Đổi mới sáng tạo sẽ là động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam
Tăng cường hấp thụ, phổ biến công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững ở Việt Nam - đó là thông điệp chính của hai báo cáo về đổi mới sáng tạo được công bố tại sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức hôm nay.
Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam
Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” là sản phẩm của Chương trình Hỗ trợ phân tích và tư vấn của Ngân hàng Thế giới về nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Báo cáo được xây dựng theo đặt hàng của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, do Chương trình Đối tác chiến lược Giai đoạn II giữa Chính phủ Úc và Nhóm Ngân hàng Thế giới (ABP2) tài trợ. Báo cáo nghiên cứu khung phát triển và chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện tại, phân tích những điểm nghẽn cản trở các doanh nghiệp đổi mới và đề xuất một nghị trình cải cách toàn diện để thúc đẩy tăng trưởng dẫn dắt bởi đổi mới sáng tạo.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định: “Việt Nam sẽ cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế để có thể đạt được tham vọng trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 và đổi mới sáng tạo sẽ là nền tảng cơ bản trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng. Tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận khác nhau để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và báo cáo này đưa ra những ý tưởng có thể phù hợp cho Việt Nam”.
Báo cáo khuyến nghị Việt Nam nên tái cân đối chính sách phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của mình, chuyển từ tập trung đầu tư tạo ra công nghệ tiên tiến sang thúc đẩy hấp thụ và phổ biến công nghệ giữa nhóm các doanh nghiệp. Sự lan tỏa công nghệ - không chỉ là nghiên cứu và phát triển - có thể mang lại hiệu quả năng suất và chuyển đổi kinh tế đáng kể. Đây chính là điểm mà các can thiệp chính sách và hỗ trợ từ Chính phủ có thể mang lại lợi ích lớn nhất. Quan tâm xây dựng năng lực để tận dụng tối đa các công nghệ hiện đại nhất nên là ưu tiên hàng đầu. Việc thu hẹp khoảng cách về kỹ năng của lực lượng lao động - cả chất lượng và số lượng - cũng sẽ rất quan trọng để khai thác toàn bộ sức mạnh của đổi mới sáng tạo.
Những phát hiện và khuyến nghị này phù hợp với báo cáo cấp khu vực do Ngân hàng Thế giới thực hiện trước đó với tiêu đề “Đổi mới sáng tạo ở các quốc gia đang phát triển khu vực Đông Á - Yêu cầu cấp thiết.
Báo cáo này đã chỉ ra sự không phù hợp giữa các chính sách về đổi mới sáng tạo và khả năng cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp và các tổ chức. Đây cũng là vấn đề phổ biến giữa các quốc gia trong khu vực, một lý do dẫn tới sự tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến về bề rộng và cường độ sử dụng công nghệ mới.
Báo cáo cho rằng việc áp dụng đổi mới sáng tạo sâu rông hơn nữa có thể giúp các quốc gia vượt lên các thách thức mới để tiếp tục phát triển, kể cả các yếu tố xung đột địa chính trị toàn cầu, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự sụt giảm đáng kể về tăng trưởng năng suất.
Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đòi hỏi một chương trình cải cách toàn diện. Ngoài việc định hướng lại các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho phù hợp hơn với năng lực và nhu cầu của doanh nghiệp, các quốc gia cần tăng cường các yếu tố bổ trợ quan trọng cho đổi mới sáng tạo như kỹ năng của người lao động và khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án đổi mới sáng tạo.
Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế
Tác động của việc hấp thụ công nghệ cũng được định lượng rõ ràng trong báo cáo “Đổi mới công nghệ ở Việt Nam: Đánh giá tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế” do CSIRO, cơ quan khoa học quốc gia Australia và các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng thực hiện.
Được tài trợ bởi Chương trình Aus4Innovation, báo cáo cung cấp các công cụ để đánh giá hiện trạng và tác động của tiến bộ công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Bằng cách áp dụng các mô hình kinh tế vào cơ sở dữ liệu rộng lớn về việc hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố công nghệ đóng góp ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019.
Phát biểu tại sự kiện ra mắt, Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, chia sẻ: “Australia đã và đang hỗ trợ Việt Nam đưa ra các quyết định chính sách dựa trên cơ sở thực chứng trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo và báo cáo này là một mốc quan trọng nữa trong quan hệ đối tác của chúng tôi. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Australia và Việt Nam đã thực hiện báo cáo này trong một năm rưỡi, thu thập và phân tích dữ liệu trong giai đoạn gần 20 năm qua để phát triển hai mô hình kinh tế hiện đại nhằm lượng hóa mức độ đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi hy vọng rằng, Bộ Khoa học và Công nghệ có thể vận dụng hai mô hình này trong hoạch định các chính sách về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia trong dài hạn”.
Báo cáo là nguồn tham khảo chính sách quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cho thấy tính hiệu quả và nhân tố đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế so với vốn và lao động giá rẻ.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Các báo cáo đã chỉ rõ vai trò đóng góp quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng kinh tế - xã hội ở Việt Nam và con đường để Việt Nam tiến về phía trước, không ngừng hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình sáng tạo, truyền bá, ứng dụng tri thức và công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững đất nước đến năm 2030 và 2045. Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao hỗ trợ của Chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới trong các nỗ lực này và mong muốn có thêm các sáng kiến hợp tác tiếp theo để đưa các khuyến nghị, công cụ hữu ích này vào thực tiễn.
Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh chóng cả về phương diện kinh tế và công nghệ trong những năm gần đây. Vai trò của người lãnh đạo cùng với thể chế mạnh sẽ là chìa khóa để Việt Nam tận dụng cơ hội và tháo gỡ các nút thắt để không ngừng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Minh Anh
Tin mới
Ông Medvedev cảnh báo “nung chảy” Kiev bằng vũ khí đặc biệt
Lời cảnh báo sắc lạnh của ông Medvedev được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và Anh cân nhắc trao cho Kiev quyền được sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tập kích các mục tiêu chiến lược nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Đức vất vả tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị ở Trung Á
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang đẩy mạnh hoạt động tiếp cận Trung Á, sân sau của Nga để tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và phối hợp địa chính trị. Ông trở thành Thủ tướng Đức đầu tiên đến thăm khu vực Trung Á sau nhiều thập kỷ.
Đề xuất xây dựng nhà máy giày thể thao 100 triệu USD ở Hà Tĩnh
Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.
BRICS phản công, vàng là công cụ phi USD hóa thành công nhất
Theo các nhà phân tích, trong khi nhiều người tập trung vào các loại tiền tệ cạnh tranh hoặc tài sản kỹ thuật số, thì "trò chơi" phi USD thực sự là vàng chứ không phải thứ công cụ nào khác.
Hoà Bình: Hai em học sinh “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng, tặng bạn mồ côi cha mẹ
Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - Lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - Lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo – TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.
Bão số 3 làm Bắc Ninh thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Bắc Ninh khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông nghiệp: 220 tỷ đồng; cơ sở hạ tầng: 600 tỷ đồng, về đê điều, thủy lợi: 180 tỷ đồng.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới