Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước

Trong một thế giới đang thay đổi từng ngày, việc hiểu và trân trọng lịch sử trở nên vô cùng cấp thiết, nhất là với thế hệ trẻ. Làm thế nào để lịch sử không chỉ được ghi nhớ, mà còn sống động, truyền cảm hứng và dẫn dắt tư duy, hành động đúng cho thế hệ trẻ thì chúng ta cần phải có tư duy rất rõ ràng về giáo dục lịch sử.

Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ trân trọng, ghi nhớ và biết ơn các thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu cho hoà bình hôm nay. Nhưng làm thế nào để lịch sử không chỉ được ghi nhớ, mà còn sống động, truyền cảm hứng và dẫn dắt tư duy, hành động đúng?

Ảnh internet.
Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Ảnh internet.

GS.TS Nguyễn Thị Côi, nguyên Phó Trưởng khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội đã có những trao đổi thiết thực về vấn đề dạy, học và giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.

Theo Giáo sư thì việc giáo dục lịch sử có vai trò quan trọng như thế nào?

GS.TS Nguyễn Thị Côi: Theo quan điểm của tôi, lịch sử có một vai trò vô cùng quan trọng trong dạy và học và đặc biệt là trong giáo dục thế hệ trẻ.

Nếu mình lãng quên lịch sử thì mình sẽ không có những bài học kinh nghiệm của quá khứ để hoạch định đường lối, chính sách và giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

Do vậy, giáo dục lịch sử để thế hệ hôm nay và tương lai không lãng quên lịch sử. Bởi vì, nếu lịch sử bị lãng quên thì đó là điều rất nguy hiểm.

Lãng quên lịch sử cũng có nghĩa là lãng quên những hi sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống cho chúng ta có được cuộc sống hoà bình, tự do, hạnh phúc hôm nay?

GS.TS Nguyễn Thị Côi: Điều ấy là đúng thôi. Bởi vì nếu lãng quên lịch sử thì làm sao có thể noi gương cho học sinh, noi gương cho thế hệ trẻ. Mình có giáo dục cho học sinh là tại sao anh Phan Đình Giót, anh Tô Vĩnh Diện dám hy sinh thân mình lấp lỗ châu mai, chèn xe pháo, để mà làm nên chiến thắng thì các em mới hiểu được mục tiêu và lý tưởng của các anh, các em mới hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến của chúng ta.

Nếu không giáo dục hoặc giáo dục không đến nơi thì học sinh sẽ không biết những điều đó. Không biết được điều đó thì sao? Các em sẽ nghĩ là cuộc sống hôm nay rất là đơn giản. Các em không nghĩ rằng ông cha ta phải đổ xương máu, phải hi sinh rất nhiều, phải mất rất nhiều sức lực thì các em mới có được cuộc sống hôm nay. Thế hệ trẻ mà không biết điều đó thì sẽ không có trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đấy là vấn đề vô cùng quan trọng.

Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Ảnh Tạp chí Tuyên giáo.
Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Ảnh Tạp chí Tuyên giáo.

Cho nên theo quan điểm của tôi, giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức nói chung trong dạy học, trong đó có môn lịch sử, giáo dục lòng yêu nước là vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay. Nếu không lòng yêu nước thì anh không thể thể hiện được điều gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Như phân tích của Giáo sư thì giáo dục lịch sử rất là cần thiết và quan trọng. Và chúng tôi thấy rằng, cũng chưa hẳn là học sinh, thế hệ trẻ hiện nay không yêu thích học lịch sử, mà các em, các bạn chưa thích học lịch sử bởi lẽ một phần là do việc dạy và giáo dục lịch sử chưa đủ sức hấp dẫn với các em. Giáo sư có nghĩ như vậy không?

GS.TS Nguyễn Thị Côi: Đúng như thế. Hiện nay các bộ môn khác tôi không để ý, nhưng môn lịch sử thì giáo viên của chúng ta hiện nay có nhiều cái ảnh hưởng lắm. Ví dụ như đời sống khó khăn, ví dụ phải dạy nhiều trường cho nên chưa tập trung vào bài giảng. Vì vậy, nhiều giáo viên chỉ dạy cho xong việc. Như vậy, không khơi dậy được sự rung động, xúc cảm trong từng câu chuyện, từng bài học cho học sinh.

Chính cái xúc cảm về lịch sử, sự rung động ấy mới có tác động đến tình cảm, nhận thức và hành động của học sinh. Ví dụ như để giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu Bộ đội Cụ Hồ, thì dạy về Chiến thắng Điện Biên Phủ chẳng hạn, giáo viên phải làm rõ được những tấm gương hy sinh của các anh, những gian khổ mà các anh trải qua. Như thế thì mới rung động chứ. Và từ cái rung động ấy thì học sinh thấy kính yêu, cảm phục, biết yêu các cha anh và thấy rằng đó chính là tấm gương để mình học tập.

Qua đó, các em mới thấy được trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay là phải xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà muốn thế thì phải học tập tốt.

Ảnh VOV.vn
Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Ảnh VOV.vn

Ở nhiều nhà trường và cơ sở giáo dục khi dạy lịch sử đã tổ chức cho các em tham quan thực tế các đơn vị quân đội, các di tích lịch sử, tức là cho các em được trải nghiệm thực tế. Giáo sư có cho đó là một phương pháp dạy và học lịch sử hiệu quả?

GS.TS Nguyễn Thị Côi: Đó là một phương pháp thực tế rất hay và hiệu quả. Ví dụ khi dạy về Chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể cho học sinh được trải nghiệm, được nhìn, thậm chí là được ngồi lên đạp cái xe đạp thồ của ông cha ta ngày xưa ấy. Thì đấy chính là một trong những hiện vật mà có khả năng giáo dục. Nhưng mà chỉ có điều là giáo viên phải biết khai thác nó. Khai thác nội dung của nó và gợi mở cho học sinh thì mới có nghĩa giáo dục.

Ví dụ như phải gợi mở cho học sinh viết là: Đường lên Điện Biên đèo dốc, núi cao. Đi xe đạp, không phải đạp xe như ở đồng bằng mà phải đi bộ và phải thồ đến mấy chục cân. Đấy là câu chuyện cực kỳ vất vả. Thế nhưng anh bộ đội của ta, cô dân công hỏa tuyến của ta, các anh hùng của chúng ta đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm ấy để mà hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đi như vậy thì bên trên máy bay của giặc nó vẫn tìm mọi cách bắn phá, sinh mệnh mất đi lúc nào không biết. Nhưng các anh vẫn làm, các anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ.

Đó chính là nêu gương cho học sinh, để giáo dục các em vượt qua khó khăn để cống hiến cho Tổ quốc. Đấy chính là biểu hiện của lòng yêu nước. Thậm chí em có thể đi nước ngoài, đi đây, đi đó. Nhưng khi các em được học, được giáo dục lịch sử như thế, biết được những hi sinh của ông cha mình như thế thì dù có đi đâu, các em vẫn luôn luôn nhớ về Tổ quốc, hướng về Tổ quốc và phụng sự Tổ quốc của mình.

Vâng, nói về lòng yêu nước tôi nghĩ đến câu thơ trong bài Đất nước của Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

Em ơi em Đất Nước là xương máu của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời.

Và chúng ta sẽ có được những thế hệ trẻ luôn biết trân trọng, tự hoà về dân tộc mình khi mà việc dạy và học lịch sử được quan tâm đúng mức.

Trân trọng cảm ơn GS. TS Nguyễn Thị Côi!

Theo VOV.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, chiều 9/9 (giờ Moskva), tại trụ sở Hội đồng Liên bang, Liên bang Nga, Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Matvienko đã chủ trì đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Matvienko đã tiến hành hội đàm.

Hải Dương được hỗ trợ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3
Hải Dương được hỗ trợ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3. Hải Dương được hỗ trợ 20 tỷ đồng.

Tin vui: Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha
Tin vui: Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Vùng lũ ở Bắc Giang khẩn trương khắc phục thiệt hại, đón học sinh trở lại trường
Vùng lũ ở Bắc Giang khẩn trương khắc phục thiệt hại, đón học sinh trở lại trường

Mấy ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn cùng với lũ từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều khu vực của huyện Sơn Động, Lục Ngạn bị ngập sâu, thiệt hại nặng nề, khiến học sinh phải nghỉ học.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở cơ sở giáo dục tại Quảng Bình
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở cơ sở giáo dục tại Quảng Bình

Ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Quảng Bình phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội thảo với mục tiêu thúc đẩy việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục.

Cầu Chương Dương (Hà Nội) cấm xe tải, xe khách có trọng lượng từ 0,5 tấn
Cầu Chương Dương (Hà Nội) cấm xe tải, xe khách có trọng lượng từ 0,5 tấn

Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương (Hà Nội).