Gỡ rào cản: Tạo đòn bẩy phát triển kinh tế tư nhân
Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước, giúp tăng thu nhập cho người dân, góp phần tạo việc làm mới cho những đối tượng bị giảm biên chế, hoặc mất việc làm do quá trình tinh giản bộ máy hành chính, CPH DNNN…
Tuy nhiên, công tác cải cách TTHC, dù có tiến bộ nhưng vẫn chưa đồng đều, tình trạng “một cửa” nhưng “nhiều khóa” vẫn đang làm khó khu vực KTTN.
Ỳ ạch “một cửa”… nhiều khóa!
Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, Nguyễn Văn Thân khẳng định, trong giai đoạn 2016 - 2018, chính sách phát triển KTTN tiếp tục được hoàn thiện, TTHC và các điều kiện kinh doanh bất hợp lý gây cản trở được rà soát, cắt bỏ. Quốc hội đã ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV (Luật số 04/2017/QH14) cùng nhiều văn bản quy định chi tiết một số điều của luật, đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, đảm bảo sự đồng bộ trong triển khai thực hiện luật.
Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tỉnh Phú Thọ, Phạm Gia Lý nhấn mạnh, từ khi có các văn bản pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của Chính phủ, môi trường đầu tư, kinh doanh ở nhiều địa phương trong nước và tỉnh Phú Thọ đã có những cải thiện đáng kể.
Theo đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2018 được cải thiện 13 bậc so 2016; chỉ số hiệu quả logistics tăng 25 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 14 bậc... Trong xu thế đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Phú Thọ năm 2018 tăng 3 bậc so 2017, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố.
Tuy môi trường kinh doanh đã có bước thông thoáng, thuận lợi đáng kể, nhưng xét trên bình diện quốc tế, xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nước ta mới ở mức trung bình khá với thứ tự 69/190 quốc gia về môi trường kinh doanh, 77/140 quốc gia về năng lực cạnh tranh.
Còn nhiều chỉ số cải thiện chậm, trong đó đáng chú ý là chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm thích nghi với nền sản xuất mới trong cuộc CMCN 4.0 chậm được cập nhật, theo dõi và tập trung cải thiện.
Phó chủ tịch Hiệp hội DNNVV TP. Hà Nội, TS. Mạc Quốc Anh nêu rõ, xét về mức độ tổng thể, khái quát các lĩnh vực ưu đãi của Luật Hỗ trợ DNNVV, các DN vẫn chưa được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ mặt bằng sản xuất, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, đổi mới công nghệ… Những điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh yếu kém của DNNVV, khiến các DN này khó có thể cạnh tranh với sự phát triển mạnh mẽ của DN nước ngoài.
Phó chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam, TS. Tô Hoài Nam chỉ rõ: Luật Hỗ trợ DNNVV đã có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng chậm đi vào thực chất. Sau hơn 1 năm thực thi, chúng ta chủ yếu vẫn mới thực hiện được phần thể chế luật bằng các nghị định, nghị quyết, thông tư, quyết định và tập huấn, tuyên truyền, xây dựng các đề án triển khai chương trình hỗ trợ. Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp còn quá hiếm hoi, quy mô nhỏ nên tác động đến DNNVV, KTTN không đáng kể.
Ở một số lĩnh vực, địa phương, DN nào quan hệ tốt với chính quyền theo nghĩa “thương mại hóa quan hệ” dễ dàng tiếp cận đất, khoáng sản, dự án, các gói thầu công, thuế... và tăng trưởng rất nhanh, lấn lướt các DNNVV, KTTN kinh doanh chân chính. Tình trạng “một cửa” nhưng “nhiều khoá” vẫn đang làm khó khu vực KTTN. Điều đó đã làm một bộ phận không nhỏ DN, doanh nhân có tâm lý nản chí, hoặc phải chạy theo xu thế “kinh doanh quyền lực”, rất đáng lo ngại.
Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhưng đại bộ phận DNNVV chưa sẵn sàng với công nghệ 4.0, chưa sẵn sàng nhập cuộc. Những khái niệm về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ nano… còn rất xa lạ.
Để kinh tế tư nhân “cất cánh”!
TS. Tô Hoài Nam nhìn nhận: “Đã đến lúc phải khẩn trương tập trung, ưu tiên tháo gỡ giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế tác động không tốt đến phát triển KTTN theo hướng định lượng những mục tiêu, tiêu chí cụ thể phải đạt được cho từng lĩnh vực, từng tiến trình cho mỗi giai đoạn (mỗi giai đoạn là 2 năm).
Phân quyền, giao quyền quyết và tăng cường trách nhiệm cho người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực đó”.
Đối với hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…, chắc chắn Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn thách thức nếu đặt trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và một số vấn đề bất ổn trong quan hệ thương mại EU - Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chúng ta có lợi thế về XK và thu hút vốn FDI, cần phải khai thác triệt để bằng việc thông qua sự tập trung nguồn lực (dồn lực) để thúc đẩy nhanh và mạnh năng lực sản xuất, kinh doanh của các DN liên quan đến XK hàng hóa, đặt mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 25% DN tham gia XK trực tiếp.
Tạo cơ chế thông thoáng mọi mặt để hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, để khu vực này tiếp tục góp phần vào XK, tăng nguồn thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (chủ động chọn nhà đầu tư theo ngành, theo lợi thế cạnh tranh lâu dài của Việt Nam); tạo ra nhiều việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thay đổi chất lượng lao động; nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.
TS. Tô Hoài Nam nêu rõ, tại Điều 32, Hiến pháp năm 2013 quyền sở hữu tài sản đã được ghi rõ ràng, nhưng trên khía cạnh thực thi, khả năng bảo hộ quyền tài sản, nhất là tài sản DN còn nhiều yếu kém. Vì vậy, pháp luật cần phải điều chỉnh bổ sung theo hướng nâng quyền sở hữu, nắm giữ, sử dụng và định đoạt tài sản của cá nhân, DN cao hơn.
Bởi lẽ, nếu quyền tài sản của cá nhân, DN được bảo hộ tốt, họ có niềm tin vào Nhà nước mạnh mẽ hơn, yên tâm tập trung sản xuất, kinh doanh, tích lũy nguồn vốn và tài sản, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung.
“Cần sớm ban hành luật về hội nhằm thúc đẩy và phát triển các hội ngành nghề với sự tham gia sâu rộng của DNNVV - tạo thành sức mạnh, cùng Nhà nước thực hiện những mục tiêu của hệ thống chính trị, chống lại những tiêu cực trong xã hội như sách nhiễu, tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền.... góp phần vào sự nghiệp pháp triển KT-XH của đất nước”, TS. Nam nói.
Theo TS. Mạc Quốc Anh, để KTTN thực sự cất cánh, trước hết cần tăng cường, đẩy mạnh truyền thông, xây dựng và hình thành cổng thông tin điện tử để giải đáp các thuận lợi, khó khăn khi triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV tại các địa phương.
Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên gia, cố vấn và các cán bộ văn phòng hiệp hội cấp tỉnh để trở thành chuyên gia tư vấn cho các địa phương, các DN khi muốn thực hiện luật. Có thể thông qua các hội luật gia, trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc hiệp hội các tỉnh, thành phố. Hàng quý, đối thoại với các cấp chính quyền để tháo gỡ khó khăn cho DN thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, đối thoại, caffe doanh nhân…
Thúc đẩy hoạt động liên kết, kết nối các DNNVV với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hộ kinh doanh: Tổ chức các hội nghị, hội thảo kết nối mạng lưới, kết nối đầu tư; tổ chức các đoàn ra, đoàn vào, giao lưu hợp tác, học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các DNNVV với các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hộ kinh doanh.
Hỗ trợ các DNNVV ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm từ các DN khởi nghiệp sáng tạo, hộ kinh doanh.
Hình thành KCN hoặc CCN tập trung có mặt bằng sản xuất từ 500 - 3.000 m2 cho các DNNVV thuê với giá ưu đãi, giảm thuế phí đối với các DN được thành lập từ 1 - 3 năm…
Hoan Nguyễn
Tin mới
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đồi đất khu vực Trường THCS Lâm Phú
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đồi đất khu vực Trường THCS Lâm Phú, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
Petrovietnam khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Dự kiến khu tái định cư thôn Kho Vàng rộng 2,5ha và đáp ứng chỗ ở cho khoảng 40 hộ dân.
Thanh Hóa công bố tình huống khẩn cấp đối với sạt lở đất tại huyện Ngọc Lặc
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định Công bố tình huống khẩn cấp đối với sạt lở đất mái taluy dương kênh Chính Cửa Đạt đoạn từ K6+300-K6+500 xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc bị ảnh hưởng do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra.
T&T Group muốn đầu tư tổ hợp công nghiệp năng lượng tái tạo
Ông Đỗ Quang Hiển cho biết, T&T Group đang muốn phối hợp với các tập đoàn của Đan Mạch, Nhật Bản để hiện thực hóa ý tưởng đầu tư 1 tổ hợp công nghiệp năng lượng tái tạo tại Việt Nam nhằm cung cấp trong nước, đồng thời xuất khẩu ra Châu Á và thế giới.
Giá kim loại đồng ngày 23/9: Tăng trên sàn giao dịch
Giá đồng tăng phiên thứ ba liên tiếp và được thiết lập để tăng trong tuần do triển vọng nhu cầu kim loại này sáng sủa hơn sau khi Mỹ cắt giảm lãi suất quá mức và hy vọng về các biện pháp kích thích từ quốc gia tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.
Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam
Amway Việt Nam tiếp tục phối hợp với báo Tiền Phong và Bệnh viện Quân y 175 tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ tại Amway Center thành phố Hồ Chí Minh. Sự kiện thu hút gần 1.000 nhân viên, Nhà phân phối và khách hàng của Amway tham gia, đóng góp hơn 400 đơn vị máu vào quỹ máu của bệnh viện, bệnh xá Đảo Trường Sa.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM