Đổi tiền nhưng Ấn Độ vẫn tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Ấn Độ vẫn giữ được ngôi vị nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, bất chấp những xáo trộn lớn sau quyết định đổi tiền gây sốc hồi cuối năm ngoái của Thủ tướng Narendra Modi.
THCL - Ấn Độ vẫn giữ được ngôi vị nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, bất chấp những xáo trộn lớn sau quyết định đổi tiền gây sốc hồi cuối năm ngoái của Thủ tướng Narendra Modi.
Người dân Ấn Độ xếp hàng chờ đến lượt đổi tiền hồi cuối năm 2016
Hãng tin Reuters dẫn số liệu do cơ quan thống kê liên bang Ấn Độ công bố ngày 28/2 cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ tăng trưởng 7% trong quý IV/2016, so với mức 7,4% trong quý III, và cao hơn so với mức dự báo tăng 6,4% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Ngoài ra, mức tăng này cũng cao hơn so với mức tăng 6,8% mà kinh tế Trung Quốc đạt được trong quý IV/2016.
Cơ quan thống kê liên bang Ấn Độ giữ mức dự báo tăng trưởng cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2017 là 7,1%.
Những số liệu tăng trưởng của Ấn Độ khiến giới chuyên gia kinh tế ngạc nhiên. Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng nền kinh tế Ấn Độ đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ quyết định mà Thủ tướng Modi đưa ra vào tháng 11 năm ngoái về thay thế hai đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là 500 Rupee và 1.000 Rupee. Cuộc đổi tiền này rút 86% số tiền giấy ở Ấn Độ khỏi lưu thông trong thời gian gần như chỉ sau 1 đêm.
“Có lẽ con số này chưa cho thấy ảnh hưởng của đợt đổi tiền”, Giám đốc đầu tư Aneesh Srivastava thuộc IDBI Federal Life Insurance nhận định. “Tôi thực sự sửng sốt khi thấy con số này… Tôi cho rằng, ảnh hưởng của đổi tiền sẽ được thể hiện ở những con số GDP sắp tới”, ông Srivastava nói.
Mục tiêu mà Thủ tướng Modi đưa ra cho việc đổi tiền là chống tham nhũng và đưa lượng tài sản ước tính lên tới nhiều tỷ USD nằm trong két sắt của các gia đình vào các hoạt động kinh tế. Song song với việc hủy bỏ hai đồng tiền cũ, Ấn Độ đưa vào lưu thông hai đồng 500 Rupee và 2.000 Rupee mới.
Kể từ khi đắc cử vào năm 2014, ông Modi đã cam kết sẽ mạnh tay với dòng tiền “ngầm” trong nền kinh tế. Theo ước tính của công ty đầu tư Ambit, nền kinh tế “ngầm” chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ấn Độ.
Việc đổi tiền đã gây náo loạn ở Ấn Độ trong nhiều tuần liên tiếp. Người dân nước này phải xếp hàng dài trước các ngân hàng để chờ đổi tiền, trong khi các hoạt động kinh tế bị đảo lộn.
Giới phân tích vẫn cho rằng đổi tiền sẽ khiến tăng trưởng GDP của Ấn Độ giảm ít nhất một điểm phần trăm trong vòng hai quý. Tuy nhiên, dù giảm như dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn là “mơ ước” của các nền kinh tế lớn.
Theo số liệu điều chỉnh do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 28/2, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng 1,9% trong quý IV/2016 và tăng 1,6% trong cả năm 2016, mức thấp nhất trong 5 năm.
Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới là Trung Quốc tăng 6,7% trong năm 2016, chậm nhất kể từ năm 1990.
Diệp Vũ - vneconomy
Tin mới
Thăng hạng trải nghiệm với chương trình “Mở khóa đặc quyền 4.0” mới
Chương trình Mở khóa đặc quyền 4.0 nâng cấp lên nhiều hạng mục ưu đãi lớn, mở rộng quy mô áp dụng cho chủ thẻ tín dụng VIB lớn nhất từ trước tới nay.
Bà Rịa – Vũng Tàu hỗ trợ 51 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có thông cáo báo chí về mức hỗ trợ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi đến 21 tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 51 tỷ đồng.
Huế - Cương quyết xử lý nghiêm vi phạm xây dựng, quản lý tốt trật tự đô thị
Với tinh thần đảm bảo văn minh, cảnh quan, quy hoạch đô thị, thời gian qua Thành ủy, UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo các phường, xã trên địa bàn xử lý nghiêm việc lấn chiếm, cơi nới, tự ý phá vỡ quy hoạch trong xây dựng.
TP. HCM hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện
Để chia sẻ với những đau thương, mất mát, khó khăn của đồng bào các tỉnh miền Bắc những ngày qua, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo giảm quy mô, tần suất, tạm hoãn tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố.
Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam tiếp tục xuống chậm
Nước trên sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đang xuống chậm. Đây là tín hiệu lạc quan sau nhiều ngày mưa lũ tại tỉnh Bắc Giang.
Chứng khoán chiều 13/9: Một số mã nhỏ biến động mạnh, VN-Index giữ mốc 1.250 điểm ở cuối phiên
Nhà đầu tư vẫn chủ yếu đứng ngoài khiến giao dịch tiếp tục ảm đạm, trong khi các bluechip không cho tín hiệu tạo xu hướng đáng kể nào và dòng tiền dịch chuyển sang các mã nhỏ để tìm kiếm cơ hội ngắn hạn.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới