Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu

Nhận định về xu hướng thị trường lúa gạo năm 2024, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, giá lúa gạo trong năm 2024 và những năm tới vẫn cao, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao giá trị.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, gạo Việt Nam xuất khẩu khoảng 8,29 triệu tấn, mang về giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 16,7% về khối lượng và tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục kể từ khi Việt Nam bắt đầu tham gia xuất khẩu gạo.

Ảnh internet.
Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.

Cũng trong năm 2023, gạo ST25 của Sóc Trăng tiếp tục đoạt giải "Gạo ngon nhất thế giới". Điều đặc biệt hơn, giá trị gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đã được khẳng định khi các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng đều ưa chuộng gạo Việt.

Nhận định về xu hướng thị trường lúa gạo năm 2024, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, giá lúa gạo trong năm 2024 và những năm tới vẫn cao, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao giá trị.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định: Năm 2024 xuất khẩu gạo có thể tốt hơn khi chúng ta tận dụng được cơ hội thị trường do nhu cầu tiêu thụ vẫn lớn, trong bối cảnh thế giới đang thiếu gạo; mặc dù Việt Nam cũng bị biến đổi khí hậu nhưng chúng ta vẫn có thể tăng sản xuất.

Ông Phạm Thái Bình đề xuất muốn phát triển bền vững, cần phải sắp xếp lại chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo; liên kết chặt doanh nghiệp và nông dân để đôi bên cùng có lợi. Theo đó, cần đẩy mạnh triển khai "Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp" mà Chính phủ đã ban hành.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, để tham gia Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, các tỉnh có thể khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng trước để triển khai sản xuất với nông dân. Theo đó thành lập hoặc củng cố các hợp tác xã. Các hợp tác xã sẽ được huấn luyện trồng lúa theo giống nào, quy trình nào để nông dân làm theo. Các hợp tác xã sẽ sản xuất theo đặt hàng của doanh nghiệp để có đầu ra ổn định.

Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.
Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cần đa dạng sản xuất các giống gạo, loại gạo khác nhau để bán cho những người sản xuất có nhu cầu… Đặc biệt, cần sắp xếp trên thị trường, chia thị phần gạo của mình ra để xuất khẩu hoặc bán trong nước. Nếu làm vậy các doanh nghiệp sẽ từ từ không còn tranh mua, tranh bán, mà mỗi doanh nghiệp có vùng nguyên liệu của mình. Đây là con đường tương lai để gạo của Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững.

PGS.TS. Nguyễn Phú Son, Trường Đại học Cần Thơ phân tích những điểm nghẽn chính của việc phát triển chuỗi giá trị lúa gạo. Trong đó có những điểm nghẽn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chưa nhận thức được đúng và đầy đủ về bản chất của liên kết. Chính vì vậy, mục tiêu liên kết của họ chỉ dừng lại ở chỗ đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn, hơn là trong dài hạn, dẫn đến hợp đồng liên kết giữa họ chỉ mang tính thời vụ.

Điểm nghẽn nữa là tư duy sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi chưa được chuyển đổi theo hướng thị trường và bền vững. Thiếu sự chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Hệ lụy của vấn đề này đã thường xuyên dẫn đến tình trạng bội tín, bẻ kèo giữa các bên tham gia liên kết. Điểm nghẽn tiếp theo, quy mô sản xuất nhỏ làm hạn chế khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao.

Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.
Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ: “Mặc dù hiện nay có nhiều ưu đãi cho người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo tuy nhiên chưa hoàn toàn phù hợp với đặc tính của ngành lúa gạo. Giống như tình trạng có áo nhưng không mặc được, vẫn phải chịu lạnh”.

Tiếp theo là rào cản môi trường pháp luật. Tình trạng người dân, doanh nghiệp vi phạm, bẻ kèo, vi phạm hợp đồng hay nhiều hành vi vi phạm khác đang còn diễn ra phổ biến.

Tập đoàn Lộc Trời kiến nghị cần gắn quy hoạch diện tích trồng lúa với các nhà máy chế biến để đảm bảo sự ổn định trong chuỗi canh tác và chế biến lúa gạo. Mỗi nhà máy sẽ đăng ký sản xuất cho một nhóm thị trường có chất lượng tương đồng để có thể tạo ra sự ổn định trong cung cấp lúa gạo… Đề nghị Nhà nước ban hành quy định về lượng giống sử dụng không được vượt quá 100 kg/ha, lượng phân bón hóa chất, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và qui định xử phạt đối với gạo có dư lượng hóa chất cao hơn qui định….

Theo ông Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, ngành hàng lúa gạo Việt Nam có 02 thách thức phải giải quyết, đó là nâng cao thu nhập cho nông dân và chuyển đổi sản xuất xanh để thích ứng biến đổi khí hậu. Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi đã có hiện tượng nông dân bỏ ruộng hoặc bỏ vụ, do không thể sống được bằng nghề trồng lúa.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

14 xe “0” đồng xuất phát trong đêm hướng về vùng lũ lụt
14 xe “0” đồng xuất phát trong đêm hướng về vùng lũ lụt

Với tinh thần "tương thân tương ái", nhiều người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng các nhà xe trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, đồng lòng hỗ trợ nhu yếu phẩm, trang thiết bị cần thiết và tổ chức các chuyến xe “0” đồng đưa hàng cứu trợ về vùng bão lũ...

Chủ dự án Stella Mega City có nợ phải trả hơn 15.400 tỷ đồng
Chủ dự án Stella Mega City có nợ phải trả hơn 15.400 tỷ đồng

Nửa đầu năm 2024, Kita Invest báo lãi sau thuế tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ, song nợ phải trả cũng tăng mạnh lên 15.436 tỷ đồng.

Thành lập 4 sở chỉ huy nhằm ứng phó lũ tại huyện Xuân Trường, Nam Định
Thành lập 4 sở chỉ huy nhằm ứng phó lũ tại huyện Xuân Trường, Nam Định

UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 4236/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Chỉ huy tiền phương các tuyến đê trên địa bàn, nhằm ứng phó lũ.

Chứng khoán phiên sáng 12/9: Nỗ lực hồi phục
Chứng khoán phiên sáng 12/9: Nỗ lực hồi phục

Lực mua đang có phần chiếm ưu thế sau khi thị trường đã liên tiếp ba phiên giảm trước đó, nhưng sự dè dặt vẫn đang chiếm lĩnh tâm lý nhà đầu tư khiến các chỉ số chưa thể có thêm động lực để tăng tốc.

Giá lúa gạo hôm nay 12/9: Giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay 12/9: Giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (12/9) tại thị trường trong nước biến động trái chiều với mặt hàng lúa, giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch chậm.

Đất đấu giá Phúc Thọ đạt 70 triệu đồng/m2, chuyên gia nói gì?
Đất đấu giá Phúc Thọ đạt 70 triệu đồng/m2, chuyên gia nói gì?

Kết thúc phiên đấu giá đất huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội chiều ngày 10/9, lô trúng cao nhất đạt gần 70 triệu đồng/m2, cao hơn gần 10 triệu đồng so với mức đỉnh cũ.