Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp Quốc hội

Sáng 25/07, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Ban soạn thảo Dự thảo Nghị quyết Ban hành nội quy Kỳ họp Quốc hội sửa đổi tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết này. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng ban soạn thảo cùng Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà chủ trì tọa đàm.

Các đại biểu tham dự tại Tọa đàm. Ảnh Quochoi.vn
Các đại biểu tham dự tại Tọa đàm. Ảnh Quochoi.vn.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu rõ, ngay sau khi được thành lập, Ban soạn thảo đã giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội sửa đổi, trong đó đề xuất 24 vấn đề sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Nội quy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kỳ họp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban soạn thảo đã gửi xin ý kiến các số Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan có liên quan và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng Năm vừa qua. Dự kiến nội dung này sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 4 tới đây.

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về các nội dung trọng tâm của dự thảo Nghị quyết như: tên gọi của văn bản; quy định thời hạn gửi tài liệu chính thức của kỳ họp đến đại biểu Quốc hội; việc bổ sung quy định không trình bày tờ trình, báo cáo tại một số phiên toàn thể nhằm tiết kiệm thời gian kỳ họp, đại biểu Quốc hội có thêm thời gian phát biểu, tranh luận; biểu quyết hỗn hợp; quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; xung đột pháp luật giữa các văn bản quy phạm pháp luật…

Đi vào các nội dung cụ thể, đối với tên gọi của văn bản, một số đại biểu cho rằng, nên gọi là luật về trình tự, thủ tục tiến hành Kỳ họp Quốc hội thay vì Nội quy kỳ họp vì tên gọi Nội quy có giá trị pháp lý thấp. Theo đó, Nội quy là quy định nội bộ để bảo đảm trật tự, kỷ cương, mọi người tham gia một tổ chức, cơ quan phải tuân thủ đúng quy định về trách nhiệm, thẩm quyền của mình, còn trình tự, thủ tục ở văn bản khác. Nội quy Kỳ họp Quốc hội là các quy định có tỉnh nội bộ của Quốc hội.

Cho ý kiến tại Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đề nghị nội quy hóa bằng cách quy định bổ sung hình thức biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Ảnh Quochoi.vn
Cho ý kiến tại Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đề nghị nội quy hóa bằng cách quy định bổ sung hình thức biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Ảnh Quochoi.vn.

Cách viết trong dự thảo trên cơ sở chính sửa tử bản Nội quy cũ, mang nặng tính quy chế, gần giống như: Luật về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động của Quốc hội, hoặc Quy chế làm việc của Quốc hội tại Kỳ họp chứ không phải là nội quy. Theo kinh nghiệm hoạt động nghị viện các nước, Nghị viện các nước thường có luật riêng về hoạt động của Quốc hội (gọi là Nội quy nghị viện hay Luật về nghị viện), đó là luật nội bộ với vai trò rất quan trọng, chủ yếu quy định về trình tự, thủ tục làm việc của nghị viện.

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về các nội dung trọng tâm của dự thảo Nghị quyết như: Tên gọi của văn bản; quy định thời hạn gửi tài liệu chính thức của kỳ họp đến đại biểu Quốc hội; việc bổ sung quy định không trình bày tờ trình, báo cáo tại một số phiên toàn thể nhằm tiết kiệm thời gian kỳ họp, đại biểu Quốc hội có thêm thời gian phát biểu, tranh luận; biểu quyết hỗn hợp; quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; xung đột pháp luật giữa các văn bản quy phạm pháp luật…

Đi vào các nội dung cụ thể, đối với tên gọi của văn bản, một số đại biểu cho rằng, nên gọi là Luật về trình tự, thủ tục tiến hành Kỳ họp Quốc hội thay vì Nội quy kỳ họp vì tên gọi Nội quy có giá trị pháp lý thấp. Theo kinh nghiệm hoạt động nghị viện các nước, Nghị viện các nước thường có luật riêng về hoạt động của Quốc hội (gọi là Nội quy nghị viện hay Luật về nghị viện), đó là luật nội bộ với vai trò rất quan trọng, chủ yếu quy định về trình tự, thủ tục làm việc của nghị viện.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu cho rằng cần phân tích rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là nguyên nhân từ quy trình chính sách để có biện pháp tổng thể khắc phục bất cập trong việc chậm gửi tài liệu đến các đại biểu Quốc hội. Ảnh Quochoi.vn
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu cho rằng cần phân tích rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt là nguyên nhân từ quy trình chính sách để có biện pháp tổng thể khắc phục bất cập trong việc chậm gửi tài liệu đến các đại biểu Quốc hội. Ảnh Quochoi.vn.

Cho ý kiến về quy định thời hạn gửi tài liệu chính thức của kỳ họp đến đại biểu Quốc hội, có ý kiến đề nghị sửa quy định thời hạn gửi tài liệu kỳ họp đến đại biểu Quốc hội chậm nhất 15 ngày trước khi khai mạc đối với kỳ họp thường lệ, chậm nhất là 05 ngày trước khi khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường, trừ trường hợp tài liệu đặc biệt theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với việc biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay tại khoản 3, Điều 19 của dự thảo Nghị quyết, một số đại biểu đề nghị nội quy hóa bằng cách quy định bổ sung hình thức biểu quyết hỗn hợp giữa biểu quyết điện tử và biểu quyết bằng giơ tay. Tuy nhiên, có ý kiến đại biểu cho rằng, áp dụng hình thức này chỉ trong trường hợp bất khả kháng vì trên thực tế, việc áp dụng hình thức biểu quyết bằng giơ tay chỉ trong những trường hợp xác định vấn đề có sự đồng thuận cao. Những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau cần biểu quyết thống nhất bằng hình thức biểu quyết điện tử để xác định chính xác số lượng tán thành, không tán thành, không biểu quyết.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình thức biểu quyết khác nhau và mức độ công khai việc biểu quyết của mỗi đại biểu khác nhau sẽ khó bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động của Quốc hội. Do đó, việc sử dụng hình thức hỗn hợp này chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp bất khả kháng để bảo đảm quyền được biểu quyết của đại biểu Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu kết luận
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu kết luận.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021), trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM không thể tham dự trực tiếp tập trung tại Nhà Quốc hội mà phải họp trực tuyến tại trụ sở của Đoàn. Khi đó phần mềm biểu quyết được cài đặt trên thiết bị di động của đại biểu Quốc hội chưa đáp ứng yêu cầu. Theo đó, tại phiên biểu quyết thông qua nội dung của kỳ họp, không thể tiến hành đồng nhất một hình thức biểu quyết đối với các vị đại biểu tại Nhà Quốc hội và đối với các đại biểu ở TP. HCM.

Kết luận nội dung tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn, trách nhiệm của các đại biểu, chuyên gia. Nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng Kỳ họp Quốc hội có tầm quan trọng then chốt đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết các ý kiến của các đại biểu, chuyên gia tại tọa đàm sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết bảo đảm chất lượng, tiến độ trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 14 (tháng 08/2022).

Q.N.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam
Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto thăm làm việc tới Việt Nam từ ngày 13-14/9.

Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia
Anh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam vì lợi ích 2 quốc gia

Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh khẳng định, không chỉ quan hệ hợp tác quốc phòng mà các quan hệ hợp tác khác cũng được hai bên triển khai tích cực.

Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam
Cảnh báo người dân không chuyển tiền ủng hộ vào những tài khoản giả mạo MTTQ Việt Nam

Ngày 13/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin, xuất hiện nhiều website, trang thông tin lấy danh nghĩa là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại bởi bão số 3.

Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh
Thái Nguyên: 100 kỹ thuật viên hỗ trợ sửa chữa miễn phí đồ điện tử, điện lạnh

Nhằm chia sẻ với những khó khăn, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, ngày 13/9, tại trụ sở cũ - Chi cục Thuế TP. Thái Nguyên (khu vực Quảng trường Võ Nguyên Giáp), Hội Khoa học kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí Việt Nam, Hội Điện tử điện lạnh tỉnh Thái Nguyên phối hợp với một số đơn vị, câu lạc bộ sửa chữa miễn phí thiết bị điện tử, điện lạnh bị ngập nước do lũ cho người dân trên địa bàn TP. Thái Nguyên...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà người dân bị bão lụt tại Lạng Sơn

Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão lũ tại 2 xã Yên Bình và xã Hòa Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão
Vĩnh Phúc: Huyện Tam Dương ra quân xử lý môi trường sau mưa bão

Do ảnh hưởng của mưa bão, một số xã trên địa bàn huyện Tam Dương gồm An Hòa, Đồng Tĩnh, Hoàng Đan đã bị ngập lụt trên diện rộng...