Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2018 đạt hơn 9,3 tỷ USD
Sáng ngày 24/12, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2018, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.
Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - cho biết: Năm 2018, cả nước đã trồng 231.523ha, bằng 118,7% kế hoạch năm. Đối với trồng rừng thay thế, lũy kế đến nay, cả nước đã trồng được 58.879ha, đạt 87% tổng diện tích phải trồng. Diện tích trồng rừng ven biển năm 2018 là 2.400 ha, đạt 73% kế hoạch năm.
(Ảnh minh họa)
Sản lượng gỗ khai thác năm 2018 đạt 27,5 triệu m3, trong đó, từ rừng trồng tập trung là 18,5 triệu m3, tăng 3% so với năm 2017. Cây trồng phân tán và cây cao su tái canh khoảng 9 triệu m3, đáp ứng được khoảng 80% nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tổng doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản hiện có khoảng 4.500 đơn vị, với 1.863 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào xuất khẩu, trong đó, khối FDI có trên 700 doanh nghiệp, đã hình thành ngành công nghiệp chế biến gỗ lớn mạnh về quy mô và trình độ công nghệ.
Giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2018 đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc ngành NN&PTNT. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 8,787 tỷ USD, chiếm 95% giá trị. Đặc biệt, giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt 6,99 tỷ USD, chiểm 85% giá trị xuất siêu của toàn ngành…
Năm 2018, cả nước thu được hơn 2.859 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 122,7% kế hoạch năm 2018 và tăng 68% so với năm 2017.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - nhấn mạnh: Năm 2018, ngành lâm nghiệp đã đạt được những kết quả ấn tượng với tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ước đạt 41,65%, tăng 0,2% so với năm 2017, vượt chi tiêu của Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 6,12%; Cùng với đó là giảm số vụ vi phạm phá rừng (22%), nhưng tăng về số truy tố hình sự. Sau 6 năm đàm phán, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Đây được đánh giá là bước ngoặt, tạo tiền đề cho ngành gỗ phát triển. Bên cạnh đó, nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã tự chủ được 80%, với gần 20 triệu m3 gỗ rừng trồng cùng với 9 triệu m3 gỗ cao su và trồng cây phân tán. Đây được coi là yếu tố quan trọng cho Việt Nam trong việc chủ động công tác chế biến và cạnh tranh được về giá.
Dù vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vi phạm phá rừng vẫn là điểm nhức nhối của ngành nông nghiệp. Trong thời gian tới, các ngành chức năng phải kiên quyết đấu tranh, trong đó, cần phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát đôn đốc. Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách cho quản lý, đặc biệt là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ….
Năm 2019, ngành lâm nghiệp đặt ra mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 41,85%, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5,5-6%, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 10,5 tỷ USD. Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 100% diện tích rừng hiện có, ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm ít nhất 10% số vụ vi phạm và giảm ít nhất 20% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2018…
Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành lâm nghiệp sẽ xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai tích cực chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 886). Trong đó, tổ chức thực hiện Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành luật một cách kịp thời, có hiệu quả. Tập trung tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy trồng rừng ven biển. Triển khai nhân rộng các mô hình liên doanh, liên kết, quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng. Thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Hiệp định VPA/FLEGT.
Hằng Vương (t/h)
Tin mới
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Giải đấu MobiFone Esports Unitour do MobiFone phối hợp cùng MobiGames tổ chức đã chính thức diễn ra, quy tụ 64 đội thể thao điện tử đến từ 12 trường đại học tại TP.HCM.
THACO đồng hành cùng Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024
Vừa qua, tại TP. HCM diễn ra buổi họp báo và bốc thăm chia bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024. THACO là nhà tài trợ kim cương của giải đấu.
Chi trả hơn 1,4 tỷ đồng bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng tử vong do bão Yagi
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm tai nạn và sức khỏe con người - BIC Bình An - cho thân nhân khách hàng N.Đ.T (Phú Thọ) không may tử vong do đuối nước tại vùng ngập lụt - hậu quả sau cơn bão Yagi.
Ninh Bình triển khai Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Nhằm phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Thông tư số 14/2024/TT-BCT ngày 15/8/2024, sáng ngày 20/9/2024, Cục Công Thương địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại thành phố Ninh Bình.
Người phụ nữ mất hơn 600 triệu đồng vì tin kẻ giả danh công an
Ngày 20/9, theo Công an thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội, đơn vị đã tiếp nhận, xác minh 1 vụ lừa đảo với thủ đoạn giả danh công an, chiếm đoạt 600 triệu đồng.
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa công bố kim ngạch xuất khẩu rau quả đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, với sầu riêng là sản phẩm chủ lực, đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM