khác để có giá trị kinh tế cao hơn.
Thực tế hiện nay cho thấy, giải pháp thu hẹp diện tích để áp dụng chính sách đầu tư và bao tiêu sẽ giúp nông dân an tâm sản xuất đang là hướng đi phù hợp. Bởi khi đó nông dân sẽ tập trung áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng, đưa cây mía phát triển bền vững.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết, trong năm nay, đối với cây mía, sẽ quy hoạch và tổ chức lại sản xuất gắn kết chặt chẽ với nhà máy đường. Đồng thời, tiếp tục chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác kết hợp chuyển đổi giống có năng suất, chất lượng, chữ đường cao... Diện tích mía năm nay khoảng 3.150 ha, năng suất 100 tấn/ha, sản lượng 315.000 tấn.
Bên cạnh đó, địa phương tiếp tục:
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn kết với thị trường, với Đề án “Phát triển ngành nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 định hướng 2030”;
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường phổ biến, chuyển giao các giống cây trồng mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất;
Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn chất lượng, tăng cường mạnh việc hướng dẫn, cấp chứng nhận mã số vùng trồng; khuyến khích nông nghiệp hữu cơ;
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng để xuất khẩu và mở rộng thị trường cho nông sản...
H. Thủy (Nguồn: )
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM