Doanh nghiệp đề xuất tạo “vùng đệm” tại các nhà máy “3 tại chỗ”
Lập “vùng đệm” chung quanh nhà máy, với các cơ sở như trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu...
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các hiệp hội, doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Phát biểu Hội nghị, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Thường trực VinCommerce (Công ty thành viên thuộc Tập đoàn Masan) nhận định, mô hình “3 tại chỗ” là chủ trương đúng đắn nhưng chỉ hiệu quả trong ngắn hạn, khoảng 1-2 tuần. Nếu áp dụng dài hạn, thì “3 tại chỗ” có nguy cơ là ổ lây nhiễm lớn nếu có ca nhiễm.
Do vậy, Masan đề xuất Chính phủ và các địa phương nên cho phép lập “vùng đệm” chung quanh nhà máy, với các cơ sở như trường học, trường dạy nghề, kho, sân vận động, nhà thi đấu... Lao động tại các doanh nghiệp có thể ăn nghỉ, giãn cách và phòng tránh dịch bệnh tại các “vùng đệm” này.
Mô hình 3 tại chỗ là sáng kiến từ các khu công nghiệp của Bắc Ninh, Bắc Giang. Tại đây, mô hình này được xem như biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp duy trì sản xuất, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Tại TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh miền Nam, khi dịch bùng phát, mô hình 3 tại chỗ cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng mô hình này chưa phù hợp điều kiện sản xuất cần nhiều lao động như tại các nhà máy ở miền nam.
Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), doanh nghiệp này đã áp dụng nghiêm ngặt phương án sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 24/6, nhưng vẫn phát hiện nhiều ca F0 trong nhà máy, khiến doanh nghiệp này buộc phải dừng hoạt động từ 29/7, khiến nguồn cung thịt lợn cho thị trường TP Hồ Chí Minh mất đi 30%.
“Hiện công ty có 700 ca F1 liên quan đến các ca F0, khiến sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề. các F1 này được cách ly tại nhiều nơi, thậm chí ở trong khuôn viên công ty. Điều này đã ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người lao động, thậm chí người ta muốn nghỉ làm”, ông Nguyễn Ngọc An, Tổng Giám đốc Vissan nói.
Tổng Giám đốc Công ty Acecook Việt Nam Kajiwara Junichi cũng cho biết, hiện số lao động đăng ký “3 tại chỗ” chỉ bằng một nửa tổng số lao động, do đó sản lượng sản xuất giảm rất nhiều so bình thường.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh, thành phố phía nam bảo đảm được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30 đến 50% trong tổng số lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40 đến 50% so trước. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30 đến 40%.
Tình trạng tương tự đang diễn ra trong nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử... ở Bình Dương và nhiều địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Tính đến nay, sau hơn 1 tháng thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp ở phía nam đã lần lượt đề nghị với chính quyền về việc ngừng mô hình này. Bởi lẽ trong thời gian qua người lao động ở các doanh nghiệp đang hoạt động cũng yêu cầu chấm dứt lưu trú lại nơi làm việc.
Như vậy, giải pháp “vùng đệm” tại các nhà máy "3 tại chỗ" do Masan đề xuất có thể là cải tiến quan trọng để mô hình “3 tại chỗ” phù hợp thực tế, phát huy hiệu quả hơn.
Hoan Nguyễn
Tin mới
THACO đồng hành cùng Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024
Vừa qua, tại TP. HCM diễn ra buổi họp báo và bốc thăm chia bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam năm 2024. THACO là nhà tài trợ kim cương của giải đấu.
Chi trả hơn 1,4 tỷ đồng bảo hiểm BIC Bình An cho khách hàng tử vong do bão Yagi
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm tai nạn và sức khỏe con người - BIC Bình An - cho thân nhân khách hàng N.Đ.T (Phú Thọ) không may tử vong do đuối nước tại vùng ngập lụt - hậu quả sau cơn bão Yagi.
Ninh Bình triển khai Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Nhằm phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và Thông tư số 14/2024/TT-BCT ngày 15/8/2024, sáng ngày 20/9/2024, Cục Công Thương địa phương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị phổ biến cơ chế chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại thành phố Ninh Bình.
Người phụ nữ mất hơn 600 triệu đồng vì tin kẻ giả danh công an
Ngày 20/9, theo Công an thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội, đơn vị đã tiếp nhận, xác minh 1 vụ lừa đảo với thủ đoạn giả danh công an, chiếm đoạt 600 triệu đồng.
Xuất khẩu rau quả tăng mạnh
Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa công bố kim ngạch xuất khẩu rau quả đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, với sầu riêng là sản phẩm chủ lực, đạt giá trị 2,5 tỷ USD. Các loại trái cây khác như thanh long, chuối, mít và xoài cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu.
Bộ Công Thương: Ban hành Công điện nhằm chủ động ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4
Ngày 20/9/2024, Bộ Công Thương ban hành Công điện về việc chủ động chuẩn bị dự trữ, cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó ảnh hưởng cơn bão số 4 (Soulik) năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