Guồng máy tình báo khổng lồ của Mỹ
Tháng 6/2013, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CI
Tháng 6/2013, cựu nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden đã tiết lội cho phóng viên của tờ The Guardian và The Washington Post những thông tin về hoạt động do thám trên quy mô toàn cầu của Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Tuy nhiên, NSA mới chỉ là một mắt xích trong guồng máy tình báo khổng lồ của Mỹ, được “bôi trơn” bằng một nguồn ngân sách dồi dào.
“Ngũ đại gia” ngành tình báo
Tiết lộ của Snowden về những chương trình do thám mang tên PRISM, chương trình theo dõi internet có tên Tempora hay chương trình tinh lọc thông tin Bullrun do NSA thực hiện đã trở thành bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo Mỹ. Khi đó, nhiều người mới giật mình nhìn lại những đại dự án do thám, gián điệp khổng lồ mà Mỹ đã và đang triển khai. Ngoài NSA, nhiều cơ quan tình báo khác của Mỹ vốn nằm trong diện tối mật nay đã được đưa ra ánh sáng.
Đối với nhiều người Mỹ, NSA là cơ quan bí ẩn đến mức còn được gọi là “No Such Agency” (không có cơ quan nào như vậy). Được thành lập như một đơn vị độc lập vào năm 1952, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, NSA trở thành cơ quan không được thừa nhận nhưng thực chất vẫn hoạt động dưới quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ngay cả Nhà trắng cũng từ chối tiết lộ về NSA, do cơ qua này được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm liên bang. Ban đầu, chức năng chính của NSA là giải mật mac và bảo mật thông tin, nhưng với quân số gần 35 nghìn người như hiện nay, hoạt động của cơ quan này đã được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực.
Không kém cạnh NSA là Cục Trinh sát quốc gia (NRO) – cơ quan hàng đầu chuyên trách các vệ tinh do thám của Mỹ. NRO được thành lập bí mật vào năm 1961 và không được công khai cho đến năm 1992. Cơ quan này phụ trách thiết kế, chế tạo, phóng và bảo trì vệ tinh, sở hữu những công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, NRO phụ trách một mảng lớn nhiệm vụ hỗ trợ thông tin do thám vệ tinh cho các cơ quan quân sự và dân sự. Một báo cáo trình lên Quốc hội Mỹ từ năm 1996 cho thấy, NRO sử dụng ngân sách khổng lồ cao hơn hẳn các cơ quan tình báo khác, mà lại gần như không sử dụng nhân lực trong ngành. Thay vào đó, NRO thực hiện các nhiệm vụ của họ thông qua các nhà thầu quốc phòng tư nhân.
Ngân sách hoạt động của NRO được lấy từ cả ngân sách dành riêng cho hoạt động tình báo và ngân sách quốc phòng. Bởi vậy, rất khó để ước tính con số chi tiêu thật sự của cơ quan này, nhưng có thể khẳng định cơ quan này đã tăng chi tiêu gấp hàng chục lần trong những năm gần đây. Báo cáo của một ủy ban thuộc Quốc hội Mỹ chuyên trách thực hiện chính sách ngoại gia cho biết, nếu năm 1971, NRO nhận ngân sách một tỷ USD thì hơn hai thập kỷ sau (năm 1994) con số này tăng gấp sáu lần; đến năm 2010 là 15 tỷ USD, chiếm 19% tổng số 89 tỷ USD ngân sách tình báo Mỹ trong năm tài chính này. Trong khi cuộc khủng hoảng tài chính khiến các cơ quan công quyền của Mỹ phải chật vật cắt giảm ngân sách thì các chương trình khoa học và công nghệ vệ tinh trị giá hàng tỷ USD của NRO vẫn được tăng chi qua từng năm.
NRO, NSA, CIA, Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) và Cục Tình báo Không gian địa lý quốc gia (NGA) được coi là “ngũ đại gia” trong Cộng đồng tình báo Mỹ (IC). CIA đã quá nổi tiếng và cũng gắn với nhiều tai tiếng do những hoạt động tình báo và gián điệp trải rộng khắp hành tinh. Cơ quan này chuyên thu thập, phân tích và phổ biến tin tình báo, cài cắm người ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với ngân sách trung bình khoảng 15 tỷ USD, CIA cũng ngốn nhiều kinh phí nhất trong “làng” tình báo Mỹ, chiếm 28% tổng ngân sách hàng năm của IC.
DIA là cơ quan tình báo đầu ngành của Bộ Quốc phòng Mỹ, điều phối công tác phân tích và thu thập tình báo về quân đội nước ngoài. DIA còn là đầu mối liên hệ xử lý các vấn đề chung giữa các cơ quan tình báo quân sự và tình báo quốc gia. Trong khi đó, ít được biết đến hơn là NGA, chủ yếu cung cấp thông tin bản đồ cho quân đội Mỹ, với quân số khoảng 14.500 người. Trong bộ phim “Zero Dark Thirty” (tạm dịch là “30 phút sau nửa đêm”) nói về cuộc đột kích tiêu diệt Osama Bin Laden, NGA được mô tả là cơ quan theo dõi khu nhà Bin Laden ở Pakistan, nhờ đó lực lượng SEAL của Mỹ mới lần ra và triệt hạ được thủ lĩnh khủng bố nguy hiểm nhất thế giới này.
