Gắn kết giữa sản xuất và phân phối hàng hóa để phát triển thị trường bền vững
Ðể thúc đẩy thị trường trong nước tiếp tục phát triển lành mạnh và bền vững, cần tập trung đẩy mạnh các giải pháp nhằm gắn kết giữa sản xuất và phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc...
Trong những năm qua, thương mại nội địa luôn giữ vững đà tăng trưởng cao. Riêng năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hơn 4 triệu 940 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so năm trước, đạt kế hoạch đề ra, qua đó đã cùng xuất khẩu và đầu tư trở thành trụ đỡ quan trọng, góp phần bảo đảm mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.
Trong những năm qua, thương mại nội địa luôn giữ vững đà tăng trưởng cao
Không những vậy, nguồn cung hàng hóa tại thị trường nội địa cũng luôn dồi dào, giá cả cơ bản ổn định, cộng thêm các chương trình bình ổn thị trường đã giúp ổn định thị trường chung của cả nước, nhất là trong những dịp cao điểm như Tết Nguyên đán.
Mặt khác, hệ thống hạ tầng thương mại tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi nhanh chóng diện mạo hệ thống phân phối, phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập. Công tác quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý bán hàng đa cấp,... cũng được quan tâm đẩy mạnh, đổi mới phương thức, đã tác động và hỗ trợ thị trường trong nước phát triển lành mạnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công thương, mặc dù cung cầu hàng hóa cơ bản được bảo đảm, nhưng năm 2019 vẫn xảy ra những biến động do mất cân đối cục bộ như: việc tăng giá của thịt lợn hay giảm giá một số mặt hàng nông sản trong vụ thu hoạch.
Có thể thấy sự thiếu liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu đã khiến thị trường dễ bị biến động do tác động từ tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác thông tin, dự báo thị trường còn hạn chế về nguồn lực, cơ sở vật chất và tính đồng bộ về số liệu thống kê,... gây khó khăn trong việc đánh giá tổng thể về thị trường để chủ động có các ứng phó kịp thời.
Hệ thống hạ tầng thương mại dù đã có bước phát triển, nhưng chưa đồng bộ, hạ tầng bán lẻ tăng nhanh nhưng phân bố không đều. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều diễn biến phức tạp cũng tác động tiêu cực đến chính sách quản lý, giá cả hàng hóa.
Ðể thúc đẩy thị trường trong nước tiếp tục phát triển lành mạnh và bền vững trong thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh các giải pháp nhằm gắn kết giữa sản xuất và phân phối hàng hóa, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa gắn với thực hiện tốt các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nhằm khuyến khích, hỗ trợ nhà sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm Việt Nam; thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về cung cầu các mặt hàng thiết yếu để phục vụ công tác điều hành thị trường.
Gắn kết giữa sản xuất và phân phối hàng hóa để phát triển bền vững thị trường nội địa
Cùng với đó, các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, góp phần bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát và an sinh xã hội. Bộ Công thương cho biết sẽ tiến hành rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về hạ tầng thương mại cho phù hợp bối cảnh mới, tạo môi trường thuận lợi cũng như sự đồng bộ trong phát triển.
Trong đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, xúc tiến các chương trình khuyến khích xã hội, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại theo đúng định hướng đã đề ra.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Hộ khó khăn về nhà ở do bão số 3 của Quảng Ninh sẽ sớm được xây lại nhà mới
Tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khóa XIV, các đại biểu HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ thiệt hại nặng nề về nhà ở do bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết này góp phần tạo động lực để các hộ dân xây mới, sửa chữa nhà ở, an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Quảng Ninh hỗ trợ kinh phí kịp thời trục vớt tàu, thuyền bị đắm do bão số 3
Nghị quyết hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm do cơn bão số 3 được thông qua tại Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh khoá XIV, đã tạo sự phấn khởi cho các hộ thuộc diện thụ hưởng; góp phần động viên, hỗ trợ ngư dân nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão, tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Sắp diễn ra hội chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm làng nghề, OCOP
Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 3 - 6/10/2024, tại 489 đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội, với 100 gian hàng tiêu chuẩn.
Giá cao su hôm nay 24/9: Thị trường biến động không đồng nhất
Giá cao su hôm nay 24/9, giá cao su trên sàn giao dịch Osaka và Thượng Hải, Thái Lan biến động không đồng nhất. Thị trường trong nước giá mủ cao su nội địa vẫn ở giao dịch ở mức 360-414 đồng/TSC.
Các chuyên gia, học giả Mỹ trao đổi gì với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm?
Các chuyên gia, học giả Mỹ đều đánh giá Việt Nam có tiềm năng để duy trì nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao dựa trên động lực tăng trưởng là các ngành công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và cải thiện môi trường đầu tư.
Triển lãm và diễn đàn công nghệ đổi mới sáng tạo ngành khách sạn tại Đà Nẵng có gì mới
Đà Nẵng không chỉ là tâm điểm sự kiện MICE trong nước và quốc tế, là địa điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách, mong muốn góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm chia sẻ tâm điểm của nhà lãnh đạo trong ngành du lịch mến khách, và đào tạo chuyên sâu về ngành du lịch – dịch vụ.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững