Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hậu Covid-19: Không nên quá lo lắng những biến chứng xảy ra?

Người mắc Covid-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy nhiên tình trạng hậu Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể khiến kích thước não giảm, làm giảm chất xám ở những vùng kiểm soát cảm xúc và trí nhớ.

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 2,98 triệu người mắc Covid-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh. Trung bình số ca Covid-19 mới tuần qua là 153.998 ca/ngày nhưng tỷ lệ tử vong giảm. Đa số các bệnh nhân Covid-19 điều trị khỏi bệnh đều xuất hiện triệu chứng kéo dài vài tuần tới vài tháng, một số trường hợp để lại di chứng nặng nề.

Xuất hiện mủ trong phổi

Một người đàn ông 63 tuổi (hành nghề xe ôm) nhiễm Covid-19 từ 12/2021 chỉ sốt, ho nhẹ, mất mùi (khứu giác). Ông tự điều trị tại nhà bằng thuốc ho và hạ sốt, bệnh lướt qua nhẹ nhàng. Sau khỏi bệnh, ông thường xuyên đau tức ngực, khó thở,..

Cuối tháng Hai, ông đau nhói ngực nhiều, không thở được, vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. HCM cấp cứu. Lúc này, SpO2 (nồng độ oxy máu mao mạch) chỉ còn 85% (bình thường trên 95%), huyết áp tăng rất cao, hỗ trợ thở oxy. Kết quả chụp X-quang phổi thấy khối áp xe phổi bên phải, tràn dịch màng phổi bên phải, suy hô hấp trở nặng nên phải điều trị ở khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU).

Bác sĩ đặt dẫn lưu màng phổi, lấy ra gần một lít mủ trắng đục, sử dụng kháng sinh điều trị áp xe phổi. Sức khỏe người bệnh sau đó ổn định hơn, bớt khó thở, chỉ số SpO2 cải thiện.

Tiêu chảy hậu Covid-19

Còn chị N.T.T. (ngụ ở Hà Nội) chia sẻ trên một nhóm hỗ trợ tư vấn F0, gia đình chị mắc Covid-19 và đã có kết quả âm tính được 10 ngày. Chị T. lo lắng chia sẻ: "Sau 10 ngày âm tính, tôi và các con lần lượt bị tiêu chảy kéo dài, đến nay là ngày thứ ba mặc dù không ăn uống đồ lạ. Không biết đây có phải là triệu chứng hậu Covid-19 không?".

Tương tự, anh T.V.B. bị tiêu chảy sau 15 ngày đã âm tính Covid-19. Anh B. cho biết khi mắc Covid-19 không có triệu chứng tiêu chảy, nhưng sau khi khỏi lại bị tiêu chảy suốt 04 ngày, đau bụng âm ỉ, khó chịu.

Những triệu chứng hậu Covid-19 như chị N.T.T. và anh T.V.B. là triệu chứng ít gặp. Chủ yếu người bệnh có triệu chứng ho, đau ngực, khó thở… Vì thế, việc theo dõi sát các biểu hiện bất thường của bản thân là việc cần thiết, không nên chủ quan.

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, hồi phục hậu COVID-19. (Ảnh: Bệnh viện Hữu Nghị)
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, hồi phục hậu Covid-19. Ảnh: Bệnh viện Hữu Nghị.

Một số biến chứng thần kinh do Covid-19 có thể xảy ra:

Nghiên cứu Quốc tế khái quát về đặc điểm lâm sàng hậu Covid (năm 2021) cho thấy, các triệu chứng thường gặp nhất là: Yếu (41%), khó chịu chung (33%), mệt mỏi (58%), đau đầu (44%), suy giảm khả năng tập trung (26%), khó thở (25%), rụng tóc (25%) và chất lượng cuộc sống bị giảm sút khoảng 37% (18,4 đến 59,9%).

Một số nghiên cứu cho thấy, ho khan kéo dài, hụt hơi, khó thở là những triệu chứng dai dẳng và thường gặp, với tỷ lệ từ 42 - 66% trong vòng 03 tháng sau mắc bệnh. Sau giai đoạn Covid-19 cấp tính, 25% số bệnh nhân giảm hoạt động thể lực bằng việc khoảng cách đi bộ 6 phút thấp hơn giá trị tham chiếu bình thường. 50-60% những bệnh nhân sau mắc Covid-19 với triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương.

Ngày 07/03, trên tạp chí Nature, kết quả nghiên cứu đã được thẩm định của Đại học Oxford công bố bằng chứng rõ ràng chứng tỏ Covid-19 liên quan đến những bất thường ở não bộ, kể cả ở những người mắc bệnh nhưng không phải nhập viện.

Hội chứng sương mù não

Các nghiên cứu gần đây phát hiện, một số người từng mắc Covid-19 gặp phải hội chứng sương mù não, bao gồm các triệu chứng kém tập trung, dễ bị phân tâm, tốc độ xử lý thông tin kém và trí nhớ giảm.

Ngoài ra, những người tham gia còn trải qua một số bài kiểm tra tiêu chuẩn về độ nhạy bén tinh thần. Kết quả cho thấy, nhóm mắc Covid-19 có mức độ suy giảm nhận thức nhiều hơn. Theo một số bằng chứng, sự suy giảm này tương quan với sự thay đổi trong cấu trúc não liên quan đến tư duy và các kỹ năng tinh thần khác.

Tiến sĩ Joanna Hellmuth, nhà thần kinh học, Đại học California, San Francisco, người đang nghiên cứu các triệu chứng hậu Covid-19 thông tin, không rõ điều gì có thể đã gây ra những thay đổi về não bộ được thấy trong nghiên cứu này. Bà lưu ý, những thay đổi ở não trung bình là "nhỏ" và không có nghĩa là những người mắc Covid-19 nhẹ phải đối mặt với tình trạng “thoái hóa não”.

Di chứng hậu COVID-19 được ghi nhận ảnh hưởng đến thần kinh người mắc bệnh.
Di chứng hậu Covid-19 được ghi nhận ảnh hưởng đến thần kinh người mắc bệnh.
 Rối loạn chức năng thần kinh

Ở bệnh nhân Covid-19, rối loạn chức năng thần kinh đã được báo cáo là các triệu chứng ban đầu thường gặp, xảy ra ở hơn 80% bệnh nhân. Những triệu chứng này có thể là biểu hiện ban đầu của Covid-19 và có thể xảy ra khi không có triệu chứng ngạt mũi hay chảy nước mũi. Tuy nhiên, hiếm khi các triệu chứng này là biểu hiện lâm sàng duy nhất của bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra.

Khi khám nghiệm tử thi của bệnh nhân tử vong do Covid-19 phát hiện thấy tình trạng viêm và tổn thương dọc trục ở khứu giác nhưng không thể xác định liệu đây có phải là tổn thương do virus SARS-CoV-2 trực tiếp gây ra hay không. Trong một loạt bệnh nhân Covid-19 được thống kê cho thấy có khoảng 44% bệnh nhân bị ảnh hưởng đã phục hồi chức năng khứu giác trong vòng 8 ngày sau khi hết các triệu chứng khác của bệnh.

Bệnh não

Ở những bệnh nhân Covid-19 nặng, bệnh não thường gặp hơn cả. Tình trạng hạ oxy máu gặp phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 nặng, có thể đóng vai trò nào đó ở nhiều bệnh nhân, cũng như rối loạn chuyển hóa. Ở bệnh nhân Covid-19, các biểu hiện viêm não có thể gặp như mê sảng, kích động, có bệnh nhân lại buồn ngủ và giảm ý thức. Các triệu chứng về tủy sống như tăng phản xạ, phản ứng của cơ kéo dài là phổ biến, triệu chứng co giật cũng được mô tả.

Viêm tủy não lan tỏa cấp tính và viêm tủy

Một vài trường hợp bệnh nhân Covid-19 có tình trạng viêm não tủy lan tỏa cấp tính đã được ghi nhận. Có bệnh nhân xuất hiện chứng khó nuốt, rối loạn tiêu hóa và bệnh não ở ngày thứ 9 sau khi bắt đầu với triệu chứng nhức đầu và đau cơ. Một bệnh nhân khác có biểu hiện co giật và giảm ý thức. Trên phim MRI, các bệnh nhân đều có dịch não tủy bình thường và cường độ tín hiệu cao, là các dấu hiệu điển hình của viêm não tủy lan tỏa cấp tính. Một bệnh nhân khác xuất hiện tình trạng liệt mềm cấp tính với biểu hiện đại tiện không tự chủ.

Viêm não và viêm tủy lan tỏa cấp tính thường được coi là biến chứng sau nhiễm trùng, được điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các liệu pháp miễn dịch khác.

Hội chứng Guillain-Barré

Đây là bệnh viêm đa cơ cấp tính đặc trưng bởi tình trạng tiến triển nhanh, đối xứng, khó cử động khi thăm khám, kèm theo các triệu chứng về cảm giác ở một số bệnh nhân.

Các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thần kinh bắt đầu ở ngày thứ 7 của bệnh sau khi có các biểu hiện về hô hấp. Một số bệnh nhân bị yếu cả bốn chi, có hoặc không mất cảm giác. Cũng có bệnh nhân chỉ bị yếu chân, có bệnh nhân bị chứng loạn cảm chi dưới. Một số bệnh nhân khác lại bị tổn thương dây thần kinh mặt, khó nuốt.

Đột quỵ

Ở những bệnh nhân Covid-19, đột quỵ không thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến Covid-19 ở bệnh nhân nhập viện dao động từ 0,4 - 2,7%, trong khi tỷ lệ xuất huyết nội sọ từ 0,3 - 0,9%. Tỷ lệ các bệnh mạch máu não liên quan đến Covid-19 phần lớn được tính toán dựa trên các nghiên cứu thuần tập quan sát các bệnh nhân nhập viện với Covid-19 ở các vùng dịch lớn khác nhau trên thế giới.

Không nên quá lo lắng

Hiện nay, không ít người chưa điều trị khỏi Covid-19 đã lo bị hậu Covid-19, nhưng các chuyên gia hàng đầu cũng khuyến cáo người bệnh không nên quá lo lắng.

PGS.TS Nguyễn Đình Tiến – Bệnh viện 108 khuyến cáo, khi thấy có những biểu hiện, triệu chứng hậu Covid-19, người dân nên tìm đến nhân viên y tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh, hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết.

Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu Covid-19 là điều trị không đặc hiệu, có nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng.

Theo ghi nhận thực tế của các bác sĩ, hầu hết những biến chứng hậu Covid-19 không gây nguy hiểm tử vong, mà chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Các triệu chứng phổ biến như trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài… Để khắc phục tình trạng này, chủ yếu người bệnh phải tự điều chỉnh sinh hoạt để cải thiện.

Với trẻ nhỏ, thực tế từ các phòng khám hậu Covid-19 cho thấy trẻ thường được đến khám cùng bố mẹ (gia đình có nhiều người mắc bệnh), ít có các triệu chứng hậu Covid-19 hơn người trưởng thành.

Nhiều trẻ em khám hậu Covid-19 nhưng không cần chụp chiếu, lấy máu xét nghiệm vì các em chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt.

Sau khi cân nhắc lợi ích – nguy cơ thì bác sĩ cho rằng, không cần phải lấy máu xét nghiệm hay chụp chiếu, chỉ dặn bố mẹ theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng.

Với hội chứng MIS-C, TS.BS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương phân tích, hội chứng này thường xảy ra sau khi em bé mắc Covid-19 từ 02-06 tuần. Biểu hiện lâm sàng của trẻ mắc hội chứng MIS-C là: Bé sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc…

Người mắc hội chứng này sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch và có thể tử vong nếu không được xác định, điều trị sớm. Bệnh khó chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác.

“Tuy nhiên, nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện hội chứng MIS-C sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt”, bác sĩ Tuấn nói.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới
Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới

Đà Nẵng không chỉ là tâm điểm sự kiện MICE trong nước và quốc tế, là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách, mong muốn góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chia sẻ tâm điểm của nhà lãnh đạo trong ngành du lịch mến khách, và đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch – dịch vụ.

Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn
Khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và Khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF) tại Quy Nhơn

UBND thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã chính thức khởi động Chương trình Phân loại rác tại nguồn và khánh thành Cơ sở thu hồi Vật liệu (MRF).

Mong muốn Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới
Mong muốn Việt Nam tiếp tục có nhiều đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới

Phó Tổng Thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix tin tưởng, Việt Nam tiếp tục có những đóng góp hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình thế giới, qua đó khẳng định nghĩa vụ và trách nhiệm với hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời tăng cường mối quan hệ tin cậy, hợp tác với LHQ cũng như các đối tác.

Đà Nẵng công bố kế hoạch chuẩn bị đường hoa và điện chiếu sáng dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
Đà Nẵng công bố kế hoạch chuẩn bị đường hoa và điện chiếu sáng dịp Tết Ất Tỵ năm 2025

UBND TP. Đà Nẵng vừa công bố kế hoạch đầu tư hơn 18,6 tỷ đồng cho dự án trang trí hoa và điện chiếu sáng nhằm tạo ra những điểm tham quan hấp dẫn cho người dân và khách thập phương trong dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên lưu ý tới các rủi ro tiềm ẩn
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên lưu ý tới các rủi ro tiềm ẩn

Hôm nay, ngày 23/9, thị trường cần thêm thời gian để cân bằng lại trước khi hướng tới vùng điểm 1.290 điểm, tương đương mốc 0,5 của thang đo Fibonacci mở rộng.

Tháng 10 và 11, miền Trung sẽ đón đỉnh điểm của mùa mưa bão
Tháng 10 và 11, miền Trung sẽ đón đỉnh điểm của mùa mưa bão

Từ nay đến cuối năm 2024, La Nina xuất hiện khiến tình hình thời tiết diễn biến phức tạp trên cả nước. Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia nhận định, đỉnh điểm mùa mưa bão năm nay ở miền Trung có thể xuất hiện trong tháng 10 và tháng 11, không loại trừ nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ như từng xảy ra trong mùa mưa bão lịch sử năm 2020.