Doanh nghiệp lấn biển, xây nhà hàng trái phép tại Hà Tĩnh: Sai phạm công khai, xử lý... ì ạch
Bất chấp quy hoạch về xây dựng và các quy định về luật biển, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp đã tự ý san lấp, lấn biển, xây dựng một nhà hàng kiên cố tại biển Kỳ Nam (thuộc thôn Quý Huệ, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Việc vi phạm này rất công khai, nhưng điều khó hiểu là chính quyền địa phương lại không có thái độ dứt khoát trong xử lý vi phạm.
Doanh nghiệp lấn biển, xây dựng nhà hàng trái phép
Bãi biển Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) là một bãi biển tự nhiên, nước sâu, nằm cách Đèo Ngang (Hà Tĩnh) khoảng 3 km về phía bắc. Nhưng từ đầu tháng 3/2018, Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp đã tự ý đưa máy múc, máy đào đến san lấp, lấn biển, xây dựng lên trên đó một công trình nhà hàng biển Kỳ Nam kiên cố, quy mô rộng hàng trăm m2. Ngày 30/4/2018, nhà hàng này rầm rộ dán băng rôn quảng cáo, khai trương nhà hàng và khai trương “mùa du lịch biển Kỳ Nam”. Hàng trăm băng rôn được Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp treo dọc quốc lộ 1A, trên chiều hàng chục km, từ trung tâm thị xã Kỳ Anh tới Đèo Ngang (xã Kỳ Nam) và treo trên nhiều tuyến đường khác của nội thị thị xã Kỳ Anh.
Dù không được cấp phép nhưng Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp vẫn "làm thay" chính quyền, khai trương bãi tắm Kỳ Nam và mùa du lịch biển Kỳ Nam
Ông Nguyễn Đình Vin, Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết, vì biết rõ Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng nghiệp xây dựng công trình nhà hàng biển Kỳ Nam là trái phép, sai với quy hoạch nên lãnh đạo xã này và chính quyền địa phương thị xã Kỳ Anh không tới tham dự lễ khai trương nhà hàng, khai trương “mùa du lịch biển Kỳ Nam”. Ông Vin cũng thừa nhận việc để cho Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp tự ý lấn chiếm bờ biển, xây dựng công trình trái phép, rồi tiếp đến “làm thay việc” của chính quyền, khai trương “mùa du lịch biển Kỳ Nam” là sai sót của lãnh đạo UBND xã này cùng các cơ quan chức năng liên quan.
Bãi tắm biển Kỳ Nam là bãi biển nước sâu, thủy triều lên xuống thất thường rất nguy hiểm cho người lúc tham gia tắm
Ông Vin cho biết thêm, trước đó, vào ngày 23/3, khi Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp xây dựng nhà hàng biển Kỳ Nam, UBND xã Kỳ Nam đã đến tận hiện trường để kiểm tra và phát hiện đơn vị này chưa hề có bất kỳ một thủ tục pháp lý nào liên quan đến công trình nên đã tiến hành lập biên bản số 01/BB/VPHC về vi phạm hành chính, yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm. Nội dung văn bản nêu rõ ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp (chủ đầu tư Dự án khu thương mại dịch vụ biển Kỳ Nam-dự án đang nằm trên giấy, chưa được cấp phép) đã có hành vi vi phạm hành chính xây dựng công trình trên đất không được cấp phép xây dựng; dựng nhà tắm bằng sắt 2x4 dài 8,9 ; rộng 2m; cao 2,3m và đã bắn tôn xung quanh.
Ngang nhiên lấn biển để xây dựng nhà hàng trái phép
Biên bản cũng yêu cầu trong vòng 24 giờ tiếp theo, ông Nam phải ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm, tự tháo dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình vi phạm.
“Sau đó ông Nam cũng gửi tới UBND xã giấy cam kết tự phá dỡ công trình xây dựng và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Nhưng đến nay ông ấy vẫn chưa thực hiện và chúng tôi vẫn đang chờ lệnh cưỡng chế của UBND thị xã Kỳ Anh”, ông Vin nói.
Biên bản yêu cầu ngừng thi công công trình trật tự xây dựng bãi tắm biển Kỳ Nam
Biên bản là vậy, nhưng Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp không chấp hành, tiếp tục thi công, xây dựng, đến ngày 23/4 (tức một tháng sau khi lập biên bản số 01/BB/VPHC), đoàn kiểm tra của UBND xã Kỳ Nam tiếp tục lập Biên bản số 03/BB-TTrXD về việc yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm nêu trên. Biên bản có nội dung: ông Nguyễn Văn Nam có hành vi vi phạm dựng nhà gỗ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép và yêu cầu ông Nam ngừng thi công công trình.
Văn bản cam kết của ông Nguyễn Văn Nam (người vi phạm) nhưng đến nay công trình vẫn chưa tháo dỡ
Điều đáng nói, dù 2 lần bị UBND xã Kỳ Nam lập biên bản yêu cầu đình chỉ thi công và phải thực hiện các biện pháp khắc phục. Thế nhưng, chủ đầu tư của dự án không chấp hành, vẫn ngang nhiên cho thi công công trình sai phạm. Đến ngày 30/4, công trình nhà hàng biển Kỳ Nam hoàn thành, khai trương rầm rộ "mùa du lịch biển Kỳ Nam" rồi đi vào hoạt động trái phép từ đó cho đến nay đã nhiều tháng trôi qua.
Chính quyền bất lực hay làm ngơ cho doanh nghiệp sai phạm?
Trong các ngày 15; 16; 17/6, theo quan sát của PV Báo Thương hiệu & Công luận, công trình Nhà hàng biển Kỳ Nam của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp xây dựng trái phép, bất chấp pháp luật vẫn hoạt động bình thường. Cơ quan chức năng của UBND xã Kỳ Nam và thị xã Kỳ Anh vẫn chưa có một động thái nào để tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ công trình trái phép này.
Ông Nguyễn Đình Vin (bên trái) làm việc với phóng viên về vụ việc
Trả lời phỏng vấn của PV, ông Nguyễn Đình Vin, Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam cho biết, đơn vị này chưa tháo dỡ công trình xây dựng trái phép nêu trên là vì “vướng” phải "chỉ đạo bằng miệng" của một lãnh đạo UBND thị xã Kỳ Anh. “Mặc dù biết công trình sai phạm rõ ràng như thế, nhưng cấp trên không cho phép tháo dỡ và cũng chưa có một văn bản nào yêu cầu chúng tôi tháo dỡ nên chúng tôi chưa thể thực hiện”, ông Vin nói.
Một lãnh đạo (xin dấu tên) của Phòng quản lý quy hoạch xây dựng (thuộc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng, việc chính quyền xã Kỳ Nam và thị xã Kỳ Anh để cho Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp xây dựng nhà hàng trái phép nêu trên là bất bình thường và sẽ tạo tiền lệ xấu, phá vỡ công tác quy hoạch, quản lý công trình, dự án trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.
Đại diện UBND thị xã Kỳ Anh cùng các phòng ban chuyên môn làm việc với báo chí về những sai phạm của công trình bãi tắm biển Kỳ Nam
Ông Hoàng Thanh Tùng, Phó trưởng ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho biết, liên quan đến vụ việc, ngày 24/4 và ngày 10/5/2018, đơn vị này đã có 2 văn bản gửi cho UBND thị xã Kỳ Anh cùng xã Kỳ Nam. Nội dung 2 văn bản nêu rõ, công trình nhà hàng biển Kỳ Nam là công trình xây dựng trái phép, trái quy hoạch, vi phạm chỉ thị số 20/CT –TTg ngày 27/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển. Công trình vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 79 Luật tài nguyên Môi trường biển và Hải đảo, vi phạm 100m tính từ mực nước chiều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền phải giữ nguyên hiện trạng, không được phép xây dựng công trình. Qua kiểm tra hiện trạng thực tế thì nhà hàng biển Kỳ Nam (thuộc dự án Khu thương mại dịch vụ biển Kỳ Nam) không đảm bảo khoảng cách tối thiểu để thực hiện dự án (không đảm bảo khoảng cách 100m theo mực nước biển bình thường).
Ngoài ra, công trình dự án trên chưa có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của UBND thị xã Kỳ Anh đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 18/1/2018 và danh mục dự án cũng chưa có trong danh mục công trình, dự án thu hồi đất năm 2018 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh thông qua tại nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 13/12/2017.
“Do đó Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu UBND thị xã Kỳ Anh và xã Kỳ Nam phối hợp với chủ đầu tư tháo dỡ công trình xây dựng trái phép”, ông Tùng nói.
Ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh thừa nhận việc để cho Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp xây dựng, khai trương nhà hàng trái phép và khai trương "mùa du lịch biển Kỳ Nam" tại biển Kỳ Nam là có một phần lỗi quản lý thuộc các phòng ban chuyên môn của đơn vị này. “Sắp tới thị xã sẽ tiến hành phối hợp với cơ quan chức năng xử lý công trình sai phạm và sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm điểm các cá nhân sai phạm theo quy định”, ông Vĩnh nói.
Sai phạm của công trình nhà hàng bãi biển Kỳ Nam (do Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đồng Nghiệp xây dựng) thì đã rõ. Nhưng vấn đề mà dư luận bức xúc, quan tâm là tại sao một công trình lớn, rộng hàng trăm m2, lấn biển và chưa có bất kỳ một thủ tục pháp lý nào mà vẫn được xây dựng trong một thời gian dài, rồi hoàn thành, khai trương, đi vào hoạt động sau đó? Từ nhiều tháng nay, công trình sai phạm này vẫn chưa bị xử lý. Thực tế sự vụ đã khiến dư luận băn khoăn đặt câu hỏi: phải chăng chính quyền thị xã Kỳ Anh và xã Kỳ Nam đã bất lực hay cố làm ngơ cho doanh nghiệp sai phạm? Câu trả lời xin dành lại cho các cơ quan chức năng chính quyền tỉnh Hà Tĩnh.
Nguyên Dũng-Thúy Nga
Tin mới
Phân bón Cà Mau đóng góp 18% lượng xuất khẩu phân bón cả nước
Theo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM), tháng 8/2024 doanh nghiệp sản xuất được 45.610 tấn ure. Sản lượng tiêu thụ ure trong tháng của doanh nghiệp đạt 31.940 tấn, trong đó xuất khẩu đạt 16.160 tấn.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 21/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Khám xét Tập đoàn Việt Anh
Ngày 20/9, các cơ quan chức năng đã khám xét Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Tập đoàn Việt Anh, doanh nghiệp liên tục trúng hàng loạt gói thầu về xây dựng tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng...
Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh thăm, động viên công chức, người lao động Cục QLTT Yên Bái
Ngày 20 tháng 9 năm 2024, đoàn công tác của Tổng cục QLTT do Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Cục QLTT tỉnh Yên Bái. Chuyến thăm nhằm động viên tinh thần làm việc của công chức, người lao động tại đơn vị khi Yên Bái vừa trải qua ảnh hưởng lớn từ cơn bão số 3 (Yagi).
Phát hiện 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa
Đội số 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh N.V.T do ông N.V.T làm chủ, địa chỉ: Xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang buôn bán 4 tấn phân bón vi phạm nhãn hàng hóa trị giá gần 20 triệu đồng.
9.000 VĐV sẵn sàng chinh phục Giải VnExpress Marathon Amazing Halong 2024
Chiều 20/9, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Báo VnExpress, Công ty cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức họp báo thông tin về Giải chạy VnExpress Marathon Amazing Halong 2024. Đây là một trong những hệ thống giải chạy có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM