Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp - doanh nhân: “Rường cột” phát triển đất nước

Sau 35 năm đổi mới, đất nước không ngừng phát triển về mọi mặt, trong đó, DN - doanh nhân là động lực của nền kinh tế. Xung quanh vấn đề này, Viện trưởng Viện Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), PGS. TS. Hoàng Văn Hải đã dành thời gian trò chuyện cùng PV.

PGS. TS. Hoàng Văn Hải
PGS. TS. Hoàng Văn Hải

Theo ông, trong bối cảnh đất nước đổi mới, hội nhập sâu rộng toàn cầu, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân có vai trò ra sao?

Chúng ta đã xác định doanh nhân là những “chiến sỹ xung kích trên mặt trận kinh tế”, bởi vị trí đặc biệt của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đất nước đổi mới, hội nhập sâu rộng toàn cầu, vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân càng cần được phát huy, qua đó lan tỏa thương hiệu quốc gia thông qua các sản phẩm “Made in Vietnam”.

Tại thời điểm này, chúng ta đã có gần 1 triệu doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề và lĩnh vực, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, hứa hẹn tương lai tươi sáng của nền kinh tế. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong công cuộc đổi mới, hội nhập – trở thành “rường cột” phát triển đất nước.

Doanh nhân là lực lượng chủ yếu huy động các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Thông qua tổ chức và điều hành sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, doanh nhân góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đội ngũ doanh nhân góp phần hình thành lối sống sáng tạo, tự lập, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí làm giàu, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Đội ngũ doanh nhân đã góp phần quan trọng trong tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.

Đội ngũ doanh nhân nước ta tham gia ngày càng đông đảo vào các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội và có vị thế ngày càng quan trọng hơn trong hệ thống chính trị - xã hội.

Các doanh nhân Việt ngày càng thể hiện được vị thế và uy tín trong cộng đồng kinh doanh cả trong nước và quốc tế, đã có tên trong danh sách tỷ phú thế giới, do tạp chí Forbes bình chọn. Nhiều thương hiệu, không chỉ dừng ở tầm vóc quốc gia, mà đang vươn ra thị trường quốc tế như Viettel, FPT, TH Milk, Vinfast, Gốm sứ Minh Long, VNH…

Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ doanh nhân đã không ngừng lớn mạnh. Nhìn nhận của ông về điều này?

Như đã nêu ở trên, sự phát triển phồn vinh của đất nước và sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân là có mối quan hệ tương tác và gắn chặt với nhau. Sự phát triển của quốc gia - sẽ tạo vị thế và thương hiệu cho các doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là trên thương trường quốc tế; ngược lại, các doanh nhân sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề vật chất để xây dựng xã hội văn minh.

Cá nhân tôi, sau nhiều năm nghiên cứu và phát hiện ra rằng, để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” - chúng ta cần triển khai theo hướng “doanh nghiệp hóa” - nghĩa là, phải tư duy và hành động theo tinh thần doanh nghiệp.

Có thể nói, sau hơn 35 năm đất nước đổi mới, chúng ta đã có được đội ngũ doanh nhân đông đảo, có lòng tự hào và khát vọng, ý chí vươn lên. Nhiều doanh nhân đã được vinh danh và tôn vinh các danh hiệu cao quý, cả trong nước và quốc tế. Các doanh nhân đã lập ra các tổ chức để hỗ trợ nhau cùng phát triển: Hội doanh nhân Việt Nam, hội doanh nhân trẻ, hội doanh nhân cựu chiến binh…

Vậy theo ông, đâu là những khó khăn, thách thức của các doanh nghiệp, doanh nhân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành; giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp?

Tôi cho rằng, đại dịch Covid-19 là một biến cố bất ngờ và đã tạo ra khủng hoảng có tính toàn cầu, chúng ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có khu vực doanh nghiệp, trực tiếp chịu ảnh hưởng do thị trường đóng băng, giao thương quốc tế bị đứt gãy.

Khó khăn chồng chất khó khăn, nhất là về thị trường tiêu thụ. Du lịch – một trong những ngành kinh tế quan trọng, tuy nhiên, lao đao vì không có khách quốc tế, khách trong nước thì hạn chế vì giãn cách xã hội. Ngành hàng không cũng bị thua lỗ nặng nề. Trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn uống, càng thấy rõ khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.

Các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực đều bị ảnh hưởng tiêu cực về doanh thu, lợi nhuận, do hiệu ứng đô mi nô. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam nên có một cách tiếp cận mang tính tích cực hơn đối với các tác động do đại dịch gây ra.