“Ngân sách đen” dành cho IC
Tổng cộng 17 cơ quan, tổ chức tình báo cùng tập hợp thành IC. Đứng đầu IC là Văn phòng Tình báo Quốc gia (DNI) hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống. Bộ máy tình báo và phản gián Mỹ được xem là cỗ máy lớn nhất, tốn kém nhất thế giới với hàng trăm nghìn nhân viên chính thức, chưa kể nhân sự của các nhà thầu quốc phòng làm thuê cho các cơ quan này.
Ngoài nhóm “ngũ đại gia”, IC còn bao gồm các đơn vị tình báo trực thuộc hải quân, không quân, lục quân và thủy quân lục chiến; trực thuộc Bộ Tư pháp có Cục Điều tra liên bang (FBI) và Cơ quan Bài trừ ma túy (DEA); cơ quan trực thuộc Bộ An ninh Nội địa; các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính. Tấ cả các cơ quan, tổ chức của IC đều hoạt động bí mật. Việc giám sát các cơ quan này nhìn chung do Bộ Quốc phòng hay Quốc hội Mỹ thực hiện, nên người dân Mỹ ít biết chính xác về việc chúng hoạt động như thế nào.
Theo The New York Time, ngân sách tình báo của Mỹ trong năm tài chính 2012 lên tới 75 tỷ USD. Trong đó, khoản chi cho các cơ quan không thuộc quốc phòng là 53,9 tỷ USD. Con số này tăng đều qua các năm. Còn theo Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ, chi tiêu cho hoạt động tình báo đã tăng hơn 30% trong vòng mười năm qua. Các khoản tiền này không chỉ giúp duy trì một hệ thống các đơn vị, bộ phận thuộc cơ quan tình báo nhà nước hay quốc phòng mà còn nuôi sống nhiều doanh nghiệp tư nhân kinh doanh và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.
Một bản tóm tắt của DNI công bố tháng 5/2007 cho biết, khoảng 70% các khoản ngân sách tình báo được chi cho nhiều nhà thầu để mua sắm thiết bị công nghệ và thuê làm dịch vụ. Ngoài ra còn có ngân sách để trả tiền lương cho khoảng 100.000 nhân viên, chi cho các chương trình trị giá nhiều tỷ USD như truyền hình vệ tinh, máy bay không người lái (UAV) do thám, vũ khí, phân tích tình báo, gián điệp…
Hiện nhiều cơ quan tình báo Mỹ từ chối công bố hay giải mật các số liệu chi tiêu trong sổ sách của mình. Giới quan sát cho rằng, việc công bố chi tiết về các chương trình do thám của Mỹ là không có tiền lệ. Theo chuyên gia Steven Aftergood thuộc liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, bắt đầu từ năm 2007, Washington mới nhất quán về việc công khai con số tổng chi ngân sách cho toàn ngành tình báo, tuy nhiên sẽ rất khó để biết chi tiết về việc chi tiêu như thế nào và hoạt động của bộ máy tình báo thực tiễn đạt hiệu quả ra sao. Theo Cựu Giám đố DNI Mike McConnell, ngoài chi phí tổng thể tiết lộ thêm thông tin chi tiết về ngân sách vì các tiết lộ như vậy có thể gây tổn hại an ninh quốc gia.
Trong bài điều tra “Ngân sách tối mật của cộng đồng tình báo Mỹ” trên tờ The Washington Post, xuất bản tháng 8/2013, các phóng viên cung cấp những số liệu về sổ sách chi tiêu của DNI, những kế hoạch đã triển khai được đánh giá thành công hay thất bại của 17 cơ quan tình báo. Bài báo đã mở ra cuộc tranh luận công khai đầu tiên về chi tiêu của bộ máy tình báo Mỹ. Chuyên gia Aftergood cho rằng, người Mỹ không thể đứng ngoài quá trình giám sát ngân sách tình báo, vì cuộc sống thường ngày của mọi công dân Mỹ đều bị các chương trình do thám, gián điệp của IC theo dõi và giám sát.
Thanh Tâm (Biên dịch)
Theo Thời nay
Tin mới
Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ
Nhiều ngày qua, tranh thủ thời tiết ủng hộ, người trồng hoa ở làng hoa Mỹ Tân, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ra đồng thu dọn vườn tược, tái thiết lại sản xuất làng nghề.
Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh
Sáng ngày 22/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Đoàn dâng hương tưởng niệm 724 năm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (20/8/1300 - 20/8/2024 âm lịch) và 36 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Trường Chinh (20/8/1988 - 20/8/2024 âm lịch).
Xiaomi hé lộ màu sắc của điện thoại Redmi Note 14 Pro
Xiaomi sẽ trình làng các sản phẩm dòng Redmi Note 14 vào tháng Chín này và tiết lộ các tùy chọn màu sắc của điện thoại.
Ban hành lệnh xây dựng khẩn cấp di tích Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Thanh Hóa vừa ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bảo tồn, gia cố tích Hòn Vọng Phu thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP. Thanh Hoá với tổng mức đầu tư không quá 17 tỷ đồng.
Long An tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 2701/KH-UBND ngày 30/8/2022 của UBND tỉnh Long An triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Thanh Hóa vận hành điều tiết lũ công trình hồ chứa nước Cửa Đạt
Trong những ngày qua, trên lưu vực hồ Cửa Đạt đã có mưa lớn kéo dài, để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du của công trình, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy Lợi 3 (Ban 3), tỉnh Thanh Hóa thông báo dự kiến thời gian, vận hành xả nước điều tiết lũ công trình hồ Cửa Đạt. Bắt đầu từ 15h ngày 22/9/2024 cho đến khi hoàn thành quá trình vận hành điều tiết hồ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM