Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá điện rục rịch tăng: Có thiết lập mặt bằng giá mới?

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa giao Bộ Công thương phối hợp với các bộ liên quan, đề xuất kịch bản điều hành giá điện năm 2017, trình Thủ tướng Chính phủ. Theo bộ này, chi phí đầu vào của ngành điện tăng mạnh từ cuối năm 2016 - là một trong những lý do chính buộc phải điều chỉnh giá điện.

 Mức giá điện sẽ điều chỉnh cụ thể ra sao chưa được công bố; song giá điện tăng, chắc chắc sẽ gây áp lực lên mặt bằng giá và ảnh hưởng tới tốc độ tăng CPI cả năm 2017.

Ngành điện rục rịch nâng giá…

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ phải đưa ra kịch bản điều chỉnh giá điện, trình Thủ tướng Chính phủ.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Viện Năng lượng (Bộ Công thương), nhu cầu tiêu dùng điện và giá nhiên liệu là 2 yếu tố tác động trực tiếp đến giá điện trong năm nay. Giá điện tăng, trước hết do nhu cầu tiêu thụ điện hàng năm của nền kinh tế tăng. Ước tính với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng 11 - 12%/năm.

Để tận dụng ưu thế giá thành sản xuất, các NM nhiệt điện than, nhiệt điện khí được đưa vào vận hành ngày càng nhiều, trong khi các NM thủy điện - nguồn điện giá rẻ - đã phát triển đến mức giới hạn.

Đặc biệt, Việt Nam đang nâng dần tỷ lệ điện tái tạo như điện gió, điện mặt trời trong cơ cấu nguồn điện. Đây là nguồn điện sạch, nhưng chi phí sản xuất lớn. Thí dụ, giá thị trường của dự án điện gió 7,8 cent/kwh, giá này gần bằng giá bán lẻ điện của EVN trên thị trường hiện nay khoảng 8 cent.

Do đó, việc tăng giá điện trong năm nay khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, khi nhu cầu sử dụng điện tăng, ngành điện phải huy động những nguồn mới như nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện tái tạo nên giá thành sản xuất điện phải tăng theo. Vấn đề đặt ra: Giá điện tăng bao nhiêu thì hợp lý với tốc độ tăng của giá nhiên liệu, tốc độ tăng chi phí đầu tư phát triển nguồn điện?

Giá điện rục rịch tăng: Có thiết lập mặt bằng giá mới? - Hình 1

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải cân nhắc khi điều chỉnh giá điện

Các chuyên gia Viện Năng lượng tính toán, các NM nhiệt điện than, giá nhiên liệu (than) đầu vào chiếm 30 - 40% chi phí sản xuất điện, tùy theo công nghệ sản xuất của từng NM. Với nhiệt điện khí, chi phí nhiên liệu đầu vào cao hơn, chiếm 60 - 70% chi phí sản xuất điện. Nếu giá than tăng 10%, giá điện sản xuất của các NM nhiệt điện sẽ tăng 3-4%.

Còn với nhiệt điện khí thấp hơn, nếu giá khí tăng 10%, giá thành sản xuất điện của các NM nhiệt điện khí tăng khoảng 2%. Một số chi phí đầu vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015, nhưng chưa được cân đối trong giá điện, nhất là than.

Nhận xét về việc giá điện sẽ điều chỉnh tăng, TS. Hưng cho rằng, tăng giá điện cụ thể bao nhiêu %, cần nhìn vào bảng cân đối chi tiết, thông số đầu vào của EVN trong kịch bản giá điện 2017 mới có thể tính toán chính xác.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh cho EVN trong điều kiện hiện tại, giá điện bán lẻ phải tăng 8 - 10%/năm mới đảm bảo cho các đầu tư dài hạn của EVN.

Cần cân nhắc nhiều yếu tố

Tại cuộc họp báo công bố giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2015 trên cơ sở số liệu đã được kiểm toán độc lập Deloite xác nhận, diễn ra cuối tháng 1/2017 vừa qua, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết: Đến thời điểm này, Bộ chưa có quyết định tăng giá điện.

Bộ sẽ cân nhắc 4 yếu tố tác động đến giá điện là chi phí nhiên liệu, tỷ giá, cơ cấu sản lượng điện phát. Nếu chi phí mua điện cao hơn từ 7% thì mới tiến hành điều chỉnh.

Trong khi đó, theo tính toán của EVN, do giá nguyên liệu đầu vào (than) tăng nên EVN chưa thể trình được kịch bản giá điện 2017. Riêng giá than cho điện tăng thêm 7% từ 24/12/2016, sẽ làm chi phí đội lên hơn 4.692 tỷ đồng.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết, nguyên tắc hình thành giá điện dựa vào các yếu tố đầu vào, trong đó, than chỉ là một yếu tố. Không phải than tăng là chi phí phát điện sẽ tăng bởi có thể yếu tố này tăng, yếu tố khác giảm nên phải tính toán một cách tổng thể. Và phải xem các chi phí đầu vào đó tăng là do nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến giá điện như than, biến động tỷ giá…

Cũng theo chuyên gia Ngô Trí Long, điện là yếu tố đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực, khi điện tăng, chắc chắn tác động dây chuyền. Giá điện là vấn đề hết sức nhạy cảm nên khi điều chỉnh phải thận trọng.

Ở một góc nhìn khác, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, giá than tăng, giá đầu vào tăng sẽ tác động đến giá điện. Việc minh bạch các yếu tố hình thành giá là cần thiết, song cũng cần có cái nhìn công bằng khi tăng giá điện bởi nếu không, làm sao ngành điện phát triển được. Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng quan trọng, nếu thiếu điện thì sẽ ra sao?

Tuy nhiên TS. Lê Đăng Doanh lại cho rằng, việc tới đây tăng giá điện, phí môi trường xăng dầu… dễ khiến giá các hàng hóa từ thép, xi măng, cước vận tải, đến mớ rau, con cá, bát phở, dịch vụ… tăng theo và thiết lập mặt bằng giá mới. Đến nay, giá thành điện chưa được giải trình, các yêu cầu của Thủ tướng với ngành điện về tăng năng suất lao động thế nào, giảm biên chế thừa, giảm hao hụt truyền tải ra sao… cần phải được làm rõ.

Tuy nhiên, việc tăng giá điện có tác động tích cực là người dân sẽ tiết kiệm điện nhiều hơn. Khi tiến tới thị trường bán lẻ cạnh tranh, giá điện tính theo giờ, ngành điện làm rõ giờ nào, bao nhiêu tiền, công tơ đếm được số điện theo giờ, để tính toán cho đúng, phải giải trình rõ…

Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết

Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.

Đắk Nông: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng phân bón và Thuốc bảo vệ thực vật
Đắk Nông: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng phân bón và Thuốc bảo vệ thực vật

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ; Kế hoạch chuyên đề về mặt hàng vật tư nông nghiệp của Cục QLTT tỉnh Đắk Nông. Đội QLTT số 1 đã tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn.

Ngân sách hoạt động tiêm chủng mở rộng cần công khai, minh bạch, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí
Ngân sách hoạt động tiêm chủng mở rộng cần công khai, minh bạch, tránh thất thoát, tiêu cực, lãng phí

Bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền là 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 sẽ thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan từ ngày 24/9
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 sẽ thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan từ ngày 24/9

Bàn giao Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 về Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam là cơ sở pháp lý để Cục và các cơ quan, đơn vị hoàn tất công tác chuẩn bị cho Bệnh viện lên đường thực hiện nhiệm vụ ở phái bộ tại Nam Sudan vào ngày 24/9 tới.

Phát hiện hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Phát hiện hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Qua công tác giám sát địa bàn, Đội QLTT số 3, Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu phát hiện hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ tại một hộ kinh doanh.

Việc xét đề nghị đặc xá được tiến hành chặt chẽ, công khai, dân chủ
Việc xét đề nghị đặc xá được tiến hành chặt chẽ, công khai, dân chủ

Từ 2009 đến nay, Chủ tịch nước đã 9 lần ký quyết định đặc xá cho hơn 92.000 phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt trở về với gia đình, cộng đồng làm công dân có ích cho xã hội.