Dự án nạo vét sông Lạch Trường: Dân “kêu cứu” vì mất đất sản xuất
Lợi dụng dự án nạo vét sông Lạch Trường triển khai, đủ các loại tàu hút cát “oanh tạc” suốt ngày đêm. Việc làm này, khiến nhiều ha đất hoa màu bị sạt lở nghiêm trọng cuốn trôi theo dòng sông, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống mưu sinh của hàng tră
THCL Lợi dụng dự án nạo vét sông Lạch Trường triển khai, đủ các loại tàu hút cát “oanh tạc” suốt ngày đêm. Việc làm này, khiến nhiều ha đất hoa màu bị sạt lở nghiêm trọng cuốn trôi theo dòng sông, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống mưu sinh của hàng trăm hộ dân các xã thuộc TP. Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc.
Thiệt hại nặng nề
Theo tìm hiểu được biết, dự án nạo vét sông Lạch Trường có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng; được triển khai thực hiện trên diện tích hơn 600 ha, bao gồm đường bộ, đê điều và đường thủy, qua địa bàn 18 xã, phường thuộc TP. Thanh Hóa và 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc.
Thế nhưng, theo người dân phản ánh thì kể từ khi dự án triển khai năm 2012, cũng là lúc dòng sông Lạch Trường không còn êm đềm như trước kia, thay vào đó là tiếng máy nổ inh ỏi suốt ngày đêm của các tàu hút cát, những chiếc “vòi rồng” đua nhau vươn ra khai thác một cách triệt để. Tần suất các tàu hoạt động ngày một nhiều, biến dòng sông trở thành một “đại công trường”.
Đặc biệt, từ thời điểm cuối năm 2014 đến nay, dọc chiều dài sông Lạch Trường, hàng chục km nối liền các xã từ TP. Thanh Hóa đến huyện Hoàng Hóa, bắt đầu xuất hiện tình trạng đất 2 bên bờ sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, gánh chịu hậu quả nặng nề nhất phải kể đến khu vực đất hoa màu thuộc thị trấn Bút Sơn, xã Hoằng Đức, Hoằng Phúc, Hoằng Xuyên, Hoằng Cát (Hoằng Hóa), xã Hoằng Lý (TP. Thanh Hóa)...
Ghi nhận của PV tại khu vực đất canh tác hoa màu tại Bãi Soi của người dân thôn Bút Cương, xã Hoằng Phúc, dọc cả một tuyến đất bãi trồng lạc, ngô xanh mướt đang dần bị lòng sông “nuốt chửng” theo thời gian. Điểm bị sạt lở nghiêm trọng nhất, có chỗ lấn sâu vào hàng trăm mét.
Chị Lê Thị Oanh, một nông dân thôn Bút Cương nói: “Tôi làm ruộng ở đây đã hơn 20 năm, trước đây, thi thoảng mưa bão cũng có sạt lở bờ sông nhưng không đáng kể. Khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, khi bắt đầu có dự án nạo vét thì tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng. Nhà tôi có 2 ô ruộng mà nay chỉ còn lại có nửa ô”.
Trước những thiệt hại nặng nề đó, tháng 5/2016, hơn 20 hộ dân có đất canh tác tại đây, đã kéo nhau lên UBND huyện Hoằng Hóa đề nghị được giải quyết. UBND huyện cũng đã có thông báo Kết luận số 57 ngày 6/6/2016 bàn biện pháp chấn chỉnh việc khai thác cát trái phép. Trong đó ghi rõ, việc thực hiện dự án nạo vét sông Lạch Trường, đoạn qua địa bàn huyện Hoằng Hóa của Ban Quản lý dự án giao thông II Thanh Hóa đã để một số đối tượng lợi dụng danh nghĩa dự án hút cát trái phép, làm sạt lở đất sản xuất nông nghiệp của người dân, ước tính khoảng 4 ha.
Thật giả lẫn lộn
Rất nhiều nghi vấn được dư luận đặt ra xung quanh việc triển khai dự án nạo vét sông Lạch Trường. Bởi theo phản ánh thì tồn tại tình trạng các tàu thực hiện việc nạo vét sông Lạch Trường (thuộc Ban quản lý dự án giao thông II Thanh Hóa) không mang số hiệu, thật giả lẫn lộn khiến cả người dân và chính quyền địa phương loay hoay không biết phân biệt. Việc làm này vô tình tạo cơ hội để các tàu không thuộc dự án lợi dụng khai thác.
Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch UBND thị trấn Bút Sơn cho biết: Các tàu thuộc Ban quản lý dự án, khi triển khai nạo vét trên địa phận địa phương đều không có số hiệu. Về nguyên tắc, các tàu này phải có số hiệu, điểm tên có trong dự án. Vì thế, rất khó phân biệt giữa tàu hút cát trái phép và tàu thuộc Ban quản lý dự án.
Ông Nguyễn Văn Khang Phó chủ tịch UBND xã Hoàng Đức cũng có ý kiến, thời gian đầu khi dự án mới triển khai, Ban quản lý dự án mỗi lần thực hiện đều thông báo số hiệu đăng ký của các tàu, thời gian, vị trí nạo vét. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, chính quyền xã không hề nhận được thông báo nên các tàu hút cát trái phép có trà trộn vào cũng khó phát hiện.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hồng Quang, Trưởng phòng TN&MT huyện Hoằng Hóa cho biết, mới đây, có trường hợp chính quyền địa phương phối hợp bắt được một số tàu hút cát trái phép không có số hiệu, không có đăng ký, đăng kiểm. Nhưng chủ tàu làm đơn khiếu nại vì họ cho rằng, tàu của họ thuộc dự án nạo vét sông Lạch Trường, bởi Ban quản lý dự án giao cho rất nhiều nhà thầu như Công ty Cường Thịnh Thi, Công ty Thành Nam… Các doanh nghiệp này lại thuê các nhà thầu khác, các nhà thầu ký hợp đồng với các chủ tàu, mỗi chủ tàu thường có nhiều phương tiện nên mới xảy ra tình trạng khó quản lý.
Thực tế trên cho thấy, nạo vét sông Lạch Trường là một dự án lớn, được triển khai quy mô rộng, thế nhưng, lợi ích từ đây mang lại, người dân chưa nhận thấy mà ngược lại, những hệ lụy gây ra là rất nghiêm trọng. Mặt khác, còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý.
Dư luận lên tiếng: Trách nhiệm của Ban quản lý Dự án giao thông II Thanh Hóa và các nhà thầu trong vấn đề sạt lở đất canh tác, hoa màu của các địa phương tới đâu? Việc các tàu thuộc dự án thực hiện nạo vét không mang biển số hiệu mà không hề được giám sát, quản lý có phải là để tạo “cửa sau” thuận lợi giúp các tàu ngoài dự án vào khai thác cát trái phép, rồi phân chia lợi ích hay không?...
Để giải đáp điều đó, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc để làm rõ.
Nguyễn Thuấn
Tin mới
Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup chia sẻ: Hội nghị thường trực Chính phủ với doanh nghiệp là hành động truyền lửa để cộng đồng doanh nghiệp như VinGroup có thêm động lực, năng lượng phấn đấu phát triển kinh tế hơn nữa.
Cần đánh giá chính xác việc thực hiện các mục tiêu lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt khoảng 69%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt khoảng 28-28,5%.
Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".
Bình Phước ủng hộ 30 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục bão lũ
Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước, tính đến hết Ngày 20/9, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận tổng nguồn lực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 hơn 22 tỷ 491 triệu đồng của 2.826 tập thể, cá nhân.
Đề nghị các ngân hàng, hỗ trợ, chia sẻ vấn đề lãi suất với người dân, doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị này nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bắc Giang: Dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức họp xem xét, dự kiến mức phân bổ hỗ trợ đợt 2 nguồn kinh phí, hiện vật tiếp nhận từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác thuộc trách nhiệm của Ban Vận động cứu trợ tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM