Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số
Tại Chỉ thị 01, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, đô thị thông minh, chính quyền điện tử...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam (Ảnh minh họa)
Văn phòng Chính phủ cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Theo đó, dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.
Vì vậy, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hoá các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Chỉ thị nêu rõ, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược "Make in Viet Nam" với hàm ý "doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới".
Những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển, nền kinh tế Việt Nam bứt phá, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Theo mô hình của một số nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số để phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Bốn loại doanh nghiệp công nghệ số cần tập trung phát triển bao gồm: các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi.
Để đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thực hiện triệt để 12 giải pháp.
Như, xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020.
Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020 - 2021.
Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 5-10 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển một số sản phẩm số trọng điểm quốc gia, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trước năm 2025…
Hằng Vương
Tin mới
TP. Hồ Chí Minh đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 2
TP. Hồ Chí Minh đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 tại thời điểm tháng 12/2023.
TP. Hồ Chí Minh thành lập 12 tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã thành lập 12 tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch sởi tại trường học.
Canada thừa nhận không có bằng chứng về ‘tấn công sóng âm’ ở Cuba
Chính phủ Canada xác định, không có bằng chứng các triệu chứng sức khỏe mà các nhân viên nước này làm việc tại Havana.
Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3
Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Hoàng Long Biên đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại các địa phương bị thiệt hại nặng nề để kịp thời nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả.
Lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế gửi điện, thư, thông điệp thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng cơn bão số 3
Được tin một số tỉnh miền Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, trong những ngày qua, lãnh đạo các nước và một số tổ chức quốc tế đã gửi điện thăm hỏi đến Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.
Hơn 40 tấn hàng đồ dùng gia đình thiết yếu được chuyển đến bà con vùng lũ Lào Cai
Đêm 14/9, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp nhận Chuyến hàng viện trợ khẩn cấp thứ ba do Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) tài trợ sau khi hàng được hạ cánh tại sân bay Nội Bài.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới