1. Doanh nghiệp có phải nộp báo cáo tài chính 2024 nếu không phát sinh doanh thu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 và khoản 4 Điều 6 , báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế và tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo biểu mẫu quy định bởi chuẩn mực và chế độ kế toán. Báo cáo này cần được lập và gửi đến cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và đúng hạn. Thông tin và số liệu trong báo cáo tài chính phải được công khai theo quy định.

Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 99 , hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.

Như vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải lập báo cáo tài chính 2024 dù trong năm có phát sinh hay không phát sinh doanh thu.

Tuy nhiên, nếu thuộc một trong 03 trường hợp sau, doanh nghiệp không phải lập báo cáo tài chính 2024, bao gồm:

(i) Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.

(ii) Doanh nghiệp thuộc trường hợp được gộp kỳ kế toán.

Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập không cần phải nộp báo cáo tài chính năm đầu tiên hoặc doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản không cần nộp báo cáo tài chính năm cuối cùng nếu kỳ tính thuế ngắn hơn 03 tháng được gộp kỳ kế toán theo quy định tại khoản 4 Điều 12 .

(iii) Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì không phải nộp báo cáo tài chính 2024.

>> Xem chi tiết 03 trường hợp trên tại bài viết: .

File word Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất năm 2024

báo cáo tài chính

Doanh nghiệp vẫn phải nộp báo cáo tài chính 2024 dù không phát sinh doanh thu (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)

2. Không nộp, chậm nộp báo cáo tài chính 2024 bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 12 , hành vi không nộp, chậm nộp báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt như sau:

- Nộp báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng: 05 - 10 triệu đồng.

- Nộp báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên: 10 - 20 triệu đồng.

- Không nộp báo cáo tài chính: 40 - 50 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ bằng ½ mức phạt nêu trên.

(Khoản 2 Điều 6  được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 5 ).

Như vậy, doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính có thể bị xử phạt từ 05 – 20 triệu đồng tùy vào thời gian quá hạn quy định. Doanh nghiệp khồng nộp báo cáo tài chính 2024 sẽ bị phạt từ 40 – 50 triệu đồng.

>> Xem thêm: 

3. Báo cáo tài chính năm 2024 có được lập ở dạng tóm lược?

Căn cứ khoản 1 Điều 99 , báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.

Cụ thể, hệ thông báo cáo tài chính năm bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính

>> Xem thêm những lưu ý khi lập báo cáo tài chính để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính .

T. Hương (Nguồn: )