Thứ nhất, phải coi đây là xu thế chung của môi trường kinh doanh hiện đại (chúng ta hay gọi là môi trường VUCA, biến động, không chắc chắn, phức hợp và mơ hồ). Vì vậy, cần chủ động đón nhận trạng thái “bình thường mới”. Đồng thời, phải thấy được cơ hội trong khủng hoảng để tận dụng, vì các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là quy mô nhỏ và vừa nên có thể thích ứng nhanh và chi phí chuyển đổi không quá lớn.

Thứ hai, tái cấu trúc mô hình kinh doanh trên nền tảng số hóa. Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu trong thời đại CMCN 4.0, do đó, các doanh nghiệp nên chuyển đổi mô hình kinh doanh để tận dụng các thành tựu do cuộc cách mạng này mang lại (kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo…).

Thứ ba, ứng dụng quản trị thông minh cho mọi doanh nghiệp, trong đó tập trung vào 3 trụ cột: Cách thức quản trị thông minh; công cụ hỗ trợ quản trị thông minh; nhà quản trị thông minh. Chỉ có áp dụng quản trị thông minh, thì các doanh nghiệp Việt Nam mới phát huy được điểm mạnh thích ứng và linh hoạt của mình trên “sân chơi” toàn cầu, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Thứ tư, coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong việc ban hành các chính sách, nhất là chính sách về kinh tế. Bởi thực tiễn cuộc sống thay đổi rất nhanh, trong khi chính sách chậm thay đổi, sẽ làm lỡ rất nhiều cơ hội trong sự bứt phá và phát triển của doanh nghiệp.  

Doanh nghiệp - doanh nhân: “Rường cột” phát triển đất nước
Doanh nghiệp - doanh nhân, “Rường cột” phát triển đất nước

Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5%. Theo ông, để đạt được kế hoạch này, cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân cần phải làm gì để đóng góp nhằm hoàn thành chỉ tiêu này?

Có thể nói, sự phồn vinh của đất nước, phụ thuộc rất lớn vào cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Cho nên, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% hoặc thậm chí có thể cao hơn, vai trò của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Samsung Việt Nam đã đóng góp khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của đất nước; Vigroup đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ô tô do Việt Nam sản xuất… Vì vậy, cần phát huy sức mạnh của các doanh nghiệp, doanh nhân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, khơi thông dòng chảy của thị trường vốn, thị trường lao động…

Về phía doanh nghiệp và doanh nhân, một mặt, duy trì các hoạt động hiện có để tạo ra doanh thu, lợi nhuận; mặt khác, cần tích cực, chủ động chuyển đổi ngành nghề và mô hình kinh doanh thông qua chuyển đổi số bằng lộ trình phù hợp, gắn với chuỗi giá trị toàn cầu và ở phân khúc có giá trị cao. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ sinh thái kinh doanh để có thể tăng doanh thu, giảm chi phí và chống chọi được với các cú sốc có thể xảy ra, từ đó duy trì được tăng trưởng bền vững.   

Trân trọng cảm ơn PGS. TS!

Nguyễn Kiên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Trách nhiệm các đơn vị đối với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam
Trách nhiệm các đơn vị đối với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam

Trách nhiệm các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố với hoạt động của Zalo BHXH Việt Nam, được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1624/QĐ-BHXH năm 2024...

Ngày 21/9, Hà Nội khánh thành cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng
Ngày 21/9, Hà Nội khánh thành cung thiếu nhi hơn 1.300 tỷ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký ban hành Kế hoạch số 272 về việc khánh thành và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) Công trình Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm
Tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm.

Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, không cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel
Ấn Độ khẳng định tuân thủ nghĩa vụ quốc tế, không cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel

Theo The Hindu, Ấn Độ đã từ chối yêu cầu cung cấp đạn pháo, vũ khí cho Ukraine và Israel. Quyết định này phản ánh chính sách "trung lập kiên quyết" của Ấn Độ trong các xung đột quốc tế.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 theo lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mới nhất
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 theo lương cơ sở và lương tối thiểu vùng mới nhất

Mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở mới theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP, sẽ ảnh hưởng đến mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động...

Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố
Công an TP. Hồ Chí Minh bắt 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố

Ngày 20/9, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam Nguyễn Thị Hường (56 tuổi) và Trần Văn Linh (67 tuổi, cùng ngụ quận Gò Vấp) để điều tra tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".