Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất mới về sử dụng tiền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt thay thế cho Nghị định số 46/2018/NĐ-CP, trong đó có đề xuất mới về quản lý, sử dụng tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Dự thảo bổ sung việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt trực tiếp tổ chức khai thác tài sản như sau:

(i) Số tiền thu được từ phí, lệ phí được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

(ii) Số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định này, doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt được sử dụng 80% để chi trả các chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý, khai thác tài sản, trả nợ vốn vay, vốn huy động liên quan đến khai thác tài sản (nếu có) để đầu tư, nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật và phải hạch toán vào doanh thu của doanh nghiệp; phần còn lại (20%) nộp vào ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng số tiền doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt được sử dụng (80%) thực hiện theo cơ chế tài chính của doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt.

Bộ Tài chính cho biết lý do của đề xuất này là: Qua thực tế triển khai hoạt động khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tại Tổng công ty đường sắt Việt Nam trong thời gian qua thì quy định tại Nghị định 46/2018/NĐ-CP có một số tồn tại, vướng mắc như: Không phê duyệt được dự toán chi phí có liên quan đến việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do thiếu các tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; thiếu cơ sở để phê duyệt các nội dung chi ngoài định mức do doanh nghiệp thực hiện và chịu trách nhiệm. Việc xây dựng hệ thống định mức này cũng rất phức tạp, cần nhiều thời gian xây dựng, thẩm định, ban hành, đồng thời cũng không bao quát toàn bộ các yếu tố chi phí có thể phát sinh trong tương lai. Do vậy, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phải chủ động dùng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp để chi trả kịp thời cho các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc khai thác, cho thuê tài sản, có thể phải tạm thời hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ kế toán, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, quy định trên chưa đảm bảo phù hợp giữa quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, làm giảm động lực của doanh nghiệp đối với việc khai thác, cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo phương án này là kế thừa các quy định trước đây (theo mức "khoán" tỷ lệ để lại/nộp NSNN) sẽ khắc phục được tồn tại, vướng mắc (nêu trên); đồng thời giúp doanh nghiệp quản lý tài sản khai thác tài sản được chủ động chi trả, thanh toán bù đắp các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình tạo ra nguồn thu cho thuê từ khai thác tài sản; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản trị chi phí cho thuê, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động cho thuê, tăng tối đa nguồn thu cho ngân sách nhà nước; thuận lợi cho công tác thanh, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Hàng năm, sau khi thực hiện việc trích nộp 20% tiền thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định, 80% tiền thu còn lại đã được Tổng công ty ĐSVN hạch toán vào doanh thu và thực hiện phê duyệt kế hoạch chi rõ ràng, cụ thể, trong đó, phần lớn (khoảng 30%) tiền thu được sử dụng để quay lại đầu tư, nâng cấp các tài sản đang được khai thác, kinh doanh, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng đường sắt nhằm đáp ứng chất lượng dịch vụ đường sắt theo yêu cầu mà còn giảm kinh phí từ ngân sách nhà nước để bảo trì, sửa chữa các tài sản này.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý .

TheoChinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại

Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.

Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".

V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”
V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”

Theo các chuyên gia, mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN không chỉ mở ra hướng kinh doanh mới đầy hấp dẫn mà còn là yếu tố cộng hưởng giúp công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.

Điện lực Hà Tĩnh lên đường hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3
Điện lực Hà Tĩnh lên đường hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3

Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã thành lập 3 tổ xung kích hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn các tỉnh phía Bắc với số lượng 33 cán bộ, công nhân viên thuộc các điện lực, đơn vị trực thuộc.

Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường xử lý “xe tự chế, xe kéo” vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường xử lý “xe tự chế, xe kéo” vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Bắt đầu từ ngày 15/9/2024, lực lượng CSGT phối hợp với lực lượng cảnh sát cơ động, trật tự, hình sự, công an các xã, phường, thị trấn tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm đối với các phương tiện xe tự chế, xe kéo tham gia giao thông trên các tuyến, địa bàn tỉnh Thanh Hóa.