Điều tra bổ sung vụ cựu giám đốc chi hơn 1,1 tỷ tiền "hoa hồng"
Cho rằng vụ án có nhiều tình tiết phức tạp cần làm rõ nên Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Tư vấn đầu tư, dịch vụ việc làm thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế).
Chiều 30/11/2018, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Tư vấn đầu tư, dịch vụ việc làm thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Ban quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế).
Bị cáo Lê Hữu Lam (trái) tại phiên tòa
Theo cáo trạng từ đại diện Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong khoảng thời gian từ 2011- 2015, ông Lê Hữu Lam đã chỉ đạo ông Nguyễn Lợi nâng khống chi phí giao khoán tiền công thực hiện công trình quy hoạch nông thôn mới 4 xã của huyện A Lưới từ 35% lên thành 75%, tương ứng với số tiền từ 172.581.000 đồng lên thành 369.816.000 đồng. Số tiền chênh lệch ông Lam chỉ đạo để ngoài sổ sách, sử dụng vào các chi phí nhưng không có hóa đơn chứng từ, gây thiệt hại cho Trung tâm số tiền 197.235.000 đồng.
Ngoài ra, trong quá trình chỉ đạo, điều hành Trung tâm, ông Lam đã đưa ra chủ trương thông qua khoán sản phẩm cho người lao động để giữ lại số tiền 2.808.351.000 đồng. Số tiền này được dùng để chi cho các hoạt động của Trung tâm và chi tiền hoa hồng phần trăm giá trị công trình cho các chủ đầu tư.
Cụ thể, ông Lam đã chi số tiền 1.672.588.000 đồng để phục vụ cho lợi ích cán bộ công viên chức, người lao động của Trung tâm như chi thưởng lễ, tết, ốm đau, hiếu hỷ, công đoàn; chi phần trăm giá trị công trình cho chủ đầu tư với số tiền 1.135.760.000 đồng. Ông Nguyễn Lợi đã thực hiện sự chỉ đạo của ông Lam, giữ lại khoản tiền khoán sản phẩm của người lao động và chi theo yêu cầu của ông Lam.
Cáo trạng cho rằng, khoản tiền 1.135.763.000 đồng chi phần trăm cho các chủ đầu tư nhưng không có người nhận và khoản tiền nâng khống chi phí tiền công khoán 197.235.000 đồng sử dụng để bù chi phí không có hóa đơn chứng từ thanh toán cần buộc các bị can phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trên cơ sở đó, cáo trạng khẳng định hành vi trên của ông Lam và ông Lợi đã vi phạm vào khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Kế toán năm 2003, gây thiệt hại cho Trung tâm 1.332.998.000 đồng, nên phạm tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tại tòa, bị cáo Lê Hữu Lam cho rằng, thực chất số tiền 197.235.000 đồng là chi phí có thật do cán bộ, nhân viên Trung tâm đã tạm ứng để phục vụ công tác lập đồ án quy hoạch nông thôn mới và phục vụ lợi ích cho cán bộ công nhân viên chứ không phải gây thiệt hại cho Trung tâm.
Về khoản tiền hơn 1,1 tỷ đồng chi “hoa hồng” cho các chủ đầu tư, ông Lam lý giải đây là tiền công khoán của người lao động và được người lao động tự nguyện trích lại để thưởng cho các tập thể, cá nhân đã giao việc làm cho đơn vị trong thời gian từ 2011-2015. Đây không phải là tiền của trung tâm như quy kết của cơ quan điều tra và cáo trạng của viện kiểm sát, nên ông không gây thiệt hại cho trung tâm.
