Dự kiến 5 điểm nóng thế giới 2017: Rơi vào kẻ yếu?
Tạp chí Mỹ National Interest vừa đưa ra dự đoán về việc những nơi nào trên thế giới có thể phát sinh cuộc xung đột vũ trang mới vào năm 2017.
THCL - Tạp chí Mỹ National Interest vừa đưa ra dự đoán về việc những nơi nào trên thế giới có thể phát sinh cuộc xung đột vũ trang mới vào năm 2017.
Tờ tạp chí “Lợi ích Quốc gia” của Mỹ (The National Interest, được gọi tắt là NI) đã đăng tải bài phân tích của phó giáo sư Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ) Robert Farley, nhận định về những khu vực có khả năng kích hoạt Thế chiến 3 trong năm 2017.
Trong bài viết, ông Farley đã liệt kê hàng loạt những "điểm nóng" nguy hiểm trên thế giới có thể dẫn đến cuộc xung đột vũ trang mới. Trong số này, thật đáng ngạc nhiên là nguy cơ xung đột trực tiếp Trung-Mỹ trên Biển Đông hoặc biển Hoa Đông lại không đượt xếp vào một trong 5 nguy cơ tiềm năng.
Xung đột nhiều bên ở Bán đảo Triều Tiên
Trước hết, theo tác giả, vẫn hiện hữu nguy cơ cao của cuộc đụng độ quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Điều này xuất phát chủ yếu từ việc Bình Nhưỡng tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa, bất chấp khó khăn về kinh tế và bị cấm vận.
Tuy nhiên, nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên không chỉ xuất phát từ nguyên nhân Triều Tiên tiếp tục củng cố khả năng hạt nhân và tên lửa của mình, mà nó còn gắn với những bất ổn do cuộc khủng hoảng chính trị hiện đang diễn ra ở Hàn Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói, thách thức lớn nhất với chính quyền Trump chính là chính sách với Bình Nhưỡng. Nó còn liên quan tới việc Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn đang ở trong tình trạng chiến tranh (chưa ký Hiệp định đình chiến).
Xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể xảy ra theo nhiều kịch bản, có thể là Mỹ tấn công phủ đầu nhằm ngăn Bình Nhưỡng đạt được tiến bộ trong việc chế tạo vũ khí hoặc Triều Tiên nghi ngờ Mỹ tấn công mình và ra tay trước, hay chế độ Kim Jong-un tự sụp đổ, gây ra tình trạng hỗn loạn.
Nếu chiến tranh nổ ra theo kịch bản thứ nhất và thứ 2, nó có thể phát triển theo con đường giống như Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, đồng nghĩa với việc kéo theo Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Nhật Bản vào vòng xoáy xung đột.
Có nhiều chuyên gia dự đoán về xung đột Nga-Mỹ liên quan đến vấn đề Syria
Đụng độ Nga-Mỹ vì nội chiến Syria
Một "điểm nóng" nữa là cuộc nội chiến đang bao trùm Syria. Theo NI, cục diện cuộc đấu ở Syria đang đến hồi quyết liệt nhất giữa chính quyền Assad được Nga hậu thuẫn và các tổ chức khủng bố, phiến quân đối lập được Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia… ủng hộ và nuôi dưỡng.
Chiến thắng gần đây của Quân đội Syria ở thành phố chiến lược phía Bắc là Aleppo đã báo hiệu kết cục đang dần nghiêng về phe Nga và Syria đã mở đường để chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới.
Mặc dù Mỹ từ chối can thiệp quân sự vào Aleppo để cứu phiến quân cho thấy chính quyền Obama duy trì lập trường không thách thức Nga và trong tương lai, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng không có lý do để đối đầu với Nga nhưng Mỹ không thể bỏ rơi phiến quân Syria.
Trước sự áp đảo của quân đội Syria, Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục phải tăng cường hỗ trợ vũ khí mạnh cho phiến quân và trực tiếp tiến hành các vụ không kích. Trong thời gian tới lực lượng không quân Mỹ và Nga vẫn tiếp tục hoạt động gần nhau với mật độ tăng thêm.
Do đó, không thể loại trừ khả năng bùng phát đụng độ giữa các lực lượng vũ trang Nga và Hoa Kỳ, do sai sót trong những đòn không kích nhầm vào nhau hoặc Mỹ công khai cung cấp vũ khí phòng không cho phiến quân để chúng bắn rơi máy bay Nga.
Xung đột biên giới Pakistan - Ấn Độ
NI nhận định, ngoài khả năng tiềm tàng từ cuộc nội chiến Syria, còn thêm một "ổ mầm bệnh xung đột" tiềm tàng tại khu vực châu Á là tranh chấp biên giới giữa Pakistan với Ấn Độ.
Vừa qua, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra đề nghị là Mỹ sẽ đảm nhận vai trò trung gian hòa giải, giúp 2 nước tháo gỡ tranh chấp Kashmir. Tuy nhiên, điều này lại có thể chỉ làm tình hình trầm trọng thêm.
Chuyên gia Robert Farley cho biết, theo những thông tin từ đội ngũ cố vấn của ông Trump, Tổng thống Mỹ mới đắc cử sẽ tiếp tục chính sách của những người tiền nhiệm, thắt chặt mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ, để tạo ra một đối trọng thực sự có sức nặng để đối phó với Trung Quốc.
Nhưng cuộc điện đàm giữa tỷ phú Trump và Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã cho thấy những nhận định này chưa hẳn đã đúng. Ông Trump dường như muốn đóng vai trò trung gian hòa giải trong tranh chấp Kashmir, quan điểm như vậy hiển nhiên khiến Ấn Độ không hài lòng.
Các nhà phân tích Mỹ lo ngại, New Delhi có thể cảm thấy phải tăng cường đề phòng trước Islamabat, bằng cách chuẩn bị hoạt động quân sự gần khu vực biên giới. Điều này có thể sẽ lôi kéo thêm Trung Quốc - đối thủ lớn nhất của Ấn Độ là đồng minh của Pakistan vào cuộc.
Nguy cơ đụng độ quân sự Nga-Baltic
Theo quan điểm của tác giả bài báo, tình hình ở các nước vùng Baltic cũng bộc lộ sự nguy hiểm, xuất phát từ việc ông Trump đang xem xét lại chính sách của Mỹ với các đồng minh NATO ở châu Âu, trong khi có những cáo buộc Nga bí mật giúp đỡ vị tỷ phú này đắc cử,
Tỷ phú Mỹ Donald Trump đã nhiều lần đặt câu hỏi về sự cần thiết phải bảo vệ những thành viên châu Âu của NATO, bởi họ “không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với tổ chức này” sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới các quốc gia nghèo ở Baltic là Latvia, Litva và Estonia.
Việc ông Trump đe dọa sẽ rút một phần hoặc toàn bộ quân đội Mỹ ở châu Âu về nước, không tăng cường an ninh cho khối NATO như chính quyền Obama hiện tại có thể khiến các nước châu Âu buộc phải tự mình tăng cường ngân sách quốc phòng, trước mối đe dọa từ Nga.
Trong giai đoạn ngắn hạn, sự hiểu lầm là hoàn toàn có thể xảy ra. Nga có thể đánh giá thấp mức độ can dự của ông Trump đối với châu Âu và có những hành động khiến xung đột nổ ra. Đó cũng là nguyên cớ khiến vùng Baltic trở thành một điểm nóng tiềm tàng nguy cơ xung đột.
Baltic hiện cũng đang là một điểm nóng tiềm tàng nguy cơ chiến tranh
Nguy cơ chiến tranh mạng
Theo NI, xếp cuối cùng là "cuộc chiến" quy mô giữa các cường quốc thế giới, có thể bùng lên trong không gian mạng, trong bối cảnh Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ hay Trung Quốc đã nhiều lần bị cáo buộc và điều tra về việc đánh cắp bí mật quân sự từ công ty Mỹ.
Tuy nhiên, tác giả Farley cũng lưu ý rằng, khả năng các cường quốc bị lôi kéo vào một cuộc chiến ảo là điều tương đối thấp. Việc Mỹ có thể phải đáp trả “hành động gây hấn” của Nga và Trung Quốc trong môi trường không gian mạng vẫn là điều mà các chuyên gia tranh cãi.
Tuy nhiên, vụ Scandal gắn với "sự can thiệp của Nga" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và những cáo buộc Moscow nhúng tay vào vụ Brexit cho thấy rằng, những đụng độ trên không gian mạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên, những cuộc tấn công như vậy chỉ thành công được một lần.
Washington có thể sẽ phải tăng cường an ninh mạng đề phòng Moscow và Bắc Kinh, nếu Nga hay Trung Quốc nghĩ rằng có thể “bắt nạt” Mỹ mà không lo sợ bị trả đũa thì Nhà Trắng hoàn toàn có thể phản ứng, kéo các cường quốc vào vòng xoáy căng thẳng.
Kết luận: Nguy cơ xung đột giữa các cường quốc là có thể nhưng xét đến hậu quả của nó, tất cả các ông lớn như Nga, Mỹ hay Trung Quốc mặc dù mạnh miệng nhưng đều né tránh những hàng động có thể dẫn đến xung đột quân sự với đối thủ, bởi không muốn xảy ra tình trạng “lưỡng bại câu thương”, hoặc thâm chí là diệt vong bởi tất cả các cường quốc đều sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Do đó, cơ bản là các xung đột (nếu có) xảy ra sẽ chỉ là cuộc chiến một chiều giữa các cường quốc với những quốc gia có tiềm lực thấp kém hơn hoặc những quốc gia này sa vào một cuộc nội chiến hoặc tự kéo mình vào cuộc chiến với quốc gia đồng hạng nào đó! |
Thiên Nam- Baodatviet
Tin mới
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam từ ngày 13-14/9.
Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia
Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh khẳng định, không chỉ quan hệ hợp tác quốc phòng mà các quan hệ hợp tác khác cũng được hai bên triển khai tích cực.
Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam
Ngày 13/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin, xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.
Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh
Nhằm chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, ngày 13/9, tại trụ sở cũ - Chi cục Thuế TP. Thái Nguyên (khu vực Quảng trường Võ Nguyên Giáp), Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam, Hội Điện tử điện lạnh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với một số đơn vị, câu lạc bộ sửa chữa miễn phí thiết bị điện tử, điện lạnh bị ngập nước do lũ cho người dân trên địa bàn TP. Thái Nguyên...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn
Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão lũ tại 2 xã Yên Bình và xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão
Do ảnh hưởng của mưa bão, một số xã trên địa bàn huyện Tam Dương gồm An Hòa, Đồng Tĩnh, Hoàng Đan đã bị ngập lụt trên diện rộng...
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới