Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hai mũi ‘giáp công’ trong phòng chống dịch bệnh COVID-19

Chống dịch phải tuyệt đối an toàn, nhưng không cực đoan, không vì chống dịch mà để ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh,… cần thực hiện thật tốt 2 mũi “giáp công” là vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chống dịch phải tuyệt đối an toàn, hiệu quả nhưng không cực đoan, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Chống dịch phải tuyệt đối an toàn, hiệu quả nhưng không cực đoan, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) với các địa phương để tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, sáng 14/2.

Tại hội nghị, các ý kiến của địa phương đều thống nhất nhận định, đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn kiểm soát tốt tình hình. Ngay tại địa phương có số người nhiễm bệnh nhiều nhất cả nước là Vĩnh Phúc, lãnh đạo tỉnh cũng khẳng định tự tin hoàn toàn kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Đại diện các địa phương (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Tây Ninh, Quảng Nam, Vĩnh Phúc) cũng đã báo cáo một số nội dung liên quan đến việc triển khai công tác cách ly; phối hợp với các địa phương nước bạn tổ chức thông quan hàng hoá trở lại; tiếp tục bảo đảm công tác khử trùng, tiêu độc, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trường học để đón học sinh trở lại trường,... Các địa phương cũng đề xuất Trung ương hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu, hỗ trợ nhân lực,… phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; gỡ vướng một số nội dung liên quan đến việc thông quan hàng hoá; quản lý chuyên gia, lao động nước ngoài (từ vùng có dịch) vào Việt Nam làm việc;…

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã tăng cường 2 nhóm cán bộ y tế (gồm 161 người) cho huyện Bình Xuyên, nơi đang được coi là tâm dịch COVID-19. Nhóm thứ nhất có 96 người, là cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên... được đưa về các xã của huyện Bình Xuyên, trong đó có 4 xã trọng điểm của huyện. Nhóm thứ hai có 65 bác sĩ đến từ các bệnh viện Trung ương và bệnh viện thuộc các bộ, ngành trên địa bàn tỉnh, các bệnh viện chuyên khoa, trung tâm y tế các huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường cho 13 trạm y tế của huyện Bình Xuyên.

Đại diện các bộ ngành (Công thương, Ngoại giao, Biên phòng, Y tế, Giáo dục, Hàng không) cũng làm rõ một số nội dung liên quan đến: Sản xuất khẩu trang y tế, nước sát trùng, hoá chất diệt khuẩn; bảo đảm trang thiết bị, hàng hoá; kiểm tra, kiểm soát đường biên giới; quản lý hoạt động xuất nhập cảnh; vận chuyển hàng hoá, hành khách; tổ chức tiếp nhận công dân Việt Nam từ vùng có dịch về nước; chế độ tài chính phục vụ công tác phòng chống dịch; bảo đảm an toàn dịch tễ trong các cơ sở giáo dục, đào tạo để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học;…

Một lần nữa, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cách ly đối với người nhiễm, người nghi nhiễm, các đối tượng tiếp xúc với người nhiễm… Ông Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương phải liên tục rà soát, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầy đủ các hướng dẫn cách ly y tế đã được ban hành.

Ảnh: VGP/Đình Nam

Ảnh: VGP/Đình Nam

Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương các lực lượng đã nỗ lực, vào cuộc quyết liệt, đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch, thông tin tuyên truyền để người dân đồng thuận, ủng hộ.

Phó Thủ tướng và các thành viên trong Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19), cùng đại diện các bộ ngành, địa phương thống nhất rằng, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, do đó trong thời gian tới cả hệ thống tiếp tục vào cuộc đồng bộ, quyết liệt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu, phối hợp cùng chính quyền trong thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Đồng thời, cần tiếp tục tổ chức thực hiện thật tốt công tác cách ly, đón công dân từ vùng dịch về nước theo đúng quy định; mở rộng diện giám sát và giám sát chặt chẽ các trường hợp nghi ngờ, nhất là những người có các dấu hiệu, triệu chứng dịch bệnh;…

Đối với nơi có dịch phải tập trung khoanh vùng dập dịch tại chỗ; quyết liệt triển khai các biện pháp toàn diện để dập dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; kiểm soát chặt đường mòn, lối mở, đường biên giới (cả phía Bắc và phía Tây Nam) không để xảy ra tình trạng xuất nhập cảnh trái phép;…

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo tinh thần vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết; chống dịch phải tuyệt đối an toàn, nhưng không cực đoan; không vì chống dịch mà để ảnh hưởng tới các hoạt động khác, cần phải thực hiện thật tốt 2 mũi “giáp công” là vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.

* Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh từ Bộ Y tế cho biết, trên thế giới hiện đã có 64.438 người mắc bệnh, 1.383 người tử vong. Trong đó, Trung Quốc có 63.581 ca mắc, 1.380 người tử vong. Số bệnh nhân đã hồi phục 6.800 người, riêng Trung Quốc là 6.723 người.

Tại Việt Nam, số ca mắc bệnh đến thời điểm hiện tại là 16 người; trong đó 7 người đã khỏi bệnh. Hiện cả nước đang tiếp tục cách ly, theo dõi chặt chẽ 82 trường hợp nghi nhiễm không để lây nhiễm ra cộng đồng; đồng thời cách ly theo dõi 602 người do có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (những người này sức khoẻ bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho).

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo các quyền con người cơ bản
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo các quyền con người cơ bản

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), khẳng định biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đảm bảo các quyền con người cơ bản.

Những bệnh nào về da dễ phát sinh sau đợt bão, lũ kéo dài?
Những bệnh nào về da dễ phát sinh sau đợt bão, lũ kéo dài?

Hôm nay 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Thành phố xác định, việc dọn dẹp vệ sinh môi trường là nhu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm giữ gìn môi trường sống.

Bắc Giang còn 23 thôn bị chia cắt bởi nước lũ
Bắc Giang còn 23 thôn bị chia cắt bởi nước lũ

Đến ngày 14/9, toàn tỉnh Bắc Giang còn 23 thôn bị chia cắt hoàn toàn với hơn 26 nghìn người dân bị ảnh hưởng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú thăm, động viên, tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Sáng 14/9, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến thăm, động viên, tặng quà Nhân dân tỉnh Bắc Ninh trong vùng lũ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Khởi tranh Giải bóng đá doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa lần thứ II
Khởi tranh Giải bóng đá doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa lần thứ II

Sáng 14/9, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khai mạc Giải bóng đá doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa lần thứ II - năm 2024.

Lũ sông Bưởi đang rút, người dân dọn dẹp nhà cửa ổn định cuộc sống trở lại
Lũ sông Bưởi đang rút, người dân dọn dẹp nhà cửa ổn định cuộc sống trở lại

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, sau khi đạt đỉnh vào 17h ngày 13/9 với mức 11,86m (dưới báo động III 0,14m), lũ trên sông Bưởi đang rút. Người dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống trở lại.