Một phần bảng tổng hợp chi phí nguồn khoán sản phẩm tại thời điểm 2011 - 2012 của Trung tâm tư vấn đầu tư, dịch vụ việc làm, thể hiện ông Lam đã nhận phần trăm cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh Thiên Nhẫn
Ông Lam cho biết, trung tâm đã họp và thống nhất việc chi hoa hồng cho các chủ đầu tư. Đây là khoản tiền phần trăm giá trị công trình chi lại cho chủ đầu tư đã giao việc cho Trung tâm. Tiền này là một phần trong tiền khoán sản phẩm của người lao động được trích lại để Trung tâm đi giao dịch và chi hoa hồng cho chủ đầu tư. Theo cơ chế đã thống nhất này, sau khi chủ đầu tư chuyển tiền thanh toán công trình, bộ phận kế toán của Trung tâm tính toán số tiền cụ thể như đã thống nhất với người lao động rồi giao cho thủ quỹ chi tiền và giao cho ông đại diện Trung tâm chuyển tiền hoa hồng cho chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, ông Lam cho biết, tiền hoa hồng này chi cho chủ đầu tư nhằm khuyến khích, động viên chủ đầu tư đã quan tâm giao việc cho đơn vị, giúp đơn vị hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao và nâng cao thu nhập cho người lao động. Trên cơ sở đó, ông Lam khẳng định ông không phạm tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả Nghiêm trọng”.
Cùng quan điểm, luật sư bào chữa cho bị cáo Lam phân tích, tiền ông Lam bị quy kết gây thiệt hại cho Trung tâm thực chất là tiền khoán của người lao động, các khoản chi đã được người lao động thống nhất và không có ai khiếu nại gì. Từ đó luật sư đề nghị Hội đồng xét xử không công nhận cáo trạng và phần luận tội của Viện KSND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trước đó, chiều 27/11 TAND tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án nói trên, căn cứ vào các chứng cứ liên quan và lời khai tại tòa, chủ tọa phiên tòa cho rằng vụ án có nhiều tình tiết phức tạp cần làm rõ nên Hội đồng xét xử quyết định kéo dài thời gian nghị án, tòa sẽ tuyên án vào lúc 15 giờ ngày 30/11.
Sau khi TAND tỉnh mở phiên tòa xét xử (vào chiều 27/11), sáng 29/11, ông Lê Hữu Lam đã có đơn kêu oan gửi đến tòa, đồng thời cung cấp các văn bản thể hiện việc chi phần trăm cho nhiều cá nhân, tổ chức.
Tại bảng tổng hợp chi phí nguồn khoán sản phẩm 2011-2012 của Trung tâm Tư vấn đầu tư, dịch vụ việc làm, thể hiện ông Lam đã nhận nhiều khoản tiền “phần trăm”, “hoa hồng” cho nhiều cơ quan, cá nhân, tổ chức là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế…
Nguyễn Quốc
Tin mới
Hải Dương: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong ứng phó với bão số 3
Ngày 20/9, Công an tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến tới các đầu cầu công an cấp huyện, tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.
Bình Định tiêu hủy tang vật vi phạm trị giá gần 500 triệu đồng
Ngày 20/9, tại Nhà máy tái chế và xử lý chất thải nguy hại – Công ty TNHH Thương mại và Môi trường Hậu Sanh, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định diễn ra chương trình tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu. Đây là số hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, không có dấu hợp quy, không đảm bảo chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường… với tổng giá trị gần 500 triệu đồng…
Tuyên Quang được Vĩnh Phúc hỗ trợ 3 tỷ đồng khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Chiều 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức tiếp nhận hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc cho nhân dân khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 gây ra. Đồng chí Hoàng Việt Phương, Uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp nhận.
Khối ngoại giao dịch sôi động, bán ròng hơn 280 tỷ đồng trong phiên 20/9
Bên cạnh áp lực bán từ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng gia tăng sức ép lên thị trường khi quay ra bán ròng hơn 280 tỷ đồng, với tâm điểm bán cổ phiếu VHM và VIX.
Chứng khoán phiên chiều 20/9: Giảm mạnh cuối phiên, Bluechip “cứu” thị trường không mất điểm
Áp lực bán bất ngờ dâng cao trong phiên chiều đã khiến sắc đỏ lan rộng hơn trên bảng điện tử và VN-Index may mắn bảo toàn được sắc xanh nhạt nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu VN30.
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Giải đấu MobiFone Esports Unitour do MobiFone phối hợp cùng MobiGames tổ chức đã chính thức diễn ra, quy tụ 64 đội thể thao điện tử đến từ 12 trường đại học tại TP.HCM.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM