Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án Đầu tư và cơ sở hạ tầng châu Á - Thái Bình Dương: Thúc đẩy hạ tầng bền vững tại Việt Nam

Vừa qua, PwC Việt Nam tổ chức Hội nghị về Dự án Đầu tư và cơ sở hạ tầng châu Á - Thái Bình Dương tại Hà Nội, tập trung thảo luận xoay quanh chủ đề "Xây dựng cơ sở hạ tầng cho hôm nay và ngày mai" và hành trình phát triển hạ tầng bền vững cho Việt Nam.

Châu Á - Thái Bình Dương đang thiếu nguồn lực để chuyển đổi xanh

Nghiên cứu mới nhất của PwC về hạ tầng cho thấy, các quốc gia có thu nhập bình quân từ trung bình đến thấp của châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, cần đầu tư tới 60% cơ sở hạ tầng mới để phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi xanh.

Tuy nhiên, các quốc gia này đang thiếu năng lực tài chính để thúc đẩy tăng trưởng xanh, cho thấy sự cần thiết trong việc tiếp cận những nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và những quỹ đầu tư quốc tế. Trong khi đó, các quốc gia phát triển lại đang không hoàn thành cam kết về việc hỗ trợ 100 tỷ USD để giúp các nước nghèo hơn đối phó với biến đổi khí hậu vào năm 2020, theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Các nhà đầu tư đang cho thấy tín hiệu khả quan khi quan tâm nhiều hơn đến các khoản đầu tư bền vững, và các yếu tố Môi trường, Xã hội, Quản trị (ESG) đang trở nên ngày càng quan trọng trong quá trình phân tích và ra quyết định đầu tư, theo Khảo sát Nhà đầu tư Toàn cầu của PwC.

Ngoài ra, chính phủ hoặc các tổ chức tài chính quốc tế cũng đang tăng cường thắt chặt các mối quan hệ hợp tác, thúc đẩy các tổ chức tài chính điều chỉnh danh mục đầu tư để phục vụ mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1.5 độ C, theo lời kêu gọi từ Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) vào cuối năm 2018.

Cam kết tại hội nghị COP26 (Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu lần thứ 26) và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 đã làm tăng mối quan tâm của nhà đầu tư đến cơ sở hạ tầng bền vững, tăng cường đầu tư vào các ngành năng lượng tái tạo, công trình xanh và các dự án hạ tầng bền vững khác.

Hội nghị về Dự án Đầu tư và cơ sở hạ tầng Châu Á Thái Bình Dương diễn ra ngày 27/4 tại Hà Nội
Hội nghị về Dự án Đầu tư và cơ sở hạ tầng châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ngày 27/4 tại Hà Nội

Để tiếp cận các nguồn tài chính này, chính phủ cần ưu tiên các yếu tố hạ tầng xanh và khuyến khích các dự án cơ sở hạ tầng hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp một cách công bằng và hòa nhập, đồng thời tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự nâng cao năng lực và kỹ năng trong lĩnh vực này.

Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân cũng rất cần thiết trong việc phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, đặc biệt là ở các khu vực có nguồn lực công hạn chế. Với nguồn tài chính, chuyên môn và năng lực của mình, các đơn vị tư nhân có thể giúp thu hẹp khoảng cách cơ sở hạ tầng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi hướng tới phát triển bền vững.

Hội nghị về Dự án Đầu tư và cơ sở hạ tầng châu Á - Thái Bình Dương là cơ hội cho các nhà lãnh đạo về cơ sở hạ tầng toàn cầu cũng như khu vực của PwC và các các bên liên quan trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, bao gồm các tổ chức tài chính, khu vực công và tư nhân thảo luận về cách thức triển khai hiệu quả và các giải pháp đổi mới nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bền vững. Hội nghị trao đổi các kinh nghiệm và các sáng kiến trong phát triển hạ tầng, thảo luận về tác động của các công nghệ thông minh, chuyển đổi năng lượng và hòa nhập xã hội.

Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Cơ sở Hạ tầng châu Á - Thái Bình Dương, PwC Úc, ông Adrian Box nhận định:

“PwC nhận thấy những thách thức đáng kể đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác công - tư để cùng tìm ra các giải pháp hiệu quả giải quyết những thách thức này. Qua đó, chúng ta có thể tạo ra các giải pháp chính sách đổi mới và đảm bảo thành công cho dự án cơ sở hạ tầng bền vững, mang lại lợi ích cho cộng đồng và hỗ trợ phát triển kinh tế”.

Ông Adrian Box nhấn mạnh cam kết của PwC trong quá trình tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững
Ông Adrian Box nhấn mạnh cam kết của PwC trong quá trình tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững

Thúc đẩy tốc độ chuyển đổi hạ tầng bền vững tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng và đang chi khoảng 5,7% GDP cho lĩnh vực này. Đất nước đang trong thời kỳ chuyển đổi hướng đến một nền kinh tế thu nhập cao, và phát triển cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đó.

Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, hỗ trợ chuyển đổi năng lượng và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhận định:

“Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 với tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh nhu cầu về một mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, đẩy nhanh việc hiện đại hóa và đồng bộ cơ sở hạ tầng. Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách và sáng kiến nhằm phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, ví dụ như đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích các công trình xanh và phương tiện giao thông sử dụng điện.

Chúng tôi rất vui mừng, vì hội nghị này là nỗ lực hợp tác từ các bên liên quan bao gồm khu vực công, khu vực tư nhân và nhà đầu tư hướng đến mục tiêu phát triển chung bền vững”.

Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội nghị
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông phát biểu tại hội nghị

Hội nghị cũng thảo luận về thách thức mà các nhà đầu tư và chính phủ phải đối mặt trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, bao gồm thiếu tầm nhìn rõ ràng về nhu cầu cơ sở hạ tầng, phối hợp nhiều bên trong suốt quá trình dự án chưa chặt chẽ, năng lực thực hiện đầu tư công còn hạn chế, hệ thống pháp lý và cơ chế tổ chức phức tạp, cũng như thách thức về nguồn vốn và thời gian có hạn.

Để đối phó với những thách thức này, cần phải có kế hoạch dài hạn, lộ trình dự án rõ ràng, tích hợp các khung chiến lược và quy định địa phương với chính sách quốc gia để thu hút các nhà đầu tư tư nhân và các đối tác phát triển. Các chính quyền địa phương có thể chưa đủ năng lực, kinh nghiệm và nguồn tài chính cho việc chuẩn bị dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao, vì thế cần có sự hỗ trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế.

Việc phân bổ rủi ro dự án giữa các khu vực công - tư cũng rất quan trọng, ví dụ như khi chính phủ chia sẻ một phần rủi ro từ nhu cầu chi trả chi phí cầu đường của người dân để xây dựng công trình giao thông tại các khu vực chưa phát triển hạ tầng, các nhà đầu tư tư nhân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện dự án.

“Việc phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở Việt Nam là một thách thức, nhưng đồng thời mở ra những cơ hội đáng kể cho các bên liên quan và các nhà đầu tư. Chúng tôi tin rằng bằng cách ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng xanh, bền vững và hòa nhập, chúng ta có thể giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế thu nhập cao, hạn chế khí thải, đóng góp vào việc tạo ra một tương lai bền vững cho người dân Việt Nam”, Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Dự án Đầu tư và cơ sở hạ tầng, PwC Việt Namng Edward Clayton cho biết.

Ông Edward Clayton thảo luận về việc ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng xanh, bền vững và hòa nhập
Ông Edward Clayton thảo luận về việc ưu tiên các dự án cơ sở hạ tầng xanh, bền vững và hòa nhập

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê
Thanh Hóa phát lệnh báo động III trên sông Lèn, sẵn sàng phương án hộ đê

Chiều 23/9, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công điện số 30 điện Chủ tịch UBND các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc phát lệnh báo động III trên sông Lèn.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9 ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại huyện Bá Thước và Cẩm Thủy.

Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa
Mưa lũ, ngập lụt gây ảnh hưởng đến việc cấp điện tại Thanh Hóa

Tính đến 15h ngày 23/9/2024, tình hình mưa lũ đã làm ảnh hưởng, gián đoạn cung cấp điện đến 4.262 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam
Hà Tĩnh: Mua pháo từ Lào đưa về Việt Nam lĩnh 24 tháng tù giam

Lái xe vận chuyển hàng từ Việt Nam sang lào, khi về mua pháo mang về thì bị lực lượng chức năng bắt giữ. Với hành vi trên, Nguyễn Đức Tâm (trú tại TP Vinh, Nghệ An) bị Tòa án nhân dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) tuyên phạt 24 tháng tù giam.

TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ
TP. Thanh Hóa có trên 2.000 hộ bị ngập lụt do mưa lũ

Sáng 23/9, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã có công điện chỉ đạo các phường, xã có đê và các phòng, ban, đơn vị của thành phố chủ động triển khai các phương sẵn sàng ứng phó với mực nước lũ đạt báo động II và vượt báo động II trên sông Mã.