Dự án sửa đổi 5 luật thuế: Sẽ điều chỉnh tăng nhiều loại thuế
Dự án sửa đổi 5 luật thuế (Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập DN, Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Thuế tài nguyên), đang được đưa ra lấy ý kiến, hàng loạt loại thuế sẽ được điều chỉnh tăng.
Áp dụng với xe bán tải
Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi cho biết, một trong những điểm nổi bật trong Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lần này đề xuất tăng mức thuế với dòng xe vừa chở người vừa chở hàng (xe pick-up hay xe bán tải).
Để bảo đảm đúng mục đích sử dụng xe, đại diện Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế TTĐB với xe vừa chở người vừa chở hàng bằng 60% mức thuế của xe con cùng dung tích xilanh. Theo ông Thi, mức thuế đề xuất này dựa trên nhiều căn cứ, trong đó có nhu cầu tiêu thụ, sản xuất trong nước để đề xuất mức thuế suất hợp lý, tránh việc NK ồ ạt vào nước ta. “Nếu xe bán tải được sử dụng làm phương tiện cá nhân, sẽ ảnh hưởng đến cả nền CN ô tô trong nước”, ông Thi nhấn mạnh.
Theo quy định hiện hành, mức thuế với dòng xe này, đang dao động trong khoảng 15 - 25%, tùy dung tích xi lanh. Tuy nhiên, Bộ Tài chính tính toán, trong những năm qua, số lượng ô tô vừa chở người vừa chở hàng NK và tiêu dùng tăng nhanh (năm 2012, lượng xe tiêu thụ chỉ gần 3.300 chiếc; năm 2016, lên tới hơn 28.000 xe). Đáng chú ý, trong số xe đã tiêu thụ, xe NK chiếm phần lớn, còn lại, xe lắp ráp trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, do loại xe này có mức thuế thấp hơn so với ô tô chở người có cùng số chỗ (xe SUV có thuế tiêu thụ đặc biệt với dòng có dung tích xi lanh 2.500 cm3 - 3.000 cm3 lên tới 55%) nên một số người tiêu dùng đã chuyển sang dùng xe bán tải.
Một nội dung quan trọng khác đó là sửa đổi giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành CN ô tô. Giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước. Theo Luật Thuế TTĐB hiện hành, giá tính thuế đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập NK là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở NK bán ra.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính dẫn nội dung đánh giá của Bộ Công thương cho rằng, quy định nêu trên chưa thực sự khuyến khích các DN nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng NK. Do đó, để khuyến khích DN nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, lãnh đạo ngành công thương đã đề xuất thay đổi giá tính thuế TTĐB với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước như linh kiện, phụ tùng…
Sẽ giảm thuế cho DN nhỏ & vừa
Tại Dự án Luật sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất các loại nước ngọt phải chịu thuế TTĐB, gồm: Có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền đóng gói trừ nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa. Mức thuế suất áp dụng là 10%, bắt đầu từ năm 2019. Đối với mặt hàng thuốc lá, lộ trình thuế đối với thuốc lá sẽ là 70% (2016), 75% (2019).
Đối với thuế GTGT, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án tăng thuế: Phương án 1, tăng thuế từ 10% lên 12% (kể từ ngày 1/1/2019); phương án 2, đề nghị tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021.
Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm thuế cho các DNNVV. Đối với DN siêu nhỏ (tổng doanh thu năm dưới 3 tỷ đồng) được áp dụng mức thuế suất 15%. DNNVV có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 200 người, đồng thời đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu năm từ 3 - 50 tỷ đồng, được áp dụng thuế suất 17%.
Các DN nhỏ & vừa sẽ được điều chỉnh giảm giá thuế (Ảnh minh họa)
Chuyên gia Kinh tế, Luật sư Bùi Quang Tín - Giám đốc điều hành Trường Doanh nhân BizLight cho rằng, việc điều chỉnh các khung thuế theo lý thuyết sẽ có tác động tích cực đến thu ngân sách, cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Những đối tượng nào Nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển thì sẽ có mức thuế ưu đãi, còn những loại hình DN không ưu tiên phát triển, sẽ bị đánh thuế cao.
Tuy nhiên, tại Việt Nam có mấy vấn đề cần lưu ý. Nhiều loại thuế như thuế GTGT đang bị áp “cứng” ở một mức cụ thể (hiện nay là 10%), không phân biệt ngành nghề kinh doanh, không phân biệt loại hình DN. Việc cào bằng thuế, không theo khung của thuế GTGT - sẽ tác động tiêu cực đến DN, đặc biệt trong bối cảnh, DN đang chịu nhiều loại thuế phí và Nhà nước đang chú trọng phát triển 5 lĩnh vực ưu tiên hiện nay.
Một trong những sửa đổi đáng chú ý nhất tại Dự án Luật sửa đổi là đề xuất tăng thuế GTGT từ 10% - 12%. Khi tăng thuế GTGT, tức là toàn dân sẽ phải gánh chịu khi tiêu dùng bất kể sản phẩm gì dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Nghĩa vụ thuế, vì thế được chia đều lên tất cả người tiêu dùng, ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp trong xã hội.
Quang Nam
Tin mới
UNICEF vận chuyển khẩn cấp viên lọc, bồn chứa nước tới Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai
UNICEF làm việc tại các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 để xác định nhu cầu cấp bách và cung cấp nước sạch cho ba tỉnh miền Bắc bị mưa lũ ảnh hưởng nặng nề nhất.
Cà Mau kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố Cà Mau tiếp tục tập trung thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
VNPT triển khai gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng
Ngày 12/9/2024, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức lễ phát động quyên góp, ủng hộ các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) và công bố gói hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trị giá 50 tỷ đồng.
TP. HCM tổ chức Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế 2024: Tập trung vào chuyển đổi công nghiệp
UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) vừa tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị và Diễn đàn Kinh tế TP. HCM năm 2024. Hai sự kiện này, sẽ diễn ra trong tháng 9 với trọng tâm về chuyển đổi công nghiệp, một trong những động lực phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9/2024
Cục Phòng vệ thương mại vừa phát đi thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 9/2024.
BMW triệu hồi quy mô lớn với hơn 1,53 triệu xe trên toàn cầu
BMW vừa công bố một đợt triệu hồi quy mô lớn với hơn 1,53 triệu xe trên toàn cầu do một lỗi nghiêm trọng, động thái này có thể khiến hãng thiệt hại lên tới 1 tỷ USD.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào