Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: “Triển khai chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân”
Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: “Người dân đang rất khó khăn, đang từng ngày mong chờ được nhận hỗ trợ theo tinh thần nghị quyết 68 của Chính phủ. Triển khai chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân".
13 triệu lao động cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB & XH Đào Ngọc Dung, cả nước có khoảng 13 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Trong đó, có trên 557.000 người bị mất việc, 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng việc, 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên...
Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 này đã, đang xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, làm nghiêm trọng hơn những tác động tiêu cực đến người lao động.
Những tác động này khiến tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) ở mức cao, thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tiếp tục tăng và không có dấu hiệu dừng. Hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước...
Hơn 70.000 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản; 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng, 540.000 người mất việc; hàng triệu người giãn việc/ngưng việc; 40.000 lao động xong thủ tục nhưng không xuất cảnh được...
TP Hồ Chí Minh hiện là tâm dịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Minh Tấn, HĐND TP.HCM thông qua gói an sinh hỗ trợ 886 tỉ đồng với 6 nhóm đối tượng, trong đó có 230.000 lao động tự do.
"Đến ngày 13/7, đã có 46% lao động tự do được nhận mức hỗ trợ tối đa 50.000 đồng/người/ngày trong thời gian 30 ngày giãn cách theo chỉ thị 15 (từ 31-5 đến 29-6). TP.HCM cũng tiếp tục có chính sách hỗ trợ lao động tự do trong 2 tuần thành phố phải phong tỏa để chống dịch với mức 50.000 đồng/người/ngày trong 15 ngày", ông Tấn thông tin.
Theo ông Tấn, gói hỗ trợ 886 tỉ đồng đang triển khai sẽ hỗ trợ 6 nhóm đối tượng: người cách ly tập trung, với mức 80.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ lực lượng tham gia phòng chống dịch các cấp với mức 120.000 đồng/người/ngày.
Người lao động hoãn hợp đồng, nghỉ không lương (khoảng 80.000 công nhân) kể cả giáo viên mẫu giáo, giáo viên trường nghề được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người với kinh phí 160 tỉ đồng; khoảng 24.000 lao động thất nghiệp không đủ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng được hỗ trợ mức 1,8 triệu đồng, với nguồn kinh phí 20 tỉ đồng...
Thành phố tiếp tục hỗ trợ trong đợt giãn cách 2 tuần theo chỉ thị 16, mỗi lao động sẽ tiếp tục nhận 50.000 đồng/ngày trong 15 ngày đang giãn cách này.
"Các cơ quan chức năng thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản các thủ tục, làm nhanh nhất để người dân, doanh nghiệp, tiểu thương nhanh chóng nhận được hỗ trợ. Thành phố sẽ hoàn thành công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong gói hỗ trợ theo nghị quyết 68 ngay trong tháng 7 này", ông Tấn nhấn mạnh.
Ngoài ngân sách thành phố dành cho gói hỗ trợ này (886 tỉ đồng), các tổ chức, đơn vị cũng đã vận động, quyên góp chung tay hỗ trợ thêm cho những người dân bị ảnh hưởng, khó khăn bởi đại dịch COVID-19, như MTTQ TP đã vận động được 87 tỉ đồng hỗ trợ người nghèo, công nhân, lập ATM gạo, siêu thị 0 đồng...
Triển khai thực tế gói an sinh 26.000 tỷ đồng
Gói an sinh 62.000 tỷ đồng triển khai theo Nghị quyết 42/NQ-CP, hỗ trợ lao động, doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau hơn một năm triển khai dù chưa được đánh giá cao về tốc độ giải ngân, nhưng tính đến cuối tháng 5/2021, gần 14.000 tỷ đồng (khoảng 22%) đã đến được tay 13,2 triệu người.
Ngày 1/7, mới đây Chính phủ tiếp tục tung gói an sinh 26.000 tỷ đồng với 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Theo như Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhận định, đợt bùng phát thứ tư diễn biến phức tạp, đã tác động mạnh mẽ đến người lao động, đặc biệt công nhân trong khu công nghiệp, chế xuất. Vì vậy, nghị quyết của Chính phủ tập trung vào hai nhóm là người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh.
Việc hỗ trợ sẽ được thực hiện theo các nguyên tắc: "Kịp thời, đúng đối tượng, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; xây dựng các tiêu chí, điều kiện thuận lợi và dễ dàng tiếp cận; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Thủ tục hành chính giảm 2/3 so với gói 62.000 tỷ đồng trước đây".
Triển khai thực tế gói an sinh 26.000 tỷ đồng mới, sau hơn 20 ngày triển khai, nhiều địa phương đã có kế hoạch hỗ trợ cụ thể. Trong đó, ngày 20/7, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay cơ quan này đã hoàn thành giảm mức đóng xuống 0% vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 375.000 doanh nghiệp, tương ứng 11,2 triệu lao động, số tiền giảm đóng tạm tính khoảng 4.300 tỷ đồng. Thời gian giảm đóng áp dụng trong một năm, tính từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022.
Đây là một trong 12 chính sách nằm trong gói an sinh 26.000 tỷ đồng, áp dụng cho các doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm xã hội. Số tiền được miễn, doanh nghiệp phải sử dụng để hỗ trợ người lao động (thuộc đơn vị quản lý) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Gói 26.000 tỷ đồng được chia làm 12 chính sách hỗ trợ, bao gồm việc giảm mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mức đóng bằng 0% từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/6/2022); tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất.
Chính phủ cũng đưa ra chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động, áp dụng cho các doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện như đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp, doanh thu giảm... Mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng mỗi người lao động một tháng và thời gian hỗ trợ tối đa 6 tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ được nộp từ 1/7 đến hết ngày 30/6/2022.
Những người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới một tháng, tính từ 1/5 đến 31/12, được hỗ trợ mức 1,85 triệu đồng; từ một tháng trở lên mức 3,71 triệu đồng.
Lao động ngừng việc và thuộc diện phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa từ 14 ngày trở lên (từ1/5 đến 31/12) được hỗ trợ một triệu đồng.
Với người trong diện chấm dứt hợp đồng lao động do cơ sở phải dừng hoạt động để phòng, chống dịch (từ 1/5 đến 31/12) được hỗ trợ 3,71 triệu đồng.
Chính phủ cũng đưa ra chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em. Theo đó, lao động thuộc các nhóm hỗ trợ nêu trên, nếu đang mang thai được hỗ trợ thêm một triệu đồng; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi cũng được hỗ trợ thêm một triệu đồng.
Chính sách tiếp theo của gói hỗ trợ lần này là cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Theo đó, doanh nghiệp được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải bảo đảm tiền vay, để trả lương ngừng việc đối với lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên (thời gian từ 1/5 đến 31/3/2022).
Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch từ 1/5 đến 31/3/2022, khi quay trở lại sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú..., cũng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương cho lao động.
Cuối cùng, đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số nhóm đặc thù khác, Chính phủ nêu rõ các tỉnh, thành sẽ xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ nhưng không thấp hơn 1,5 triệu đồng mỗi người hoặc 50.000 đồng mỗi ngày.
Hưng Phúc
Tin mới
Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện, xử lý hàng trăm vụ gian lận thương mại
Theo thông tin từ Cục Quản lý Thị trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 8 tháng đầu năm nay, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các định kỳ và đột xuất các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, phát hiện 421 vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Quảng Bình ủng hộ người dân vùng lũ các tỉnh phía Bắc gần 5 tỷ đồng
Trước khó khăn mà người dân các tỉnh phía Bắc đang hứng chịu vì bão lụt, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức phát động, quyên góp, ủng hộ được gần 5 tỷ đồng để hỗ trợ người dân.
Lũ quét kinh hoàng tại Lào Cai khiến 16 người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích
Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng 10/9 tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã cướp đi sinh mạng của 16 người. Hiện hàng trăm người đang mất tích.
Hà Tĩnh: Trích 2,1 tỷ đồng ủng hộ lũ lụt các tỉnh phía Bắc
Hà Tĩnh sẽ trích từ nguồn ngân sách dự phòng số tiền 2,1 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai.
Quảng Ninh: Tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau bão số 3
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Công văn số 2606/UBND-KTTC về việc tập trung khắc phục thiệt hại và phòng, chống mưa lũ sau số 3.
PV GAS đảm bảo ổn định giá và nguồn cung sản phẩm khí sau bão
Góp phần khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định đảm bảo ổn định nguồn cung sản phẩm khí phục vụ công nghiệp và dân dụng với giá cả ổn định.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu