Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng Thái & những "chiêu thức" tấn công thị trường

Sản phẩm có chất lượng, chứ không phải là giá rẻ. Khác với hàng Trung Quốc, hàng Thái không dùng chính sách cạnh tranh về giá...

Các chiêu thức tấn công thị trường của người Thái

Theo khảo sát chung của các ngành hàng trên thì Price Index (PI – chỉ số tính bình quân một sản phẩm, nhóm sản phẩm có tỷ lệ giá tương quan thế nào so với bình quân chung của toàn bộ thị trường), hàng Thái luôn nằm ở mức 1.1 – 1.2, nghĩa là luôn đắt hơn thị trường 1,1 – 1,2 lần. Điều mà hàng Thái khẳng định ở đây chính là chất lượng sản phẩm.

Khảo sát khu vực phía Bắc (của một công ty hàng tiêu dùng lớn) cho thấy, có đến 75% số người mua hàng Thái khi được hỏi cho rằng, họ chuyển từ hàng Trung Quốc và hàng Việt Nam sang hàng Thái, vì tin tưởng vào chất lượng và yếu tố “đáng tiền” (value for money) của sản phẩm, chứ không vì giá rẻ. Tâm lý sính hàng ngoại, bỏ qua yếu tố giá chính là cơ hội tuyệt vời cho hàng Thái thâm nhập vào giỏ hàng của người tiêu dùng Việt Nam.

Hàng Thái & những

Người tiêu dùng thường không có sự so sánh để chọn lựa, nhưng rồi hàng Thái vào, hàng Việt và hàng Trung Quốc trở thành "cái nền" cho sự chọn lựa của họ

Nhớ lại một câu chuyện thú vị, trong năm 2014 – 2015, xuất hiện hàng loạt “cửa hàng Thái giá rẻ” tại khắp các tuyến phố ở Hà Nội và TP. HCM, thì đến nay đã không còn, phần nhiều trong số đó chỉ bán hàng được trong thời gian đầu, sau đó doanh số giảm, dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, đóng cửa.

Rõ ràng, do người tiêu dùng Việt Nam đã quá sợ. Thực ra, đây không phải chiến lược của người Thái, mà do một số nhà nhập khẩu Việt Nam tự tìm các nguồn hàng giá rẻ và nhập về Việt Nam, kinh doanh kiếm lời theo kiểu hàng Trung Quốc cách đây hơn 10 năm.

Liên tục, miệt mài tung sản phẩm mới cũng là lợi thế của hàng Thái. Thị trường tiêu dùng Thái Lan luôn là thị trường đi trước vài năm so với nhóm các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines. Ngay tại chính quốc (Thái), các dòng sản phẩm mới, với các tính năng mới, ưu việt hơn, đáp ứng các nhu cầu mới phát sinh của người tiêu dùng đã được phát triển sớm vài năm so với các nước khác, vì thế, khi sang Việt Nam cũng dễ chinh phục người tiêu dùng Việt Nam.

Như trong nhóm ngành hoá phẩm, khi người Việt còn chú trọng công năng cơ bản là rửa sạch, thì người Thái đã định vị sản phẩm ở 2 yếu tố mới: Mùi hương và an toàn cho em bé. Thế là trong thời gian ngắn, các sản phẩm hàng Thái mang 2 yếu tố định vị này đã giành 13 – 15% thị phần.

Ai là người tiêu dùng hàng Thái? Khác với “khách hàng” của hàng Trung Quốc trước đây, phân khúc thu nhập trung bình, thấp chiếm đến hơn 70%. Hàng Thái chinh phục đầu tiên đến nhóm khách hàng có thu nhập khá và thu nhập cao, tức nhóm dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trên thị trường.

Sau vài năm, đến nay hàng Thái chinh phục được tất cả các phân khúc người tiêu dùng - “đáng ngại” nhất là người thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp ngày càng chấp nhận trả cao hơn mức bình quân tiêu dùng của họ để sở hữu hàng Thái. Và những ai làm trong ngành marketing cũng sẽ thấy đây là nguy cơ gay go nhất cho hàng Việt, vì khi nhóm trung bình thấp này ngày càng cải thiện về mức sống, sẽ tiếp tục xu hướng tiêu dùng chuộng hàng Thái, tính trung thành của họ cũng sẽ cao hơn. Xét về tiềm năng thì hàng Thái đang đứng trước cơ hội tuyệt vời, tất nhiên ở chiều ngược lại là nguy cơ mất "trận địa" quan trọng của hàng Việt.

Tỷ lệ mua lặp lại và thu hút được thêm khách hàng mới, cũng là những thắng thế của hàng Thái hiện nay. Ước tính, sau 3 năm, mức độ thâm nhập của hàng Thái trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh trong khối các ngành hàng phổ dụng nhất của tiêu dùng hộ gia định đã tăng gấp 2,5 lần so với 2015. Đây là chỉ số cực kỳ cao, nghĩa là nếu trước đây có 100 người thì bây giờ là 250 người, trong khi bình bình quân tăng trưởng thị trường của các công ty Việt Nam, mỗi năm tăng 10 – 20% đã là tốt lắm rồi nên mức tăng đến 2,5 lần đúng là “kinh hồn”. Hút người tiêu dùng mới từ các “đấu thủ” hàng Việt và Trung Quốc - đang mang lại tăng trưởng nhanh cho hàng Thái.

Câu chuyện gần gũi với đông đảo người Việt? Người Thái “siêng” làm hội chợ. Đi khắp TP. HCM, Hà Nội, tại các trung tâm triển lãm, nhà văn hoá, các địa điểm công cộng, dễ dàng bắt gặp hội chợ hàng Thái. Đây là công cụ marketing tầm cộng đồng doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả để tăng mức độ thâm nhập của hàng Thái, khảo sát trên cũng chỉ ra rằng có đến gần 35% người tiêu dùng nói rằng họ biết đến hàng Thái thông qua kênh hội chợ.

Giải bài toán khó đối với hàng Việt

Có lời giải không? Có! Chỉ có điều, có muốn giải hay không? Tất nhiên không dễ, vì đã để cục diện cạnh tranh từ khó chuyển sang tệ rồi. Trước hết, cần khẳng định những điều ta thấy trên thị trường Việt Nam xuất phát từ tầm nhìn, chiến lược của Chính phủ Thái xây dựng cả hệ sinh thái cho hàng Thái. Cơ quan tác chiến đưa hàng Việt bôn ba đi cạnh tranh ở nước ngoài làm việc rất bền bỉ, chuyên nghiệp và rất có tâm.

Chưa kể, một cái khó “khổng lồ: Người Thái đã sở hữu các hệ thống Metro, Big C và một trong các nhà phân phối hàng tiêu dùng mạnh nhất phía Bắc là Lan Chi. Hệ sinh thái hàng Thái vẫn đang được "chắp thêm cánh"…

Quan trọng, chiếm tâm trí người tiêu dùng, sự tin cậy ưu ái của người tiêu dùng là việc của từng doanh nghiệp và của chính người tiêu dùng, trong đó có các cơ quan truyền thông. Trong khi các nước ASEAN đã sử dụng thường xuyên kỹ thuật Omni Channel (tương tác giữa các kênh truyền thông), thì doanh nghiệp Việt Nam còn khá bỡ ngỡ với tiếp thị kỹ thuật số. Bài toán khó, không sớm giải thì chỉ có… ngày càng khó hơn.

PV (T/h)

 
Theo Thế Giới Tiếp Thị
Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.