Đón dòng vốn ngoại
Sau 4 tháng bán ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài
Sau 4 tháng bán ròng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại động thái mua ròng trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tuần đầu tháng 11/2014 đến nay. Việc quay trở lại của khối ngoại góp phần làm cho TTCK sôi động trong những tháng cuối năm.
Các nhà đầu tư ngoại đang quay trở lại TTCK Việt Nam
Tính riêng trên sàn HOSE 10 tháng của năm 2014, khối ngoại mua ròng hơn 3.670 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt gần 242 triệu cổ phiếu.
Hiệu ứng tốt từ nền kinh tế
Xu hướng giao dịch của khối ngoại thời gian gần đây đã cho thấy việc mua ròng của khối ngoại thường diễn ra vào những tháng cuối năm, cộng với một số thông tin và thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) lớn được công bố đã tạo sức nóng của khối nhà đầu tư ngoại. Nổi bật nhất, mới đây Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và Quỹ Đầu tư Global Emerging Markets (GEM) của Mỹ đã ký cam kết đầu tư 1.700 tỷ đồng vào cổ phiếu HAG. Theo đó, GEM sẽ mua 10% cổ phiếu HAG bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu thông qua mua lại cổ phiếu từ các cổ đông và nhà đầu tư hiện hữu. Đại diện GEM, ông Martin Doan cho biết, số vốn mà GEM dự kiến đầu tư vào thị trường Việt Nam là 200 triệu USD, trong đó thương vụ đầu tư vào cổ phiếu HAG chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bên cạnh đó, với kết quả kinh doanh khả quan của hầu hết các DN niêm yết, TTCK kỳ vọng đón những dòng tiền lớn của khối ngoại từ nay đến cuối năm. Với những diễn biến khá tốt của thị trường thời gian gần đây khối ngoại đã tập trung mua những cổ phiếu trong nhóm ngành chịu ảnh hưởng và tác động lớn từ phát triển kinh tế của Việt Nam như bất động sản, dầu khí và các mã blue-chips như PVS, PVD, FPT, VCB… Dự báo của các chuyên gia cho thấy, thời gian tới khả năng lớn là dòng tiền này sẽ tiếp tục đổ vào TTCK không chỉ ở các mã blue-chips, dầu khí, các cổ phiếu có vốn hóa lớn mà ngay cả các cổ phiếu vừa, nhỏ có thanh khoản tốt cũng sẽ được mua vào nhiều hơn, vì sẽ mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư.
Trong thời gian cuối năm 2014 và đầu 2015, các diễn biến tốt như mặt bằng lạm phát thấp, lãi suất thấp giúp giảm chi phí vốn, kích thích đầu tư, tỷ giá ổn định, xuất nhập khẩu cân bằng, FDI tiếp tục tăng trưởng, cổ phần hóa được đẩy nhanh, giá nguyên vật liệu đầu vào sản xuất thấp và các hiệp định thương mại tự do đang được kỳ vọng… sẽ là những hiệu ứng tích cực để các nhà đầu bỏ vốn mạnh hơn vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, những tháng cuối năm là giai đoạn “chạy nước rút” IPO của nhiều tập đoàn kinh tế lớn, điều này sẽ thu hút dòng tiền mới và tiền ngoại đổ vào TTCK Việt Nam.
Nhiều cơ hội nhà đầu tư
Thời gian gần đây, các nhà quản lý quỹ như Lion Global Investors Limited (Singapore), Polunin Capital Partners Limited (Anh), Diam Asset Management (Nhật Bản)… đã đến Việt Nam tìm kiếm các cơ hội đầu tư bởi nhiều yếu tố hấp dẫn của thị trường cộng với việc ra đời Cộng đồng Kinh tế Đông Nam Á (AEC) trong năm 2015.
Thêm vào đó, các sản phẩm trên TTCK cũng đã trở nên đa dạng hơn nhằm thu hút nhà đầu tư ngoại cũng như tăng thêm thanh khoản cho thị trường. Sau Quỹ ETF nội đầu tiên VFMVN30 đã ra đời với số vốn huy động lần đầu lên đến 202 tỷ đồng, vượt 2 lần so với kỳ vọng ban đầu thì Quỹ ETF nội thứ hai do Công ty Quản lý tài sản SSI (SSIAM) quản lý cũng đã chính thức gọi vốn.
Theo Báo Công Thương
Tin mới
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/9 của các công ty chứng khoán
Ở khung đồ thị giờ, VN-Index liên tục xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều như hammer hay gravestone doji. Thêm vào đó, hai chỉ báo quan trọng là MACD và RSI đã dần tạo đáy và hình thành phân kỳ dương cho thấy thị trường có thể sẽ sớm ghi nhận nhịp hồi phục ngắn hạn.
TP. Hồ Chí Minh: Trận đấu thiện nguyện quyên góp 125 triệu đồng hướng về đồng bào ảnh hưởng bão lũ
Chiều 15/9, CLB Phóng viên Đời sống Xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức trận đấu thiện nguyện với chủ đề “Một trái tim, triệu yêu thương” hướng về đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), chương trình nhận được 125 triệu đồng quyên góp.
TP. Thanh Hóa quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP. Thanh Hóa năng động, hội nhập...
Tuyên Quang: Bắt thanh niên đâm xe khiến thiếu tá công an gãy chân
Cù Thành Luân (SN 2002) bị cáo buộc chống người thi hành công vụ do lái xe máy vượt chốt, tông thiếu tá CSGT gãy chân.
TP.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, do vướng GPMB
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc các công trình trọng điểm chậm trễ tiến độ, là do giải phóng mặt bằng còn khó khăn; khâu phối hợp trong di dời công trình ngầm cũng phát sinh thời gian thi công…
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới