Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Ngổn ngang giấc mơ đường sắt đô thị

Các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội đã nhận được nhiều kỳ vọng, song lại rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn kéo dài trong hơn 1 thập kỷ. Mặc dù đã có tuyến đầu tiên chuẩn bị đưa vào khai thác, nhưng các tuyến còn lại chưa biết bao giờ xong...

Tuyến Cát Linh - Hà Đông sau 12 lần lỡ hẹn…

Sau hơn 1 thập kỷ, 13 km đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng sắp được đưa vào khai thác thương mại, đánh dấu tuyến đầu tiên của Việt Nam vận hành.

Dự kiến, ngày 6/11, Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội sẽ ký bàn giao, tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đưa vào khai thác.

Trước đó, ngày 29/10, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng thông qua nghiệm thu dự án của Bộ GTVT.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13 km với 12 nhà ga trên cao. Dự án được khởi công tháng 10/2011 và có tiến độ hoàn thành tháng 6/2015. Đến nay, dự án đã trải qua hơn 10 năm thi công với 12 lần lỡ hẹn.

Với mức đầu tư phê duyệt ban đầu của dự án là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD), đến nay đã điều chỉnh tăng lên 18.000 tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD), tăng 57% (đội 9.231 tỷ đồng). Dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc và do nhà thầu Trung Quốc thi công.

Dự kiến, ngày 6/11, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội sẽ ký bàn giao, tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đưa vào khai thác
Dự kiến, ngày 6/11, Bộ GTVT và UBND TP. Hà Nội sẽ ký bàn giao, tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để đưa vào khai thác

Theo Báo cáo của Chính phủ, có 10 nguyên nhân làm tăng tổng mức đầu tư của dự án.

Cụ thể, thay đổi phương án nhà ga từ 2 tầng thành 3 tầng; bổ sung hạng mục xử lý nền đất yếu khu Depot; bổ sung hạng mục đường tránh quốc lộ 6; điều chỉnh vật liệu vỏ tàu từ thép chịu khí hậu sang thép inox; bổ sung chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; thay đổi vị trí bãi đúc dầm; công tác nghiệm thu thiết bị, đoàn tàu và vận hành chạy thử dự án; kinh phí giải phóng mặt bằng thay đổi (bao gồm cả công trình di dời hạ tầng kỹ thuật); biến động về giá nguyên, nhiên, vật liệu, tỷ giá hối đoái; các chế độ, chính sách trong thời gian thực hiện dự án cũng như các khối lượng, đơn giá chưa tính chính xác được trong bước thiết kế cơ sở; một số thay đổi khác.

Các nguyên nhân chi tiết, đã được Chính phủ tổng hợp, báo cáo Quốc hội.

Tuyến Nhổn - ga Hà Nội trễ hẹn, đội vốn 10.998 tỷ đồng

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội khởi công từ năm 2010 (khởi công đầu tiên tại Việt Nam), tới nay cũng nhiều lần trễ hẹn về đích. Mục tiêu khai thác đoạn trên cao cuối năm nay, đoạn đi ngầm cuối năm 2022 tiếp tục không đạt được.

Tổng mức đầu tư dự án này tăng từ 21.912 tỷ đồng lên 32.910 tỷ đồng (tăng hơn 10.998 tỷ đồng). Hiện tiến độ dự án đạt khoảng 74% (riêng đoạn trên cao đạt 90%).

Do chậm bàn giao mặt bằng, từ tháng 7 tới nay, nhà thầu thi công ga ngầm S9 và S11 của tuyến Nhổn - ga Hà Nội đã tạm dừng thi công và 3 lần yêu cầu chủ đầu tư bồi thường hơn 114 triệu USD. Nhà thầu này còn chuẩn bị thủ tục có thể khiếu nại lên Trọng tài quốc tế.

Vì chậm tiến độ, khoản vay của Chính phủ Pháp cũng hết hạn rút vốn từ tháng 5/2020 (đã nhiều lần gia hạn), UBND TP Hà Nội (chủ đầu tư) phải đề xuất Chính phủ đàm phán gia hạn thời gian rút vốn tới hết tháng 12/2022.

Trước đó, tháng 11/2020, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.

Cơ quan thanh tra chỉ ra hàng loạt vấn đề sai phạm tại dự án này, như:

Hợp đồng tư vấn trọn gói với Tư vấn Systra chưa hợp lý, thiếu khả thi nên làm tăng chi phí thêm 6,5 triệu Euro; gói thầu rà phá bom mìn có dấu hiệu vi phạm; chọn nhà thầu thực hiện đoạn trên cao có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chậm bàn giao mặt bằng dẫn tới nhà thầu yêu cầu bổ sung kinh phí, nguy cơ gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước...

Tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tăng 16.124 tỷ đồng

Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư ban đầu là 19.555 tỷ đồng, tương đương 131.023 triệu Yên Nhật.

Tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh của dự án là 35.679 tỷ đồng, tương đương 195.365 triệu Yên Nhật, tăng 16.142 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 - 2015. Tuy nhiên, do việc điều chỉnh dự án nên dự kiến thời gian hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành toàn tuyến là năm 2027; thời điểm kết thúc công tác đào tạo vận hành bảo dưỡng là 5 năm (từ năm 2027 đến năm 2032).

Nguồn vốn thực hiện dự án bao gồm vốn vay ODA Nhật Bản là 164.762 triệu Yên Nhật, tương đương 30.129 tỉ đồng và vốn đối ứng từ ngân sách TP. Hà Nội là 5.549 tỉ đồng.

Tuyến Yên Viên - Ngọc Hồi vẫn đang lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật

Dự án đường sắt đô thị Tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) có tổng mức đầu tư được phê duyệt là 19.046 tỷ đồng (tương đương với 147.699 triệu Yên). Giai đoạn lập dự án và thiết kế kỹ thuật đi qua địa bàn 6 quận (Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai) và 2 huyện (Thanh Trì và Thường Tín) thuộc TP Hà Nội.

Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện từ năm 2009, đến nay đã giải phóng được 130 ha đất tại khu Tổ hợp Ngọc Hồi với tổng giá trị giải ngân 1.097 tỷ đồng; đã hoàn thành xây dựng khu tái định cư tại xã Liên Ninh năm 2013. Đây là tuyến đường sắt đô thị xuyên tâm TP Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2004.

Tuy nhiên, do Dự án có quy mô lớn, kỹ thuật - công nghệ mới, quá trình triển khai đã gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc như: Vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt sông Hồng; điều chỉnh hướng tuyến đoạn Gia Lâm đến ga Nam Long Biên để phù hợp với vị trí cầu mới; vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, vướng mắc về cơ chế tài chính...

Mặt khác, với việc điều chỉnh Dự án đang trong quá trình thực hiện thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia (tổng mức đầu tư >10.000 tỷ đồng) còn nhiều ý kiến băn khoăn về thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án và đề nghị cần phải rà soát kỹ lưỡng để báo cáo Quốc hội tương tự như các dự án đường sắt đô thị đang triển khai ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Theo kết quả lập quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề xuất đường sắt quốc gia sẽ không đi vào khu vực trung tâm TP. Hà Nội, phía Nam sẽ dừng tại Ngọc Hồi, phía bắc dừng tại Yên Viên và tuyến đường sắt đô thị số 1: Ngọc Hồi - Yên Viên chỉ đáp ứng công năng đường sắt đô thị.

Nội dung quy hoạch nêu trên, đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua và đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD để Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra
Chính phủ New Zealand hỗ trợ 1 triệu NZD để Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra

Chính phủ New Zealand xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới các nạn nhân của cơn bão Yagi ở miền Bắc Việt Nam. Toàn thể người dân New Zealand hướng về những người bị ảnh hưởng và lực lượng cứu hộ đang ở tuyến đầu…

VIS Rating: Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệm chậm trả tiếp tục xu hướng giảm
VIS Rating: Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệm chậm trả tiếp tục xu hướng giảm

Công ty cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho biết, tỷ lệ trái phiếu chậm trả lũy kế tiếp tục xu hướng giảm kể từ quý I/2024 đến nay. Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 8/2024 đã giảm nhẹ xuống còn 14,9% so với 15,1% của tháng trước.

Đình chỉ hoạt động công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group
Đình chỉ hoạt động công ty chứng khoán liên quan Thành Công Group

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của Công ty Cổ phần Chứng khoán HVS Việt Nam. Quyết định này được đưa ra sau khi cơ quan quản lý phát hiện công ty vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về chứng khoán.

Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?
Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sinh tồn, kinh nghiệm nào cho Việt Nam?

Đợt mưa bão vừa với nhiều điểm ngập úng, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người tử vong. Tuy nhiên, 115 người dân ở thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai may mắn thoát chết nhờ người trưởng thôn có kiến thức và kỹ năng sinh tồn đã kịp thời vận động đưa bà con lên núi lánh nạn.

Công ty TNHH Thương mại Kiều Phát bị xử phạt do·vi phạm trong khai thác khoáng sản
Công ty TNHH Thương mại Kiều Phát bị xử phạt do·vi phạm trong khai thác khoáng sản

Công ty TNHH Thương mại Kiều Phát (gọi tắt là Công ty Kiều Phát, có trụ sở tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), vừa bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt vi phạm hành chính 320 triệu đồng do vi phạm nhiều quy định liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản.

Xu hướng mới hiện được nhiều phụ huynh ưu tiên là xe máy điện
Xu hướng mới hiện được nhiều phụ huynh ưu tiên là xe máy điện

Sức mua xe máy điện thời gian gần đây tăng đột biến. Trước đây, xe máy dưới 50 phân khối là lựa chọn phổ biến dành cho học sinh thì xu hướng mới hiện được nhiều phụ huynh ưu tiên là xe máy điện.