Đề xuất tăng giờ làm thêm cho mọi ngành nghề
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về tăng giờ làm thêm trong năm.
Theo đó, số giờ làm thêm tối đa trong tháng được đề xuất tăng lên 72 thay vì 40 như hiện nay; mức trần 300 giờ làm thêm trong năm được áp dụng cho tất cả ngành nghề, do chủ sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.
Trước mắt, chính sách dự kiến áp dụng tới 31/12/2022. Tùy tình hình thực tế nếu cần thiết kéo dài thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4, khóa XV vào tháng 10/2022.
Quy định này dự kiến áp dụng cho tất cả người sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng trong Bộ luật Lao động. Trong đó, đối tượng là người sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia định, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động, các quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày và việc nghỉ ngơi (trong giờ làm việc, chuyển ca...), tiền lương vẫn tuân thủ theo Bộ luật Lao động.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho rằng, cần thiết tăng giờ làm thêm, bởi đại dịch Covid-19 kéo dài hai năm, đặc biệt là đợt dịch thứ tư làm đứt gãy sản xuất, doanh nghiệp thiếu hụt lao động, nhất là cuối năm. Nhiều công ty vừa chống dịch, vừa sản xuất và phải chịu nhiều chi phí như xét nghiệm, ba tại chỗ, một cung đường hai điểm đến.
Đặc biệt ở nhiều doanh nghiệp, do việc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, lực lượng lao động đã giảm xuống dưới 50%, nhất là doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng như dệt may, da giày, chế biến thuỷ, hải sản…, lực lượng lao động có khi giảm xuống dưới 30%, trong khi vẫn phải bảo đảm tiến độ sản xuất cho các hợp đồng đã ký kết.
Thực tế này khiến hầu hết doanh nghiệp có nhu cầu phải tổ chức làm thêm giờ nhiều hơn quy định bình thường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 107, Bộ luật Lao động thì người lao động được làm thêm không quá 200 giờ mỗi năm, nới mức trần làm thêm theo tháng lên 40 giờ thay vì 30 giờ như cũ. Chủ sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý, đảm bảo giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường trong ngày.
Luật chỉ mở rộng khung giờ làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm cho một số ngành nghề, gồm: Diêm nghiệp, điện, điện tử, bên cạnh các nghề hiện hành là sản xuất gia công xuất khẩu hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất và cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước.
Trong khi đó, suốt thời gian ảnh hưởng của đại dịch, do thiếu hụt lao động, một bộ phận lao động áp dụng “3 tại chỗ” có nhu cầu làm thêm quá 40 giờ trong một tháng để bù cho lực lượng lao động thiếu hụt.
Bên cạnh đó, khi tổ chức sản xuất trở lại, nhiều doanh nghiệp và người lao động cũng mong muốn được thoả thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc, với nhu cầu làm thêm trên 40 giờ/tháng và từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm, mà không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc.
Nhu cầu rất lớn của doanh nghiệp hiện nay là cần có cơ chế, chính sách để dồn lực cho sản xuất ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.
Minh Đức
Tin mới
Ông trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn đã xuất sắc giành chức vô địch tại Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Sáng 21/9 (tức 19/8 âm lịch), tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM