Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điều hành giá: Lắng nghe dân nói

Nhiều tháng nay, giá xăng dầu nói riêng và giá cả hàng hoá trên thị trường Việt Nam nói chung đều tăng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của các tầng lớp Nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm góp phần tháo gỡ thực trạng này, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Công luận đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia Vũ Vinh Phú.

 

Chuyên gia Vũ Vinh Phú
Chuyên gia Vũ Vinh Phú.

Suy nghĩ của ông về việc tăng giá xăng dầu nói riêng, giá cả hàng hóa nói chung, trên thị trường Việt Nam thời gian qua?

Giá xăng dầu, giá cả hàng hóa tại thị trường trong nước đều tăng là thực tế nóng bỏng, làm ảnh hưởng đến đời sống của các tầng lớp Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, chiếm 3,5% tổng chi phí sản xuất, kinh doanh, chiếm 1,5% chi phí tiêu dùng của các gia đình.

Một khi xăng dầu tăng giá nhiều đợt, tăng mạnh, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp như trong 5 tháng qua, sẽ dẫn tới năng lực sản xuất bị giảm sút, sức cạnh tranh kém, tiêu dùng trong gia đình bị hạn chế, sức mua xã hội suy giảm. Tóm lại, nếu không giải quyết bài toán giảm giá, sẽ dẫn tới hiện tượng đình lạm - tức là vừa lạm phát cao, vừa đình trệ sản xuất.

Ngoài ra, còn có những tác động xấu, lâu dài, cho cả nền kinh tế và đời sống dân sinh, nếu không giải quyết kịp thời, sẽ gây hậu quả khó lường trong năm 2022 và những năm sau.

Liên quan vấn đề trên, dư luận có ý kiến ra sao?

Người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia, các đại biểu Quốc hội đều có nhiều ý kiến về việc tăng giá xăng dầu và giá cả hàng hóa trên thị trường Việt Nam.

Hầu hết đều đồng tình, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất sớm việc giảm giá xăng dầu bằng các công cụ thuế phí, hiện đang chiếm đến 38 - 40% trong cơ cấu giá bán lẻ như hiện nay. Dư luận xã hội đã có ý kiến phải giảm giá thuế phí xăng dầu sớm để cứu vãn nền kinh tế và đời sống của Nhân dân.

Đồng thời, yêu cầu xem lại việc sử dụng quỹ bình ổn giá bằng tiền, lợi nhuận định mức trong giá cơ sở; các chi phí liên quan đến chuỗi cung ứng xăng dầu trong nước. Cần nâng cao hiệu quả của 02 nhà máy lọc dầu hiện nay để góp phần ổn định giá cả xăng dầu một cách chủ động, hợp lý trong thời gian tới.

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược.

Ông nhận định thế nào trước những thông tin đưa ra của các cơ quan chức năng?

Thực tế, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đã trả lời - nêu quan điểm, nhưng đã không được như mong muốn của người dân và doanh nghiệp. Báo chí ngày 04/06 có đăng ý kiến của Bộ Công Thương: Tình hình giá vẫn được kiểm soát và tương đối ổn định.

Trước đó, khoảng 10 ngày là ý kiến “Nếu giảm giá xăng dầu, thì chúng ta có thể bị các nước kiện về chống bán phá giá, trợ cấp, thậm chí là thao túng tiền tệ”... “Giảm giá xăng chính là ép giá đầu vào và chúng ta không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa. Giảm giá xăng chính là tạo điều kiện cho buôn lậu xăng dầu”…

Theo tôi và một số chuyên gia, những câu trả lời trên chưa khoa học, thiếu tính thuyết phục và nguỵ biện.

Phân tích kỹ ý kiến của Bộ Công Thương, cho thấy: Phần nào đúng thực tế đang diễn ra, nhưng nó đã đi ngược lại nguyện vọng chính đáng, cấp bách của người dân và doanh nghiệp, nhất là sau đại dịch Covid-19 còn rất nhiều khó khăn.

Việc trả lời chung chung, xử lý các tình huống về giá cả còn chậm, một số câu trả lời không mang tính khoa học và thiếu thực tiễn. Ví dụ: So sánh giữa giá xăng dầu của Việt Nam với giá của một số nước khác có thu nhập cao gấp chục lần thì rất khập khiễng. Cho là “giảm giá xăng dầu sẽ dẫn tới buôn lậu vào Việt Nam” - thử hỏi: Vậy, các lực lượng hải quan, biên phòng, công an kinh tế, quản lý thị trường có hàng chục nghàn cán bộ, nhân viên, rải khắp các nơi đang làm gì để chống buôn lậu xăng dầu?

Vây, đâu là mong muốn của người dân và doanh nghiệp?

Dư luận cho rằng, giảm thuế phí xăng dầu, có thể ban đầu Nhà nước sẽ giảm thu ngân sách; song điều lớn hơn đó là đem lại sức sống cho doanh nghiệp và ổn định đời sống của người dân.

Một khi giá xăng dầu trở về mức hợp lý, sẽ góp phần thúc đẩy doanh thu phải nộp ngân sách có thể còn nhiều hơn số tiền mà Nhà nước đã bỏ ra để giảm thuế phí ban đầu. Đây là cái gốc của sự phát triển bền vững ở nước ta, cũng là cái gốc để nuôi nguồn nhân lực cho sản xuất, kinh doanh và cho sự phát triển.

Xin nhắc lại lời của Chủ tịch nước: “Đừng để lạm phát cuốn trôi người dân nghèo”!

Dư luận mong rằng các bộ, ngành có liên quan cần lằng nghe một cách nghiêm túc, gần dân, gần doanh nghiệp hơn nữa để có những đề xuất kịp thời, chính xác, đủ độ chín ngay trong nửa đầu tháng 6 này. Nếu chúng ta bỏ qua thời cơ để giảm giá xăng dầu hiện nay, sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ và ai đó chắc chắn sẽ phải chịu trách nhiệm với những việc làm đi ngược lại dư luận, ngược lại lòng dân, không phù hợp với cách điều hành kinh tế một cách máy móc, xa rời thực tế cuộc sống.

Xăng dầu tăng giá là tất yếu. Song, doanh nghiệp và nười dân thấy rõ việc còn dư địa để giảm thuế phí, đưa mức giá về tương đối hợp lý, chính là cứu cả nền kinh tế đang trong lúc khó khăn sau đại dịch.

Phải giải quyết bài toán giảm giá sớm ngay trong giữa năm nay, nếu không sẽ có những hậu quả khôn lường - được cho cả năm 2022 và các năm tiếp theo.

Theo ông, trong bối cảnh giá xăng dầu không ngừng tăng mạnh, làm thế nào để mong muốn của người dân và doanh nghiệp sớm trở thành hiện thực?

Trước hết, các bộ, ngành cần phải tham mưu lãnh đạo Chính phủ đề xuất các mức giảm giá xăng dầu mang tính đồng bộ, khả thi và hiệu quả tức thời cho xã hội. Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu thấu đáo và quyết định sớm để thực hiện trong thời gian ngắn nhất nhằm đem lại sức sống cho cả nền kinh tế.

Mặc dù, giai đoạn đầu chúng ta có thể giảm thu một phần ngân sách, nhưng hiệu quả lâu dài khi kinh tế hồi phục - sẽ đem lại doanh thu nộp ngân sách còn nhiều hơn gấp bội với số tiền giảm thuế phí đã bỏ ra ban đầu. Đây là bài toán cần có lời giải một cách minh bạch, công khai và có tính thuyết phực cao với toàn xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Anh (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn
Hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn

Ngày 19/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai lực lượng, giai đoạn 2019 - 2024.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 20/9 của các công ty chứng khoán.

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.

Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu
Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương xử lý chống sạt lở bờ hữu sông Chu tại thị trấn Lam Sơn và sụt lún mái đê tại xã Thọ Lập.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương
Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Từ ngày 22-24/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.