Dịch chuyển mới ở Đông Bắc Á
Chuyến thăm cấp nhà nước lần đầu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới Nga bắt đầu từ ngày 21/6, cũng là chuyến thăm Nga đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc từ năm 1999, cho thấy vai trò không thể thiếu của Nga trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Đường ống khí đốt tự nhiên nối vùng Viễn Đông của Nga với bờ biển phía đông của bán đảo Triều Tiên
Cân bằng lợi ích
Trả lời phỏng vấn báo chí Nga ngày 20/6 trước thềm chuyến thăm Nga 3 ngày, ông Moon Jae-in cho biết: “Tôi và Tổng thống Nga Vladimir Putin có chung tầm nhìn về hòa bình và thịnh vượng tại lục địa Á-Âu”.
Về phía Nga, xây dựng quan hệ với Hàn Quốc không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn mang ý nghĩa chiến lược, bởi Seoul là một đồng minh quan trọng của Mỹ Đông Bắc Á. Có thể hiểu việc phát triển quan hệ với Hàn Quốc là cách để Mátxcơva duy trì thế cân bằng lực lượng cũng như địa chính trị trong khu vực.
Trên thực tế, Nga có chung đường biên giới dài khoảng 18km với Triều Tiên, nên bất cứ diễn biến bất ổn nào tại quốc gia Đông Bắc Á này, từ việc xử lý không cẩn trọng kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, đến xảy ra chiến tranh, dẫn tới làn sóng người tị nạn... đều sẽ gây ra thảm họa đối với vùng Viễn Đông của Nga.
Bên cạnh đó, bất cứ việc mở rộng ảnh hưởng hay gia tăng sự hiện diện quân sự nào của Mỹ tại khu vực bán đảo Triều Tiên đều tác động trực tiếp đến lợi ích sống còn của Nga.
Trong khi đó, để thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên, Hàn Quốc rất cần sự giúp đỡ của Nga. Mặc dù trong các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ - Triều Tiên vừa qua, các cam kết về phi hạt nhân hóa đã được đưa ra nhưng tiến trình thực hiện được dự báo có không ít chông gai do chịu nhiều yếu tố tác động.
Cùng với Trung Quốc, Nga duy trì quan hệ tốt đẹp với Triều Tiên từ nhiều năm qua nên được xem là nhân tố có thể tác động tích cực mang tính xúc tác để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Hợp tác với Nga là cơ hội lớn để Tổng thống Hàn Quốc hiện thực hóa mục tiêu giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đối thoại và hòa giải.
Thúc đẩy phát triển
Mong muốn của Hàn Quốc là tăng cường tình hữu nghị, sự tin tưởng giữa các nhà lãnh đạo 2 nước và xa hơn nữa là thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga, nước còn có vị trí trọng tâm trong “Chính sách hướng Bắc mới” của nội các Tổng thống Moon Jae-in.
Chính sách hướng Bắc mới là một chiến lược đầy tham vọng, hướng tới việc thiết lập một khu vực kinh tế rộng lớn bao trùm bán đảo Triều Tiên, vùng Viễn Đông Nga và khu vực Á-Âu, để từ đó xây dựng Cộng đồng kinh tế Á-Âu thông qua sự hợp tác Hàn Quốc - Nga.
Các dự án tiềm năng chung bao gồm kế hoạch kết nối đường sắt ở biên giới liên Triều với tuyến đường sắt xuyên Siberia, cũng như thiết lập hệ thống điện nối Nga với mạng lưới điện Đông Bắc Á gồm Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
Hàn Quốc và Nga đã thảo luận cách thức nhằm xây dựng các cầu nối giữa 2 quốc gia trong các lĩnh vực khác như vận tải biển, đóng tàu, xuất khẩu lao động, nông nghiệp và ngư nghiệp.
Tại một phiên họp gần đây, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kim Dong-yeon nêu rõ cần có thêm các nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ song phương giữa 2 miền Triều Tiên và Nga, bởi điều này sẽ dẫn tới thịnh vượng cho tất cả các bên. Để các dự án tham vọng trên thành hiện thực, sự tham gia của Bình Nhưỡng đóng vai trò quan trọng, do cơ sở hạ tầng nối Hàn Quốc và Nga sẽ phải đi qua Triều Tiên.
Các chính phủ Hàn Quốc tiền nhiệm đã không đạt được nhiều thành công trong các dự án xuyên biên giới với Nga, trong đó có đường ống khí đốt tự nhiên nối vùng Viễn Đông của Nga với bờ biển phía Đông của bán đảo Triều Tiên, cũng như dự án phát triển tổ hợp công nghiệp dọc biên giới Triều Tiên - Nga.
Tuy nhiên, không khí hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên trong thời gian gần đây đang làm dấy lên hy vọng có thể thúc đẩy các dự án phát triển 3 bên này.
Theo SGGP
Tin mới
Đề xuất Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), việc ban hành Khung năng lực số áp dụng cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm mục đích làm căn cứ thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Golden Sands Golf Resort: Sân golf thử thách và thân thiện nhất Việt Nam
Nằm bên bờ biển xinh đẹp Vinh Thanh (Huế), chỉ cách Cố đô Huế gần 20km về phía đông, tuyệt phẩm sân golf mới tại miền di sản Cố đô mang tên Golden Sands Golf Resort được đội ngũ thiết kế sân golf hàng đầu thế giới Nicklaus Design chắt lọc những điểm tinh túy nhất của kiểu sân golf phong cách links ven biển để tạo nên một sân golf được coi là thử thách nhất Việt Nam hiện nay, kể cả với golf thủ chuyên nghiệp, nhưng cũng vô cùng thân thiện với golf thủ ở mọi trình độ.
Vĩnh Phúc bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài chính
Sáng 23/9, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định về công tác cán bộ tại Sở Tài chính.
Trách nhiệm xã hội - chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Theo Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là một nhiệm vụ đạo đức mà còn là một chiến lược quan trọng để phát triển bền vững trong dài hạn.
Quận Nam Từ Liêm tuyển dụng 19 Phó hiệu trưởng và 243 viên chức giáo dục
UBND quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội thông báo tuyển dụng tuyển 243 chỉ tiêu biên chế giáo viên từ mầm non đến THCS. Đồng thời, tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị thuộc quận, trong đó có 19 vị trí Phó hiệu trưởng.
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư diễn ra vào 25/9
Lễ khánh thành, ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư dự kiến diễn ra vào ngày 25/9 tại Khu Công nghệ cao, Phường Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Câu chuyện thương hiệu
Vĩnh Hoàn (VHC): Doanh thu tháng 8 đạt 1.172 tỷ đồng, tăng 5% so với tháng trước
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững