Giải pháp huy động vốn cho doanh nghiệp trong tình hình mới
Huy động nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề rất quan trọng, có tính chất sống còn đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang có tác động rất nghiêm trọng tới nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.
Bài toán nguồn vốn trong “trạng thái bình thường mới”
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay nhu cầu tăng vốn, mở rộng thị trường là một trong những nhu cầu cấp thiết để tăng khả năng hội nhập và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang đứng trước thời cơ mới khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Đây sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Dịch Covid-19 cũng đang tạo nên làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất, cung ứng sang các nước đang phát triển như Việt Nam.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang đứng trước xu hướng chuyển đổi mới. Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm qua luôn đạt mức tốt, dù năm 2020 kết quả này có chậm lại nhưng vẫn hơn nhiều quốc gia trên thế giới, khẳng định được vị thế của Việt Nam. Bức tranh kinh tế năm 2020 có 2 mặt, kinh tế thế giới “đau thương” với sản lượng âm nhưng có 1 bộ phận tăng vượt lên. Các doanh nghiệp ngắn hạn chịu tổn thất cơ bản có mô hình cũ còn những doanh nghiệp vượt lên được đều gắn với công nghệ cao. Xu hướng này trong năm 2021 diễn ra rất rõ ràng.
Bên cạnh việc thiếu hụt thị trường và nguồn nguyên liệu do đại dịch Covid-19 thì gần 10% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh.
Hiện nay, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hai nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn bên trong doanh nghiệp) và nguồn Nợ phải trả (nguồn vốn từ bên ngoài). Tương ứng với mỗi nguồn vốn có những cách thức huy động vốn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn.
Ông Đặng Đức Thành, Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà kinh tế (VEC) nhận định, do cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30% còn lại là vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại, trong khi khu vực này lại thường không thể đáp ứng được nhu cầu vốn vay trung và dài hạn của doanh nghiệp. Cơ cấu chưa hợp lý này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế, trong đó nguy cơ ở phía doanh nghiệp là phải vay với lãi suất cao, chi phí vốn lớn dẫn tới hiệu quả sinh lời thấp…
Phân tích thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, theo các chuyên gia, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó thị trường tín dụng đang bị quá tải do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và doanh nghiệp.
Đồng thời, tiềm lực của các ngân hàng Việt Nam còn hạn chế, để bảo đảm có nguồn vốn trung và dài hạn, các ngân hàng buộc phải đi vay nguồn vốn ngắn hạn lấy nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Điều này chứa đựng nguy cơ rất lớn cho cả ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nguy cơ ở phía doanh nghiệp là ở khía cạnh phải vay lãi suất cao, chi phí vốn cao dẫn đến hiệu quả sinh lời thấp; mặt khác việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn vốn vay ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp nguồn vay bị hạn chế hoặc gián đoạn.
“Do đó, yêu cầu bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường tài chính, giải quyết việc mất cân bằng giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn có ý nghĩa quyết định đối với ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của doanh nghiệp nói riêng”, ông Đặng Đức Thành nói.
Chính vì vậy, ngay cả khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, việc khôi phục lại hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bài toán về nguồn vốn. Do đó, để thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa duy trì tăng trưởng” của Chính phủ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét đến bài toán nguồn vốn trong “trạng thái bình thường mới”.
Xu hướng mới trong thu hút vốn đầu tư
Theo các chuyên gia, muốn huy động nguồn vốn có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tập trung vào 4 giải pháp cụ thể: Xác định cơ cấu vốn tối ưu; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; huy động vốn qua thị trường chứng khoán là giải pháp tối ưu mang lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp; nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Phân tích thêm về những xu hướng mới để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, TS. Lê Anh Tú, Phó Chủ tịch VEC đánh giá rất cao về hệ thống tiền mã hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.
Để đáp ứng nhu cầu này của nhiều doanh nghiệp, ngành dịch vụ tài chính đã có sự thay đổi nhanh chóng. Theo đó, ngành dịch vụ tài chính chuyển dịch từ tương tác trực tiếp với khách hàng sang hoạt động dựa trên nền tảng và hệ sinh thái, phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt, lấy khách hàng làm trung tâm, tính cá nhân hóa cao. Nhiều công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã lên ngôi từ xu hướng này và cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng. Vì thế, chính các ngân hàng truyền thống cũng buộc phải nhanh chóng bắt kịp xu hướng để giữ lợi thế cạnh tranh. Hiện có trên 40 ngân hàng Trung ương toàn cầu đang nghiên cứu loại tiền này.
Về xu hướng này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, đây là xu hướng không mới ở trên thế giới, nhưng số lượng các nước triển khai cũng không phải quá nhiều. Ở Việt Nam, hành lang pháp lý cho vấn đề này hầu như chưa có, vẫn còn khá nhiều rủi ro, thậm chí có trường hợp “sập sàn”, gây hệ lụy cho các nhà đầu tư. Chính phủ đã sớm có chỉ đạo các cơ quan quản lý của Việt Nam nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý. Hiện Ngân hàng Nhà nước có tổ nghiên cứu về tiền kỹ thuật số, Bộ Tài chính cũng có tổ nghiên cứu về tiền tảo, tài sản ảo.
Để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ nguồn lực vốn để tận dụng lợi thế trong thời kỳ mới, các chuyên gia đề xuất, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngoài việc huy động vốn từ chủ sở hữu và tín dụng ngân hàng, giải pháp cơ bản về phía doanh nghiệp cần tận dụng kênh huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng đến kênh cho thuê tài chính hoặc các hình thức tài trợ thương mại quốc tế.
Hà Trần
Tin mới
Tạm giữ hơn 1.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Đội số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra phát hiện 1.070 bao thuốc lá điếu với các nhãn hiệu như JET, HERO, SAIGON Silver (trong đó có 120 bao thuốc lá nhãn hiệu SAIGON Silver có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu).
Quảng Ninh: Chỉ đạo các sở ngành hỗ trợ đưa Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào hoạt động vào cuối năm 2024
Sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc Tập đoàn Thành Công) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối cùng. Kiểm tra tiến độ dự án sáng 14/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, đánh giá cao những nỗ lực của chủ đầu tư và đề nghị giữ vững tiến độ đã cam kết. Đồng chí chỉ đạo các sở ngành tiếp tục hỗ trợ cho dự án trọng điểm này.
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Chiều 14/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình trao học bổng, xe đạp và ba lô cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp tết Trung thu trên địa bàn 2 xã Minh Tiến và Kiên Thọ (Ngọc Lặc).
Quảng Ninh: Miễn phí vé hành khách qua cảng cao cấp Ao Tiên
Nhằm chung tay cùng người dân khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, bến cảng cao cấp Ao Tiên, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh miễn phí vé hành khách qua cảng cho người dân, cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại huyện đảo Cô Tô và 5 xã đảo thuộc huyện Vân Đồn.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn
Ngày 14/9, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức lễ khai giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn K284.
Quảng Ninh: Thị xã Quảng Yên gấp rút chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả bão số 3
Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh là một trong những địa phương của tỉnh chịu thiệt hại nặng nề bởi bão số 3. Ngay sau khi bão qua, chính quyền và nhân dân thị xã gấp rút chạy đua với thời gian để khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới