Đề xuất giảm tối thiểu 50% bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp năm 2020
Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân đề xuất giảm tối thiểu 50% các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), BH thất nghiệp trong năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát lần thứ ba của Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) tiến hành vào tháng 8/2020 về những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong 6 tháng tới, 81% cho biết không có khách hàng/đơn hàng/hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ; 72% cho biết phải trả tiền lương, BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, kinh phí công đoàn; 53% cho biết trả tiền vay ngân hàng, 42 - 45% cho biết lo trả tiền điện, nước, nhiên liệu đầu vào, tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng thiết bị…
Theo đó, dịch COVID-19 tái phát từ cuối tháng 7/2020 đã khiến 20% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải dừng hoạt động, 76% không cân đối được thu chi, 2% đã giải thể, chỉ 2% tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ảnh minh họa
Dịch COVID-19 gây thiệt hại lớn cho các ngành, chuỗi cung ứng đứt gãy, thị trường khủng hoảng... khiến doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán, nhưng vẫn phải đảm bảo các khoản chi ngay cho nguyên liệu, nhân công.
Trước đó, đợt dịch đầu tiên cho thấy khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là đứt gãy chuỗi cung, thì bây giờ vấn đề căng thẳng nhất là dòng tiền, doanh nghiệp giảm doanh thu, thậm chí không có doanh thu, không có khả năng thanh toán...
Điều này ảnh hưởng tới dòng tiền vào của doanh nghiệp khi có tới 76% trả lời hiện không cân đối được thu chi, trong đó 54% có dòng tiền vào chỉ đáp ứng dưới 50% chi phí, nên phải cắt giảm lao động.
Do đó, làn sóng cắt giảm lao động đã diễn ra trên diện rộng, khi ở đợt dịch đầu tiên đa phần doanh nghiệp đều cố gắng không sa thải lao động. Tác động của đợt dịch thứ hai khiến hơn 47% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.
Trong đó, 5% doanh nghiệp đã cắt giảm 100% lao động; 15% doanh nghiệp đã cắt giảm từ 75% đến dưới 100% lao động; 13% doanh nghiệp đã cắt giảm từ 50% đến dưới 75% lao động; 10% doanh nghiệp đã cắt giảm từ 25% đến dưới 50% lao động; 4% doanh nghiệp cắt giảm dưới 25% lao động và 27% doanh nghiệp không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm/giảm lương.
Ngành Du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do không có khách hàng, theo Hiệp Hội Du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp siêu nhỏ làm dịch vụ đại lý tour, bán vé thì phần lớn sa thải 100% lao động; đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế sa thải khoảng 80% lao động; đối với các doanh nghiệp du lịch lớn thì mức trung bình sa thải cũng khoảng 40-50% lao động.
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề xuất Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho tất cả doanh nghiệp trong năm 2020 thay vì chỉ áp dụng với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu không quá 200 tỷ đồng năm nay.
Ngoài ra, Chính phủ xem xét, trình Quốc hội giảm tối thiểu 50% các khoản BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong năm 2020, thậm chí kéo dài sang 2021. Cùng đó hoãn thời gian đóng so với các quy định hiện hành, vì đây là dòng tiền rất lớn trong cơ cấu chi của doanh nghiệp.
Miễn đóng phí công đoàn năm 2020 và 2021 thay vì chỉ hoãn đóng một số tháng nhằm củng cố tinh thần doanh nghiệp. Chính sách này nếu được ban hành sẽ là biện pháp hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp duy trì dòng vốn, giảm thời gian với quy trình thủ tục hành chính.
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng sau dịch. Bởi, hiện các doanh nghiệp rất cần vốn lưu động duy trì sản xuất kinh doanh, lao động. Việc bỏ thêm 10% thuế VAT và phải đợi tới cuối năm mới được hoàn trả gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.
Với ngân hàng, doanh nghiệp đề xuất mở rộng hình thức vay tín chấp; ưu đãi lãi suất với các khoản vay đầu tư, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại; khoanh, giãn thời gian trả nợ...
Liên quan tới hỗ trợ giá điện, các doanh nghiệp du lịch và logistics đề nghị Chính phủ kéo dài thời gian áp dụng giá điện sản xuất cho khu vực này thay vì chỉ áp dụng 5 tháng theo chính sách hỗ trợ hồi đầu năm. Theo tính toán, tiền điện chiếm tỷ trọng cao trong chi phí các khách sạn, nhà hàng dù gần như không hoạt động nhưng vẫn phải duy trì cơ sở ở mức tối thiểu. Còn các đơn vị kho lạnh, chuỗi xuất - nhập khẩu thuỷ sản, rau củ quả..., tiền điện hiện chiếm khoảng 30% chi phí đầu vào, đẩy chi phí logistics lên cao.
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cũng đề xuất Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng ít nhất hết năm 2021 để giảm áp lực cho doanh nghiệp trong chi trả lương, chi các khoản bảo hiểm và kinh phí khác dựa trên lương. Các bộ, ngành không tăng phí, giá dịch vụ do nhà nước quy định; hạn chế tối đa thanh, kiểm tra.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Bánh Trung thu Đông Phương: Món quà ý nghĩa mang hương vị từ truyền thống đến Tết Trung thu hiện đại
Thành lập từ năm 1950 trải qua hơn 70 năm, Bánh mứt Đông Phương đã trở thành một thương hiệu yêu thích của người dân Hải Phòng và các tỉnh thành lân cận. Vào mỗi mùa Trung thu, những vị khách háo hức đặt hàng từ rất sớm, xếp hàng dài trước Hiệu Bánh mứt Đông Phương, 172 Cầu Đất, thành phố Hải Phòng để sở hữu cho mình những chiếc bánh Trung thu Đông Phương.
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".
V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”
Theo các chuyên gia, mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN không chỉ mở ra hướng kinh doanh mới đầy hấp dẫn mà còn là yếu tố cộng hưởng giúp công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.
Điện lực Hà Tĩnh lên đường hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã thành lập 3 tổ xung kích hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn các tỉnh phía Bắc với số lượng 33 cán bộ, công nhân viên thuộc các điện lực, đơn vị trực thuộc.
Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường xử lý “xe tự chế, xe kéo” vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Bắt đầu từ ngày 15/9/2024, lực lượng CSGT phối hợp với lực lượng cảnh sát cơ động, trật tự, hình sự, công an các xã, phường, thị trấn tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm đối với các phương tiện xe tự chế, xe kéo tham gia giao thông trên các tuyến, địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam