Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp gỡ khó cho dự án điện khí là gì?

Số liệu từ Bộ Công Thương, theo Quy hoạch điện VIII, các dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 23 dự án, trong đó dự án sử dụng khí trong nước là 10 dự án, dự án điện sử dụng LNG là 13.

Ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết:  Đến thời điểm hiện tại, 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW).

Nhà máy điện khí Ô Môn. Ảnh EVN.
Nhà máy điện khí Ô Môn. Ảnh EVN.

Hai dự án đang xây dựng là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 (tổng công suất 1.624 MW) và Nhà máy điện LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 1.200 MW).

Các dự án nhà máy điện sử dụng khí trong nước đều đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Cụ thể, ddự án Ô Môn II công suất 1.050 đã phê duyệt quyết định đầu tư dự án; Dự án Ô Môn IV, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang trình Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh.

Trong số các nhà máy điện sử dụng LNG, hiện còn 3 dự án chưa lựa chọn được chủ đầu tư là Nghi Sơn, Cà Ná, Quỳnh Lập (dự án Nghi Sơn đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư). Các nhà máy điện còn lại đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 

Một số dự án đã trình báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tới Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản gửi các chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hồ sơ FS như: Sơn Mỹ I, II, Quảng Ninh, Hải Lăng giai đoạn 1. Dự án LNG Bạc Liêu và LNG Long An (I và II) đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư.

LNG Long An
LNG Long An. Ảnh báo Đầu tư.

Các dự án đang đàm phán Hợp đồng PPA (hợp đồng mua bán điện giữa bên mua điện và bên bán điện) với EVN bao gồm: Nhơn Trạch 3 và 4, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn II, Bạc Liêu. Theo báo cáo của các chủ đầu tư, các dự án này đều có vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa thể ký được hợp đồng PPA làm cơ sở để các chủ đầu tư thu xếp vốn cho dự án.

Đánh giá tiến độ các dự án, ông Tô Xuân Bảo nhận định, trên cơ sở thực tiễn chuẩn bị đầu tư các dự án nhiệt điện nói chung và điện khí nói riêng, tiến độ xây dựng của các tổ máy tuabin khí chu trình kết hợp, từ khi được giao chủ đầu tư đến khi đưa vào vận hành thương mại cần ít nhất 7,5 năm.

Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030, gồm: Các dự án điện trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án đưa vào vận hành trước năm 2030 là 6.634 MW.

Trong khi đó, các dự án còn lại chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán Hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện (Lô B, Cá Voi Xanh) còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.

"Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư và địa phương có dự án, trong quá trình triển khai các dự án điện khí đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng PPA, bảo lãnh Chính phủ và cơ chế mua LNG. Cụ thể, đa số các chủ đầu tư trong nước yêu cầu trong hợp đồng PPA cam kết sản lượng hợp đồng (Qc) dài hạn ổn định hoặc bao tiêu khí; chuyển ngang cam kết sản lượng mua khí từ hợp đồng mua khí sang hợp đồng mua điện; chuyển ngang giá khí sang giá điện, điều kiện bất khả kháng…

Trong ảnh Mô hình dự án. Ảnh báo Đầu tư.
Dự án LNG Bạc Liêu. Trong ảnh là mô hình dự án. Ảnh báo Đầu tư.

Đặc biệt, một số quy định của Luật Đấu thầu chưa phù hợp với đặc thù và thông lệ kinh doanh LNG quốc tế. Do vậy, cần phải có quy định về việc mua LNG cho các dự án nhà máy điện LNG phù hợp với thông lệ quốc tế", ông Tô Xuân Bảo đánh giá. 

Đại diện Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương thông tin, Cục đang nghiên cứu báo cáo Bộ Công Thương sửa đổi quy định Thông tư 25/2016/TT-BCT và Thông tư 45/2018/TT-BCT để tháo gỡ các vướng mắc, giúp chủ đầu tư và EVN có thể ký kết các hợp đồng PPA làm cơ sở thu xếp vốn, thực hiện các dự án điện khí LNG. 

Tuy nhiên, việc sửa đổi các thông tư này phải dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ các tác động như giá điện, thị trường điện và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cấp thẩm quyền để chỉ đạo, giải quyết.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, từ nhiều năm nay, cơ chế đối với phát triển các dự án điện khí (bao gồm khí tự nhiên và khí hóa lỏng) vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.000 MW điện khí. 

Trước đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài về việc cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi ý, EVN cần nghiên cứu đề xuất này, đồng thời, có báo cáo Chính phủ cụ thể, trong đó nêu rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và trình Chính phủ xem xét cơ chế, chủ trương để tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Ông Medvedev cảnh báo “nung chảy” Kiev bằng vũ khí đặc biệt
Ông Medvedev cảnh báo “nung chảy” Kiev bằng vũ khí đặc biệt

Lời cảnh báo sắc lạnh của ông Medvedev được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh cân nhắc trao cho Kiev quyền được sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tập kích các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Đức vất vả tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị ở Trung Á
Đức vất vả tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị ở Trung Á

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang đẩy mạnh hoạt động tiếp cận Trung Á, sân sau của Nga để tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị. Ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ.

Đề xuất xây dựng nhà máy giày thể thao 100 triệu USD ở Hà Tĩnh
Đề xuất xây dựng nhà máy giày thể thao 100 triệu USD ở Hà Tĩnh

Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

BRICS phản công, vàng là công cụ phi USD hóa thành công nhất
BRICS phản công, vàng là công cụ phi USD hóa thành công nhất

Theo các nhà phân tích, trong khi nhiều người tập trung vào các loại tiền tệ cạnh tranh hoặc tài sản kỹ thuật số, thì "trò chơi" phi USD thực sự là vàng chứ không phải thứ công cụ nào khác.

Hoà Bình: Hai em học sinh “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng, tặng bạn mồ côi cha mẹ
Hoà Bình: Hai em học sinh “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng, tặng bạn mồ côi cha mẹ

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - Lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - Lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo – TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Bão số 3 làm Bắc Ninh thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Bão số 3 làm Bắc Ninh thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Bắc Ninh khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp: 220 tỷ đồng; cơ sở hạ tầng: 600 tỷ đồng, về đê điều, thủy lợi: 180 tỷ đồng.