Dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2019, mặc dù chịu nhiều tác động từ tình hình suy giảm kinh tế thế giới do biến động chính trị và xung đột thương mại Mỹ – Trung, ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều doanh nghiệp phản ánh vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng năm 2019 ước đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Tuy kim ngạch xuất khẩu không đạt được như kỳ vọng đầu năm là 40 tỷ USD nhưng ngành vẫn có mức tăng trưởng ước khoảng 7,55% so với năm 2018; kim ngạch xuất khẩu dự kiến là 39 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đó là thị trường EU, Trung Quốc…
Ảnh minh họa
Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều doanh nghiệp phản ánh vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng. Thông thường, quý IV của năm trước, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã có đơn hàng cho cả năm sau đó, nhưng năm nay, đơn hàng dè dặt hơn, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng 80% so với cùng kỳ. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn hàng dài hạn, mà thay vào đó là các đơn hàng ngắn hạn theo tháng, theo quý.
Vitas cho hay, nguyên nhân của tình trạng này là do dòng chuyển dịch đơn hàng sang một số quốc gia mới nổi ở châu Phi khiến dệt may Việt Nam gặp khó khăn. Cùng với đó là cuộc cạnh tranh với các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh ngày một khốc liệt. Nhiều đơn hàng từ Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia hiện có ưu đãi về thuế suất như Bangladesh, Campuchia.
Không chỉ doanh nghiệp sản xuất, gia công may mặc, các đơn vị ngành sợi cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp FDI và các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…
Ngành dệt may Việt Nam đang chịu sức ép về nguồn cung khi phải trả chi phí cao hơn để mua vải từ Trung Quốc, trong khi áp lực giảm giá từ các đơn hàng xuất khẩu không nhỏ. Dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế về giá nhân công so với một số nước.
Trước đó, những tháng đầu năm, nhiều chuyên gia nhận định, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và việc ký thêm các Hiệp định thương mại tự do sẽ giúp gia tăng đơn hàng từ Việt Nam, song thực tế lại ngược lại.
Lãnh đạo Vitas cho hay, để có thể hưởng ưu đãi từ các hiệp định, doanh nghiệp dệt may cần thực hiện một cách nghiêm ngặt những yêu cầu về quy tắc xuất xứ sản phẩm. Theo đó, hàng dệt may khi xuất khẩu vào EU phải sử dụng vải sản xuất tại Việt Nam, cắt may doanh nghiệp Việt hoặc các nước khu vực châu Âu.
Để khắc phục tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài, đại diện Vitas đưa ra lời khuyên, doanh nghiệp dệt may cần chuẩn hoá quy trình sản xuất, cắt giảm chi phí, tích cực tìm kiếm đối tác, bạn hàng mới; Doanh nghiệp cần chủ động liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các FTA cũng như tuân thủ yêu cầu của nhãn hàng về phát triển bền vững, thu hút nhiều đơn hàng trong năm mới.
Ngọc Lan
Tin mới
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM