Dùng tay trần bán thức ăn sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng
Theo đó từ ngày 20/10, Chính phủ đưa ra quy định nâng mức xử phạt nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, đơn cử người bán thức ăn không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín sẽ bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng.
Từ 20/10/2108, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩmsẽ có hiệu lực, thay thế cho Nghị định số 178/2013 của Chính phủ. Nghị định mới bãi bỏ hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo, giữ lại duy nhất một hình thức là phạt tiền.
Theo Nghị định số 115/2018 do Chính phủ ban hành, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị phạt từ 1-3 triệu đồng nếu vi phạm một số điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ảnh minh họa
Cụ thể, mức phạt này được áp dụng tại Điều 15 của Nghị định khi các cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thực phẩm chín, thức ăn ngay sử dụng người trực tiếp chế biến không đội mũ, đeo khẩu trang, cắt ngắn móng tay và không sử dụng găng tay khi tiếp xúc với thức ăn dùng ngay.
Ngoài ra, hành vi bày bán, chứa thực phẩm bằng thiết bị, dụng cụ không đảm bảo vệ sinh; nơi chế biến, kinh doanh có côn trùng, động vật gây hại hoặc nơi bán không có đủ dụng cụ để chế biến, bảo quản và sử dụng riêng với thực phẩm tươi sống và đã qua chế biến cũng bị phạt theo mức này.
Nghị định mới được áp dụng thi hành từ ngày 20/10 tới. Như vậy, qua thời gian này, các cửa hàng bán bánh mì, xôi chè, hủ tíu, bún phở... có thể sẽ bị phạt vi phạm hành chính số tiền lên đến tiền triệu nếu trực tiếp chế biến mà không mang găng tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
Các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và mức phạt trên được áp dụng tương tự với các cơ sở chế biến thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin, nhà hàng kinh doanh dịch vụ này tại các khách sạn và khu nghỉ dưỡng.
Ngoài ra, Nghị định cũng lưu ý về vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với người kinh doanh, buôn bán thức ăn đường phố, quy định tại Điều 16.
Cụ thể, người bán sẽ bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng khi không trang bị bàn, tủ, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Mức phạt này gần như tăng gấp đôi so với Nghị định số 178/2003 được Chính phủ ban hành trước đó. Các hành vi vi phạm của hoạt động kinh doanh đường phố như trên tại Nghị định 178 bị phạt từ 300.000-500.000 đồng.
Ngoài ra, nghị định số 115 bổ sung thêm một số hành vi bị xử lý như phạt tiền từ 80 đồng đến 100 triệu đồng với hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng; ngoài danh mục được phép hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, trong Điều 12 của Nghị định cũng quy định về về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm.
Theo đó, phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị; Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định của pháp luật; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
PV
Tin mới
Geely Auto có kế hoạch xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam
Ông Gan Jiayue đã báo cáo một số nét chính trong hoạt động của tập đoàn trên thế giới, đặc biệt là đã mua lại và hợp tác với nhiều nhãn hiệu ô tô nổi tiếng thế giới với các dòng xe xăng, xe điện, xe lai xăng điện…
Đề nghị truy tố cựu giám đốc, phó giám đốc sở...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Giám đốc Sở NN&PTNT TP. HCM, cựu phó giám đốc Sở KH&ĐT TP. HCM, cùng 11 bị can...
Quảng Ninh miễn 100% học phí từ mầm non đến hết lớp 12 năm học 2024-2025
Đây là một trong những nội dung kỳ họp thứ 21 ngày 23/9 Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2025.
Hà Tĩnh: Thông xe tuyến Quốc lộ 8A sau sự cố sạt lở đất
Sau khi xảy ra sự cố sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 8A, tỉnh Hà Tĩnh, lực lượng chức năng đã huy động máy móc, lực lượng để khắc phục. Sau nhiều giờ nỗ lực dời dọn đất đá sạt lở, đường Đường lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã thông xe trở lại.
Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên cập cảng Vũng Áng
Chuyến tàu chở thiết bị điện gió đầu tiên của dự án Điện gió Hải Anh - Quảng Trị cập cảng Vũng Áng có ý nghĩa lớn trong việc tối ưu tính lưỡng dụng, gắn liền với định hướng phát triển dịch vụ logistics, vận tải biển ở Hà Tĩnh.
Công an Hải Dương đẩy nhanh thực hiện Đề án 06
Công an tỉnh Hải Dương đang đẩy mạnh thực hiện các nhóm nhiệm vụ thuộc Đề án 06 của Chính phủ với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi”.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững