Gỡ khó cho phát triển cụm công nghiệp
Nguồn ngân sách từ trung ương cũng như địa phương hạn chế dẫn tới số vốn đầu tư cho cụm công nghiệp (CCN) thấp, thậm chí không đủ kinh phí để triển khai chính sách hỗ trợ phát triển CCN đã ban hành.
Đầu tư cho hạ tầng CCN giảm
Theo quy hoạch phát triển CCN đến năm 2020, cả nước có 1.648 CCN với tổng diện tích 55.927 ha. Tính đến hết tháng 6/2019, đã có 862 CCN đã thành lập, trong đó có 318 CCN do DN làm CĐT xây dựng hạ tầng; các CCN còn lại do trung tâm phát triển CCN, BQL CCN cấp huyện, BQL dự án đầu tư xây dựng cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở công thương và các đơn vị khác làm CĐT.
Tính đến hết tháng 6/2019, cả nước có 683 CCN đi vào hoạt động, thu hút dự án đầu tư. Tổng diện tích đất CN của các CCN 14.722 ha, trong đó đã cho thuê 9.575 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 65%. Các CCN hoạt động thu hút được khoảng 10.139 dự án, DN đầu tư SXKD với tổng vốn đầu tư đăng ký 229.194 tỷ đồng. Tổng doanh thu trong năm 2018 của các dự án đầu tư trong CCN 72.743 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020 Chương trình Khuyến công quốc gia cũng hỗ trợ 36 đề án lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của 36 CCN tại 17 địa phương, tổng kinh phí hỗ trợ 64,321 tỷ đồng.
Cùng với nguồn vốn Trung ương, một số địa phương cũng đã bố trí vốn cho đầu tư, phát triển CCN. Tổng hợp đến nay, có 23 địa phương đã ban hành, thực hiện chính sách hỗ trợ của địa phương đối với CCN, trong đó, có 12 địa phương ban hành Chương trình riêng hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN do ngân sách địa phương đảm bảo…
Tiếp tục huy động các nguồn lực để thúc đẩy phát triển hạ tầng CCN
Thủ tướng Chính phủ đã giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 cho Chương trình hỗ trợ hạ tầng CCN với 410,770 tỷ đồng, triển khai 25 dự án. Trong đó, Quảng Nam và Quảng Trị được hỗ trợ nhiều nhất với 3 dự án/tỉnh, tiếp đến là Nghệ An và Thanh Hóa 2 dự án/tỉnh, số dự án còn lại được phân bố đồng đều mỗi tỉnh 1 dự án. Tuy nhiên, do khả năng cân đối ngân sách gặp khó khăn, số vốn thực chi cho hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN trên cả nước giai đoạn 2016 - 2019 chỉ đạt 65,6% kế hoạch với 269,389 tỷ đồng. Số vốn được giao cũng giảm đều theo từng năm, từ 155 tỷ đồng (năm 2016) giảm xuống còn 32,2 tỷ đồng (năm 2019).
Nan giải bài toán vốn
Thông tin từ Cục Công Thương địa phương, nguồn vốn đầu tư hạ tầng CCN những năm qua chủ yếu từ ngân sách, trong đó ngân sách trung ương vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Tuy nhiên, số vốn của cả ngân sách Trung ương và địa phương đều chưa đáp ứng yêu cầu. Giai đoạn 2016 - 2019, ngân sách trung ương cũng mới đáp ứng được khoảng 7% tổng nhu cầu và bằng 8% tổng vốn hỗ trợ tối đa cho các địa phương theo quy định tại QĐ số 351/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Chương trình đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, KKT cửa khẩu, KCN, CCN, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020). Định mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho mỗi CCN cũng rất thấp, trong khi đó phạm vi các công trình, hạng mục CCN được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ lại rất rộng dẫn đến bố trí vốn chưa tập trung, đầu tư manh mún và tính hiệu quả thấp.
Tương tự, nguồn ngân sách của các địa phương hạn chế dẫn tới số vốn đầu tư cho CCN thấp, thậm chí không đủ kinh phí để triển khai chính sách hỗ trợ phát triển CCN đã ban hành.
Trước khó khăn về nguồn vốn cho đầu tư, phát triển CCN, Cục Công Thương địa phương đề xuất các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực tổng hợp của mọi thành phần kinh tế để thúc đẩy phát triển hạ tầng các CCN. Đồng thời rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng các CCN trên địa bàn, những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc, giải pháp trong việc đầu tư, phát triển CCN. Sửa đổi hoặc xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng ngân sách địa phương. Nội dung hỗ trợ từ ngân sách địa phương trước mắt ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu của CCN phục vụ di dời DN, cơ sở sản xuất gây ONMT.
Bộ Công Thương tiếp tục đầu mối chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 68/2017/NĐ-CP về quản lý, phát triển CCN đảm bảo đúng tiến độ. Căn cứ pháp luật đầu tư công, khả năng cân đối ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về chương trình/chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN giai đoạn 2021 - 2025 từ ngân sách trung ương.
Anh Minh
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới