Hàng Việt: Lấy chất lượng để cạnh tranh với hàng ngoại ngay tại sân nhà
Lâu nay, nhiều hàng hoá Việt Nam có chất lượng tốt nhưng "từ tốt đến thúc đẩy người tiêu dùng trong nước sử dụng" là câu chuyện rất dài. Việc làm thế nào để hàng Việt có thể cạnh tranh song phẳng với hàng ngoại ngay tại sân nhà đang là một trong những câu hỏi cho cả DN và nhà quản lý.
Nhiều giải pháp chinh phục người tiêu dùng
Việt Nam có dân số gần 100 triệu người là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất dệt may, với dung lượng thị trường ước tính từ 5 - 6 tỷ USD. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, nhiều DN dệt may lâu nay đã hướng tới thị trường nội địa, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Hàng Việt lấy chất lượng để cạnh tranh với hàng ngoại ngay tại sân nhà
Ngành dệt may đã đưa ra nhiều giải pháp chinh phục người Việt, như: Tổ chức hội chợ, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu với mẫu mã phong phú...
Tuy vậy, ông Cẩm cũng chỉ ra nhiều khó khăn khi DN phát triển thị trường nội địa. Trước hết là khi làm hàng xuất khẩu, DN không phải lo mẫu mã, thiết kế, nguồn nguyên liệu, chỗ bán hàng, bởi tất cả việc này do khách hàng nước ngoài thực hiện. Trong khi đó, nếu xác định phát triển thị trường nội địa, các DN phải làm tất cả. Chưa kể, DN còn đối mặt với vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, giả mạo chính thương hiệu của DN Việt Nam.
Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2019 cho thấy có 88% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ quan tâm tới Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, 67% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam và 52% người được hỏi cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình nên sử dụng hàng Việt Nam.
Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của DN trong nước (trên 90%), tại các hệ thống siêu thị nước ngoài chiếm từ 60 - 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.
Tuy nhiên, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, sắp tới, hàng Việt sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập về chất lượng, mẫu mã... Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA).
Riêng với Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực vào ngày 1/8, những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực sẽ tạo cơ hội cho DN, sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của EU được thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường 100 triệu dân Việt Nam, vì thế gia tăng áp lực cạnh tranh giữa DN và hàng hóa Việt Nam với các DN phân phối, sản xuất lớn đến từ các nước thuộc EU vốn đã có tiềm lực rất mạnh, nguồn hàng hóa hóa phong phú, dồi dào.
Trong khi đó, hệ thống phân phối hàng Việt vẫn còn tồn tại một số bất cập, hệ thống hạ tầng thương mại xuống cấp, khu vực nông thôn, miền núi còn thưa thớt, còn kẽ hở cho hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng..., chưa thu hút hàng hóa Việt Nam có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu tham gia vào phân khúc này.
Cần giải pháp để DN chiếm lĩnh thị trường nội địa
Hiện nay, ngành dệt may đang phát triển theo 2 cách, một là vươn ra thị trường thế giới để khai thác tốt FTA, đồng thời nỗ lực chinh phục thị trường nội địa. Phó Chủ tịch Vitas Trương Văn Cẩm cho rằng cần có giải pháp để giúp các DN chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Trong đó, về quản lý thị trường, cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát tránh để hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả làm cho DN khó khăn hơn, người dân bị nhập nhèm giữa hàng tốt và hàng xấu. Đồng thời, cần cơ chế chính sách thúc đẩy thị trường nội địa.
Hiện nay, nguyên liệu dùng để sản xuất hàng may mặc bán ở thị trường trong nước đang phải chịu thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, DN dệt may mong muốn Nhà nước giảm thuế, hoặc miễn thuế nguyên liệu sản xuất hàng may mặc trong nước giống như làm hàng xuất khẩu.
Theo bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, Nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp vừa không vi phạm cam kết mở cửa trong FTA nhưng vẫn đảm bảo đồng hành, hỗ trợ cùng DN.
"Nếu để các DN tự bươn chải trong thời gian tới, tôi nghĩ là rất khó khăn", bà Lan nói. Do vậy, cơ chế chính sách, quy định quản lý, hệ thống phân phối, hỗ trợ cho DN phát triển thế nào vẫn là bài toán đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi một địa phương phải có giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình địa phương mình, thu hút được nhiều DN tham gia vào phát triển thị trường nội địa.
Bà Dương Thị Thanh Tâm, Phó tổng giám đốc Vicommerce (quản lý chuỗi siêu thị Vinmart), nhìn nhận thị trường nội địa bây giờ là "sân chơi" chung, sòng phẳng cho cả hàng ngoại và hàng nội. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt rất quan trọng. DN cần tập trung đầu tư nhiều hơn khâu nghiên cứu sản phẩm, tạo ra nhiều khác biệt trong mắt người dùng. Cùng với đó, những người chủ DN cần chuyển đổi tâm thế từ một nhà sản xuất sang người làm thương mại.
"Chuỗi phân phối có thể ủng hộ hàng Việt, nhưng DN sản xuất sẽ ở tâm thế bị động, vì vậy chúng ta phải có tâm thế chủ động để chinh phục người Việt, dẫn dắt cuộc chơi", bà Tâm chia sẻ.
Về thời gian tới, Phó tổng giám đốc Vicommerce cho rằng, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn vậy nhưng sự đòi hỏi chắc chắn sẽ khó tính, thông thái và tinh tế hơn. Có thể nhà sản xuất ở giai đoạn trước đặt sản phẩm làm trung tâm, nay phải đặt khách hàng làm trung tâm.
"Đây là giai đoạn các thương hiệu lớn trên thế giới khơi gợi nhu cầu, tăng trải nghiệm của khách hàng để thu hút họ. Khách hàng tinh tế biết cái gì mang lại giá trị cho họ và họ sẽ lựa chọn sản phẩm đáp ứng được điều đó. DN Việt cần cố gắng để đạt được điều này", bà Tâm nói.
Đăng Khôi - Thanh Hoa
Tin mới
Hộ khó khăn về nhà ở do bão số 3 của Quảng Ninh sẽ sớm được xây lại nhà mới
Tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa XIV, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ thiệt hại nặng nề về nhà ở do bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này góp phần tạo động lực để các hộ dân xây mới, sửa chữa nhà ở, an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí kịp thời trục vớt tàu, thuyền bị đắm do bão số 3
Nghị quyết hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm do cơn bão số 3 được thông qua tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khoá XIV, đã tạo sự phấn khởi cho các hộ thuộc diện thụ hưởng; góp phần động viên, hỗ trợ ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Sắp diễn ra hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề, OCOP
Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 3 - 6/10/2024, tại 489 đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội, với 100 gian hàng tiêu chuẩn.
Giá cao su hôm nay 24/9: Thị trường biến động không đồng nhất
Giá cao su hôm nay 24/9, giá cao su trên sàn giao dịch Osaka và Thượng Hải, Thái Lan biến động không đồng nhất. Thị trường trong nước giá mủ cao su nội địa vẫn ở giao dịch ở mức 360-414 đồng/TSC.
Các chuyên gia, học giả Mỹ trao đổi gì với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm?
Các chuyên gia, học giả Mỹ đều đánh giá Việt Nam có tiềm năng để duy trì nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao dựa trên động lực tăng trưởng là các ngành công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và cải thiện môi trường đầu tư.
Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới
Đà Nẵng không chỉ là tâm điểm sự kiện MICE trong nước và quốc tế, là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách, mong muốn góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chia sẻ tâm điểm của nhà lãnh đạo trong ngành du lịch mến khách, và đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch – dịch vụ.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững