Hà Nội và TP Hồ Chí Minh kiến nghị giảm mức giãn cách xã hội sau ngày 22/4
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý khẳng định tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát tốt và đề xuất đến hết 22/4, Hà Nội được điều chỉnh ra khỏi nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao, giảm mức độ giãn cách xã hội.
Chiều nay (20/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương để nghe báo cáo tình hình và tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 trong thời gian tới.
Báo cáo Thủ tướng về tình hình kiểm soát dịch bệnh Covid -19, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, tại ổ dịch Hạ Lôi, huyện Mê Linh TP đã tiếp tục khoanh vùng cách ly thôn Hạ Lôi theo quy định. TP cũng đã tiến hành xét 12.673 người ở xã Mê Linh; phát hiện 5 ca dương tính (từ trước tuần trước); 12.668 người âm tính.
Các trường hợp tiếp xúc gần F1 có 734 trường hợp tại ổ dịch Hạ Lôi, chỉ có 7 ca dương tính ở giai đoạn trước và 727 âm tính hiện nay đã cách ly tại các cơ sở tập trung theo đúng quy định; 1793 người liên quan đến chợ hoa Mê Linh đến thời điểm hiện nay đều âm tính.
Về ổ dịch tại thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) đến nay 50 trường hợp F1 có kết quả xét nghiệm âm tính; 1.196 người trong tâm ổ dịch cũng có xét nghiệm âm tính...
Trong 2 ngày qua, Hà Nội cũng tổ chức lấy 1.064 mẫu là các trường hợp tiểu thương kinh doanh tại 5 chợ đầu mối trên địa bàn thành phố và tất cả các mẫu này đều có kết quả âm tính.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, tình hình dịch bệnh Covid -19 trên địa bàn Thành phố đã được kiểm soát tốt; nguy cơ lây nhiễm ở cộng đồng đã giảm dần...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất, đến 22/4, nếu không có ca mới, các ổ dịch tiếp tục kiểm soát được Hà Nội thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Trung ương có thể nghiên cứu, giảm mức giãn cách xã hội ở Thủ đô; các biện pháp phòng chống dịch Covid -19 thực hiện theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sớm có hướng dẫn cụ thể về việc đảm bảo an toàn tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, công trường, các loại hình kinh doanh khác được hoạt động để tại các địa phương thống nhất triển khai thực hiện.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cũng đề xuất tương tự như Hà Nội và kiến nghị Thủ tướng sớm có chỉ thị mới để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh phù hợp với thực tế.
Tại hội nghị, ý kiến của các bộ ngành cũng đồng tình với việc giảm mức độ giãn cách xã hội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và tùy tình hình thực thế để gỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách mạnh mẽ trên tinh thần không chủ quan nhưng cũng sẵn sàng để phục hồi sản xuất kinh doanh...
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Hà Nội là một địa bàn trọng điểm có rủi ro cao (xâm nhập từ bên ngoài, lây nhiễm từ bên trong với các ổ dịch phức tạp như Trúc Bạch, Bạch Mai, Mê Linh). Tuy nhiên, trên tinh thần Thành uỷ và cả hệ thống chính trị đều chỉ đạo các quận, huyện vào cuộc quyết liệt, trên tinh thần chấp hành nghiêm các Chỉ đạo T.Ư và Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Hà Nội có Ban chỉ đạo từ TP đến các quận, huyện, đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng dịch. Đến nay Hà Nội đã có kết quả bước đầu và cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, không để lây lan. Bảo vệ được Hà Nội cũng là góp phần thành công.
Sắp tới đây, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cân nhắc trên bộ tiêu chí Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia để đánh giá, xếp loại mức độ rủi ro Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh khác để có thể nới lỏng một phần nào đó giãn cách xã hội, đảm bảo vừa phòng chống dịch nhưng cũng vừa có điều kiện khôi phục sản xuất ở mức độ nhất định.
Đối với công tác Đại hội Đảng các cấp, Bí thư Thành ủy cho biết: Hiện Đảng bộ Hà Nội có gần nửa triệu đảng viên và chiếm gần 10% đảng viên cả nước, với 50 tổ chức đảng trực thuộc và 30 quận, huyện. Đến nay, tại Hà Nội Đại hội cấp chi bộ về cơ bản đã xong (1.750 chi bộ) và chỉ còn một số chi bộ của các trường đại học, cao đẳng (130 trường) do vẫn đang nghỉ phòng dịch, nên chưa tiến hành Đại hội được.
Đối với một số Đại hội điểm cấp cơ sở đang dừng lại theo chỉ đạo của T.Ư. Tới đây, nếu được nới lỏng giãn cách xã hội, sẽ hoàn thành theo tiến độ.
Việc chuẩn bị văn kiện, nhân sự Đại hội, Hà Nội đã chuẩn bị tốt và đảm bảo chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Bên cạnh đó, trong khi dịch Hà Nội vẫn duy trì hoạt động bình thường của hệ thống chính trị và tăng cường đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Về phát triển kinh tế - xã hội, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng Hà Nội vẫn tăng trưởng 3,72%. Đây là cố gắng lớn của Đảng bộ, chính quyền Hà Nội bằng nhiều biện pháp. Hiện, Hà Nội đang cố gắng “nạp năng lượng” để phục hồi sau dịch kết thúc theo mô hình chữ V và đang tập trung thực hiện theo hướng này.
Hà Nội đang cố gắng phấn đấu tăng trưởng đạt cao gấp 1,3 lần so với cả nước tuỳ theo từng kịch bản mà chúng ta xây dựng.
Trong thời gian vừa rồi, về nông nghiệp, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết: Thành ủy Hà Nội giao cho UBND TP phấn đấu tăng trưởng 4,04%. Mặc dù chưa có năm nào tăng trưởng nông nghiệp của TP vượt qua 2,5% nhưng UBND TP rất quyết tâm, thậm chí đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển để nông nghiệp tăng cường ở mức cao hơn nhiệm vụ được giao là 4,62%.
Một số huyện của TP cũng đang phấn đấu tăng trưởng nông nghiệp từ 5-6%. Tới đây, TP sẽ tiếp tục làm việc với Bộ NN&PTNT để giúp cho Hà Nội đạt được việc này vì nông nghiệp và “tam nông” vẫn là bệ đỡ. Về đầu tư công, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội: Tinh thần chỉ đạo của Hà Nội là “góp gió thành bão”.
Nghĩa là thúc đẩy triển khai, tăng tiến độ của tất cả các công trình từ nhà của tư nhân, các công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; đặc biệt là các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp từ thôn, tổ dân phố đến TP.
Cùng với sự tháo gỡ chung của Chính phủ, bằng sự quyết liệt của mình, Hà Nội tin tưởng sẽ tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Vừa qua, TP đã làm việc với Bộ GTVT triển khai công trình trọng điểm, sắp tới, TP sẽ làm việc tiếp với Bộ KH&ĐT để cùng tháo gỡ những khó khăn. Dự kiến tháng 9/2020, TP sẽ khánh thành đường trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long. Hiện, TP đang kiến nghị với Bộ GTVT cho làm nốt 2 cầu cạn tiếp nối theo hướng sử dụng.
Về đầu tư tư nhân và đầu tư theo hình thức (PPP) cũng như phát triển doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy cho biết, sau khi Hà Nội đã có đối thoại với DN, TP sẽ có chương trình hành động, giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, thành lập tổ đặc nhiệm để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy đầu tư công. Với các ngành về công nghệ thông tin và công nghiệp chế biến, chế tạo cũng như công nghiệp và xây dựng, sắp tới Hà Nội sẽ có kế hoạch làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông để phát triển các lĩnh vực này.
Đồng thời, tập trung vào những những lĩnh vực có cơ hội và tiềm năng như sản xuất khẩu trang, thuốc sát trùng, hoá chất... TP cũng cũng đã chỉ ngành Công thương phải tổ chức bán hàng ở thôn quê và phải thiết lập các quầy bán hàng, tiêu thụ nhiều lên, sẽ huy động khoảng 100 loại mặt hàng, ngành hàng tiêu thụ ở vùng nông thôn.
Về giải quyết các vấn đề bức xúc, theo Bí thư Thành ủy, hiện TP đã tập trung giải quyết 10 vụ việc nổi cộm trên địa bàn. Sau khi hội nghị này, TP sẽ tiếp tục làm việc với một số bộ, ngành cụ thể triển khai kết luận của Thủ tướng, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn rất cụ thể.
Đồng thời, TP sẽ đánh giá để có một chương trình tái thiết kinh tế trong trường hợp khủng hoảng này để cho góp phần chung vào việc phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu và chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVI và góp phần vào thành công chung của cả nước.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Mozambique Filipe Jacinto Nyusi
Hai bên nhất trí củng cố quan hệ truyền thống giữa hai Đảng, làm nền tảng phát triển cho quan hệ hai nước, thông qua duy trì các hoạt động nghiên cứu lý luận, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ đào tạo cán bộ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Những ngày qua, bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía bắc nước ta. Tạp chí Thương hiệu và Công luận trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở nhiều tỉnh miền Bắc
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vừa có thông tin về tình hình mưa lũ và sạt lở đất ảnh hưởng đến hệ thống lưới điện ở Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái và Lào Cai (cập nhật đến ngày 9/9/2024).
Tông vào đống rơm trên đường, một người đàn ông tử vong
Một người đàn ông ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh điều khiển xe máy trên đường về nhà thì tông phải đống rơm của người dân để trên đường dẫn đến tử vong.
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam