Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa

Hồ sơ về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Trong đó, Chính phủ đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa.

Đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là nội dung được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bảy, khai mạc ngày 20/5. Hồ sơ về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 (Chương trình) đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

Ảnh internet.
Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Ảnh internet.

Trước đó, khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiến hành thẩm tra, thông tin về Chương trình còn khá vắn tắt, với tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 là 122.250 tỷ đồng

Ở tờ trình gửi Quốc hội của Chính phủ thể hiện: Chương trình thực hiện với quy mô cả nước, bao gồm tất cả đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã, thôn và một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.

Tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 được bố trí tối thiểu khoảng 77.000 tỷ đồng (chiếm 63%), trong đó vốn đầu tư phát triển 50.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 27.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 30.250 tỷ đồng (chiếm 24,6%), bao gồm vốn đầu tư phát triển 18.000 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 12.250 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng (chiếm 12,4%).

Chính phủ cũng dự kiến tổng nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng. Như vậy, cả hai giai đoạn là 256.250 tỷ đồng.

Năm 2025, thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua, triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến năm 2030.

Giai đoạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam, triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến năm 2035.

Trong 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Chính phủ xác định, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP cả nước và nâng tỷ lệ này lên 8% vào năm 2035.

Cụ thể, về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tờ trình nêu, lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp văn hóa chiếm 7% tổng số lao động có việc làm trên cả nước.

Đóng góp doanh thu của ngành công nghiệp điện ảnh đạt khoảng 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD), ngành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 31 triệu USD, ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 125 triệu USD; ngành quảng cáo đạt khoảng 3,2 tỷ USD; ngành du lịch văn hóa chiếm 15-20% trong tổng số khoảng 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch.

Chỉ tiêu đáng chú ý khác là, 3 sàn giao dịch thương mại các sản phẩm và dịch vụ văn hóa tại TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng được hình thành và vận hành nhằm khuyến khích sáng tạo, phát triển thị trường; bảo đảm quyền tiếp cận, hưởng thụ và sáng tạo của công chúng. Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa tăng và chiếm 12% tổng số doanh nghiệp đăng ký cả nước.

Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Ảnh internet.
Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Ảnh internet.

Theo kết quả thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình, đa số thành viên Hội đồng thống nhất với tổng vốn thực hiện Chương trình, riêng thành viên Bộ Tài chính cho rằng, dự kiến tổng vốn thực hiện giai đoạn 2025-2030 vẫn còn tương đối lớn.

Do đó, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát tổng mức vốn gắn với mục tiêu, nhiệm vụ thứ tự ưu tiên thực hiện, tránh đề xuất quá cao so với khả năng thực hiện, gây thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, đối với nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương, phải gắn với đối tượng và nhiệm vụ chi cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần rà soát và dự kiến nguồn lực đảm bảo tính khả thi, tránh trường hợp đề xuất chung chung, đến giai đoạn thực hiện không còn đối tượng chi.

Đối với giai đoạn 2031-2035, Báo cáo kết quả thẩm định nêu rõ, theo quy định tại khoản 1, Điều 46, Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn được lập trong thời hạn 5 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, do vậy, chưa có cơ sở để xem xét khả năng cân đối vốn.

Liên quan vấn đề trên, tại phiên thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, tại thời điểm hiện tại, khả năng cân đối vốn khó xác định. Nếu dùng vốn giai đoạn 2021 - 2025 thì không còn tiền. Nếu dùng vốn giai đoạn 2026-2030, thì chưa có chủ trương, nên không biết có tiền hay không và có bao nhiêu.

Riêng đối với năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự kiến 400 tỷ đồng (ngân sách Trung ương là 150 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 100 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 50 tỷ đồng), ngân sách địa phương là 250 tỷ đồng) để thực hiện nhiều hoạt động. Đó là xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Ảnh internet
Đề xuất đầu tư trên 250.000 tỷ đồng cho phát triển văn hóa. Ảnh internet

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, các hoạt động quản lý, xây dựng khung chính sách Chương trình đã được ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hàng năm.

Sau khi khung chính sách thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền ban hành, các bộ, ngành và địa phương mới có căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch thực hiện và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ, dự án đầu tư.

Do đó, theo người đứng đầu ngành tài chính, đề xuất bố trí vốn năm 2025 nêu trên chưa phù hợp, đề nghị tập trung nguồn lực thực hiện giai đoạn 2026-2030.

Giải trình ý kiến này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, đối với năm 2025, ngoài các nhiệm vụ xây dựng khung chính sách, dự kiến còn thực hiện các hoạt động xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Để có thể sớm hoàn thiện các điều kiện cần thiết vận hành Chương trình nhanh chóng, hiệu quả trong giai đoạn trung hạn 2026-2030, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét đề nghị Quốc hội cho chủ trương bố trí một phần kinh phí riêng cho Chương trình ngay trong năm 2025.

D.Xuân (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng
Thái Bình: Thực hiện tốt hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” chăm lo cho người có công với cách mạng

Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 57.011 người và thân nhân người có công với cách mạng thuộc đối tượng trợ cấp ưu đãi thường xuyên trên địa bàn. Xác định được công tác chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là trách nhiệm tình cảm và vinh dự, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nên nên cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tích cực thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa".

V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”
V-GREEN khởi xướng “trạm sạc toàn dân”, việc sạc xe điện “tiện không tưởng”

Theo các chuyên gia, mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN không chỉ mở ra hướng kinh doanh mới đầy hấp dẫn mà còn là yếu tố cộng hưởng giúp công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam có bước đại nhảy vọt.

T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội
T&T Group khởi công Cụm công nghiệp lớn nhất Hà Nội

Với quy mô 41,7 ha và tổng mức đầu tư gần 780 tỷ đồng, Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - Giai đoạn 1 là một trong những dự án trọng điểm của Thủ đô Hà Nội, và là cụm công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thành phố tính đến thời điểm hiện tại.

Điện lực Hà Tĩnh lên đường hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3
Điện lực Hà Tĩnh lên đường hỗ trợ Hải Phòng khắc phục hậu quả bão số 3

Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã thành lập 3 tổ xung kích hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn các tỉnh phía Bắc với số lượng 33 cán bộ, công nhân viên thuộc các điện lực, đơn vị trực thuộc.

Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường xử lý “xe tự chế, xe kéo” vi phạm trật tự, an toàn giao thông
Công an tỉnh Thanh Hoá tăng cường xử lý “xe tự chế, xe kéo” vi phạm trật tự, an toàn giao thông

Bắt đầu từ ngày 15/9/2024, lực lượng CSGT phối hợp với lực lượng cảnh sát cơ động, trật tự, hình sự, công an các xã, phường, thị trấn tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm đối với các phương tiện xe tự chế, xe kéo tham gia giao thông trên các tuyến, địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Khai giảng lớp huấn luyện thứ hai Trung đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu năm 2024
Khai giảng lớp huấn luyện thứ hai Trung đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu năm 2024

Sáng 09/9/2024, tại Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Thanh Hoá tổ chức Lễ khai giảng lớp huấn luyện thứ 2 Trung đoàn Cảnh sát cơ động dự bị chiến đấu năm 2024 cho 130 cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an các huyện, thị xã trong tỉnh.