Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xã Du Lễ (Kiến Thụy-Hải Phòng): Cho 2 đơn vị cùng cấp nước, lãnh đạo xã phải hầu toà!

Theo quy định của Nghị định 117/NĐ-CP, thì mỗi “vùng cấp nước” chỉ có 1 đơn vị duy nhất thực hiện dịch vụ cấp nước sinh hoạt”. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Du Lễ, Kiến Thuỵ, Hải Phòng vẫn phớt lờ, ký Thoả thuận dịch vụ cấp nước với Công ty CP cấp nước Hải Phòng vào chiếm “vùng cấp nước” của ông Nguyễn Đình Tiến khi đang thực hiện với xã này theo Hợp đồng từ 10 năm trước. Không nhưng vậy, cán bộ xã này còn “vay xấu” ông Tiến 100 triệu đồng khi thực hiện Hợp đồng… Ngày 14 tháng 11 này, Toà án huyện Kiến Thuỵ sẽ đưa vụ án này ra xét xử sơ thẩm.

Lãnh đạo xã “tiền hậu bất nhất”!

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về đưa nước sạch đến các vùng nông thôn, theo sự kêu gọi vận động của chính quyền địa phương, ngày 6/10/2009, UBND xã Du Lễ, đã ký Hợp đồng số 02/HĐ-ĐT với ông Nguyễn Đình Tiến để “đầu tư xây dựng vận hành hệ thống cấp nước sạch nhà máy nước thôn 4, xã Du Lễ, huyện Kiến Thuỵ, Hải phòng”.

Gia đình ông Tiến đã đầu tư trên 4 tỷ  đồng để đầu tư xây dựng một số công trình cấp nước sạch như: Nhà điều hành, hồ lắng, bể lọc, hệ thống máy bơm, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước trục chính và ống nhánh… từ Nhà máy nước thôn 4 đến địa bàn 6 thôn của xã Du Lễ để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Ông Tiến đã cung cấp nước sạch cho gần 900 hộ dân xã Du Lễ với khoản 10.000 m3/tháng với doanh thu khoảng 60.000.000 đồng/tháng.

Ông đẫn nước của Công ty CP cấp nước Hải Phòng tập kết tại UBND xã Du Lễ năm 2016Ông đẫn nước của Công ty CP cấp nước Hải Phòng tập kết tại UBND xã Du Lễ năm 2016 (Ảnh: PV)

Chất lượng nước và dịch vụ cấp nước của hộ ông Nguyễn Đình Tiến những năm đầu luôn đạt quy chuẩn 02/BYT của Bộ y tế về nước sinh hoạt nông thôn. Hàng tháng, hàng quý đều được Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng lấy mẫu kiểm nghiệm và có kết quả đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch.

Từ năm 2016, do tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, nên chất lượng nước của Nhà máy nước ông Tiến cung cấp luôn có kết quả đạt tiêu chuẩn 01/BYT của Bộ y tế (tiên chuẩn này bằng với tiêu chuẩn nước ăn uống của thành phố). Ông Tiến luôn thực hiện tốt các điều khoản Hợp đồng đã ký. Ngược lại lãnh đạo UBND xã Du Lễ thời kỳ ông Nguyễn Đức Thảnh và ông Phạm Quang Chiến làm Chủ tịch cũng luôn tôn trọng và thực hiện tốt các điều khoản của Hợp đồng số 02. Hoạt động cung cấp nước sạch cho nhân dân của ông Tiến vẫn diễn ra bình thường.

Tuy nhiên, vào khoảng cuối năm 2015, đầu năm 2016, một số đối tượng trên địa bàn xã tung tin chất lượng nước của Nhà máy ông Tiến không đảm bảo do nguồn nước bị ô nhiễm, không đạt tiêu chuẩn.

Cùng với đó, đã xuất hiện một nhóm đi đến các thôn phát tờ rơi khảo sát nhu cầu cấp nước của Công ty cổ phần cấp nước Hải Phòng (CPCN). Vì vậy, ngày càng xuất hiện nhiều đơn thư của nhân dân đòi UBND xã Du Lễ phải cho Công ty CPCN Hải Phòng vào địa bàn xã để cấp nước cho nhân dân.

Mặc dù nhân dân có nhiều đơn thư kêu ca về chất lượng nước của ông Tiến, và việc ô nhiễm nguồn nước thô đầu vào nhà máy nước, nhưng lãnh đạo UBND xã Du Lễ không tuyên truyền giáo dục pháp luật và ý thực bảo vệ môi trường trong nhân dân, không tiến hành kiểm tra, xử phạt các cơ sở vi phạm VSMT, bảo vệ nguồn nước;  phối hợp với các cơ quan chức năng để tiến hành lấy mẫu nước của ông Tiến để kiểm tra đánh giá mức độ nước sinh hoạt bị ô nhiễm như thế nào? Để giải thích cho nhân dân và chỉ đạo ông Tiến phải tiếp tục nâng cấp chất lượng, hoặc đình chỉ hoạt động cấp nước của ông Tiến (nếu vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng nước).

Ông Đào Xuân Hạnh – Chủ tịch UBND xã này đã có Hợp đồng số 02 và biết rất rõ quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của UBND xã được ghi tại Khoản 2. Điều 4 của Hợp đồng số 02 là “UBND xã phải Đảm bảo lâu dài quyền lợi cho Bên B thực hiện Hợp đồng. UBND xã cam kết không cho bất cứ đơn vị nào khác cấp nước trên địa bàn xã”.

Tuy nhiên tại nhiều buổi làm việc với toà án, ông Hạnh vẫn cho rằng mình không biết và không có Hợp đồng này, để làm ngơ, thoái thác trách nhiệm đối với Hợp đồng số 02 và bỏ mặc quyền lợi của ông Tiến đã và đang bị xâm hại. Ông Hạnh lẳng lặng ký Thoả thuận thực hiện dịch cấp nước với Công ty CPCN Hải Phòng.

Có làm trái pháp luật, vì động cơ cá nhân?

Việc ông Hạnh nói không biết Hợp đồng số 02 là không có cơ sở vì, từ ngày 15/6/2016, chính ông Hạnh đã làm việc với Luật sư của ông Tiến bằng Biên bản xác minh với ông Hạnh về đơn kiến nghị của ông Tiến. Tại Biên bản làm việc này, chính ông Hạnh đã thừa nhận từ tháng 5/2016, UBND xã đã phối hợp với Công ty CPCN Hải Phòng để khảo sát lắp đặt hệ thống cấp nước và cho rằng đó là quyền của UBND xã. Việc ký Hợp đồng số 02 với ông Tiến là do các lãnh đạo xã trước đây. Nay chúng tôi chỉ là người thực hiện việc này, nếu ông Tiến khởi kiện, chúng tôi sẽ theo phán quyết của toà án…”

Qua đây có thể thấy ông Hạnh đã cố ý dẫm lên Hợp đồng số 02, coi thường pháp luật, cố tình ký Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với Công ty CPCN Hải Phòng vào ngày 3/7/2016, để đơn vị này vào đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước, cạnh tranh không lành mạnh trong “vùng cấp nước” của hộ ông Tiến.

Tại rất nhiều các bút lục có trong hồ sơ vụ án, ông Hạnh luôn cho rằng “việc cho Công ty CPCNHP vào đầu tư cấp nước trên địa bàn là do buộc phải thực hiện các “mệnh lệnh hành chính” của UBND huyện Kiến Thuỵ tại các văn bản, như: CV số 129 ngày 4/3/2016 (BL 192); Công văn số 273 ngày 9/3/2016 (BL 193); Thông báo số 245 ngày 27/4/2016 (BL 204-205); và Thông báo số 594 ngày 4/10/2016 (BL 202-203).

Hệ thống máy bơm nhà máy nước của ông Tiến phải Hệ thống máy bơm nhà máy nước của ông Tiến phải "đắp chiếu" từ nhiều tháng nay (Ảnh: Bùi Quốc Uy)

Biên bản lấy lời khai người làm chứng ngày 22/5/2019 với ông Nguyễn Văn Quyết – Trưởng phòng NNPTNT cho biết: “UBND huyện có chỉ đạo có giao việc cho Phó chủ tịch, nhưng trên cơ sở lắng nghe các ý kiến của các nhà máy nước, nên huyện có điều chỉnh nội dung chỉ đạo cho phù hợp với tình hình. Huyện không chỉ đạo UBND xã Du lễ ký HĐ với Công ty CPCNHP…”

Trên thực tế, tuy UBND huyện Kiến Thuỵ có chỉ đạo “6 xã phối hợp với Công ty CPCN HP đẩy nhanh tiến độ cấp nước cho dân”, trong đó có xã Du Lễ, nhưng chỉ có duy nhất xã Du Lễ và Thuận Thiên đã vội vàng ký Hợp đồng với Công ty CPCN Hải Phòng, còn lại các xã là Tú Sơn, Hữu Bằng, Tân Phong, Ngũ Phúc, Kiến Quốc đến nay họ vẫn chưa cho Công ty CPCN Hải Phòng vào cạnh tranh với các đơn vị đang phục vụ tại địa phương họ, vì họ tôn trọng các Hợp đồng đã ký trước đó, tôn trọng pháp luật.

 Ông Phạm Quang Chiến – nguyên Chủ tịch UBND xã Du Lễ cho rằng: “Việc UBND xã có cam kết tại Điều IV của Hợp đồng, “không cho bất cứ đơn vị nào khác cấp nước trên địa bàn xã”, nay lại tiếp tục ký Hợp đồng cho đơn vị khác vào kinh doanh nước khi chưa thanh lý Hợp đồng với ông Tiến là UBND xã sai, không đúng với Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ. Việc ông Tiến khởi kiện yêu cầu UBND xã bồi thường thiệt hại là đúng vì UBND xã Du Lễ vi phạm Hợp đồng với ông Tiến…”

Thua lỗ hàng tỷ đồng, ông Tiến phải đóng cửa nhà máy!

Khi được UBND xã Du Lễ ký Thoả thuận cấp nước, các đội thi công của Công ty CPCN Hải Phòng vào đào đường, đào ngõ xóm đã làm bục vỡ nhiều đoạn đường ống cấp nước của ông Tiến trên địa bàn xã Du Lễ. Đặc biệt, từ khi triển khai xong việc đầu tư lắp đặt đường ống Công ty CPCN Hải Phòng đã chính thức ký Hợp đồng với các hộ dân trong “Vùng cấp nước” của ông Tiến đang thực hiện. Cụ thể, đến tháng 4/2017 đã có 823 hộ dân xã Du Lễ đang sử dụng nước của sạch của hộ kinh doanh ông Tiến quay sang sử dụng nước của Công ty CPCN Hải Phòng và đến tháng 9/2019 đã có 1.173 hộ sử dụng nước của Công ty CPCN Hải Phòng với khối lượng 18.503m3/tháng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hộ kinh doanh của ông Tiến buộc phải đóng cửa do bị “cạnh tranh cá mập”.

Nhà máy nước của ông Tiến phải đóng cửa, chờ phá sản từ tháng 6/2019Nhà máy nước của ông Tiến phải đóng cửa, chờ phá sản từ tháng 6/2019 (Ảnh: Bùi Quốc Uy)

Có thể thấy, Hành vi nêu trên của UBND xã Du Lễ và Công ty CPCN Hải Phòng đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp trong kinh doanh của hộ ông Tiến, vi phạm các quy định của pháp luật. Dẫn đến hộ kinh doanh ông Tiến bị thiệt hại toàn bộ số tiền đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đến nay chưa thu hồi được theo kết luận của Hội đồng định giá tài sản huyện Kiến Thuỵ ngày 25/9/2019 là 1.355.947.000 đồng. Những thiệt hại cho việc vận hành, kinh doanh cấp nước của ông Tiến từ khi bị chiếm “vùng cấp nước”, đến nay là 232.391.000 đồng.

Cán bộ xã “vay xấu” 100 triệu đồng để chia nhau?

Để được triển khai dịch vụ cấp nước trên địa bà xã Du Lễ, ngày 26/3/2009, UBND xã Du Lễ đã “vay xấu” ông Tiến 100 triệu đồng, hẹn trả vào 31/12/2009, trong khi ông Tiến cũng đang phải đi vay lãi ngân hàng để đầu tư vào hệ thống cấp nước. Nhưng, hết năm này qua năm khác UBND xã Du Lễ không chịu trả. Đầu năm 2016, ông Tiến đã phải làm đơn tố cáo một số cán bộ xã.

Tại cuộc họp ngày 21/6/2016, ông Hạnh – Chủ tịch UBND xã cam kết sẽ trả cho ông Tiến vào cuối năm 2016, nhưng không thực hiện. Năm 2007, khi các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Kiến Thuỵ vào cuộc, thì UBND xã đã quy trách nhiệm trả nợ này cho 4 cá nhân là ông Thảnh – nguyên chủ tịch UBND xã, ông Phạm Duy Kiên nay là Phó chủ tịch UBND xã và 2 cán bộ xã là ông Khuể và ông Anh.

Giấy vay tiền mặt của UBND xã Du Lễ, Kiến ThuỵGiấy vay tiền mặt của UBND xã Du Lễ, Kiến Thuỵ (Ảnh: PV)

Sau nhiều áp lực từ ông Tiến và các cơ quan pháp luật địa phương, cuối năm 2017, ông Tiến mới được 4 cán bộ trên trả lại 100 triệu đồng tiền gốc, còn số tiền lãi các vị lại khất lần. Theo ông Tiến cho biết: “Tính theo lãi suất ngân hàng, riêng số tiền lãi của tôi đã là trên 260 triệu đồng, nhưng các cán bộ “nói khó”, đặc biệt ông Thảnh đã đến tận nhà tôi xin, nên tôi đã đồng ý giảm xuống còn 100 triệu đồng, nhưng họ vẫn không chịu trả nốt tiền lãi. Sau khi tôi nhờ chị Trần Thị Dung, cán bộ tư vấn pháp luật của Công ty Luật Phúc Thịnh cùng tôi đến Uỷ bản kiểm tra Huyện uỷ Kiến Thuỵ và Viện kiểm sát nhân dân huyện Kiến Thuỵ làm việc nhiều lần và phải đến mãi năm 2018, họ mới mời tôi về VKSND huyện Kiến Thuỵ để ông Kiên, Phó chủ tịch, ông Hạnh, Chủ tịch UBND xã Du Lễ đã trả tôi bằng tiền mặt, vận động tôi rút đơn tố cáo(!?). Tôi chỉ mong lấy lại một phần tiền gốc và lãi thôi, còn số tiền này của 4 cán bộ nói trên góp vào trả tôi như thế nào thì tôi không quan tâm…”

Biên bản giải quyết việc UBND xã Du Lễ vay tiền của ông TiếnBiên bản giải quyết việc UBND xã Du Lễ vay tiền của ông Tiến (Ảnh: PV)

Nếu đúng theo Giấy vay tiền mặt của UBND xã Du Lễ viết: “Số tiền trên được nộp vào kho bạc nhà nước tiền đấu giá đất ở năm 2008”, thì chắc chắn số tiền này sẽ dược Kho bạc huyện Kiến Thuỵ ghi nhận, theo dõi khoản nợ này của ông Tiến để hoàn trả. Nhưng tại sao sau 8 năm, khi ông Tiến có Đơn tố cáo, thì không thấy Kho bạc nhà nước chuyển khoản trả cho ông Tiến, mà UBND xã Du Lễ lại “quy đầu bổ sổ” cho 4 cá nhân phải trả lại tiền cho ông Tiến bằng tiền mặt và vận động rút đơn tố cáo?

Rõ ràng ở đây là việc không bình thường, có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, vi phạm pháp luật, nhưng đến nay chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ nguồn tiền này đã được quản lý, sử dụng như thế nào và công khai minh bạch cho nhân dân được biết?

Gia Tiệp – Minh Trang

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài

Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.

Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi

Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.

Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn

Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).

Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”

Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.