Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Để những ánh nhìn luôn trong trẻo...

'Hơn 2 giờ nỗ lực, mồ hôi vã ra như tắm, không khí căng thẳng và áp lực, tôi vẫn không đưa được lưỡi câu ra khỏi mắt của bệnh nhân… Có lẽ ca mổ thất bại rồi, phải đóng vết mổ để chuyển viện...', TTND. BSCK2. Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Bệnh viện Mắt (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) nhớ lại...

'Nhất định phải trở thành bác sĩ…'

'Tôi sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo ở thành phố Nam Định. Lên 5 tuổi, tôi ốm nặng, tưởng chừng như không thể qua được…', TTND. BSCK2. Nguyễn Viết Giáp, Giám đốc Bệnh viện Mắt (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) bắt đầu câu chuyện...

Những năm 70 thế kỷ trước, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của cả dân tộc trong thời kỳ ác liệt, cuộc sống người dân miền Bắc nước ta còn nhiều khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế rất hạn chế. Vì vậy mà nhiều cô bé, cậu bé như Giáp thời bấy giờ khi ốm đau, bệnh tật, để được chữa trị chu đáo cũng không phải chuyện dễ dàng. Thế mà, Giáp lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, gia cảnh khó khăn, nhà đông con, đồng lương công nhân nhà máy dệt Nam Định ít ỏi của bố mẹ cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống ở mức tối thiểu. Khó khăn cứ chồng chất khó khăn...

TTND. BSCK2. Nguyễn Viết Giáp.
TTND. BSCK2. Nguyễn Viết Giáp.

Nhưng may mắn, Giáp có được sự thương yêu vô bờ bến của bố mẹ, sự tận tâm cứu chữa của các thầy thuốc, sự quan tâm, giúp đỡ của các cô chú đồng nghiệp của bố mẹ, cùng sự chia sẻ, cưu mang của bà con hàng xóm, láng giềng… nên ròng rã 04 năm trời chiến đấu với bệnh tật, cậu bé gầy gò, bệnh tật ấy cũng đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Những ngày tháng sau này, trong trái tim bé nhỏ ấy luôn hiện hữu khát khao trả ơn cuộc đời theo một cách đặc biệt: Nhất định phải trở thành bác sĩ. Như thế mới có thể chữa bệnh cứu giúp mọi người, nhất là trẻ em, người già và những gia đình nghèo như gia đình mình.

Để đạt được ước mơ trở thành bác sĩ, Giáp học tập và rèn luyện không ngừng. Không chỉ liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi, đoạt nhiều giải thưởng trong học tập trong suốt 10 năm học phổ thông, Giáp còn giúp bố mẹ làm hết mọi việc trong nhà từ chăm sóc các em ăn uống, học tập, đến tăng gia nuôi lợn, nuôi gà, trồng rau ngoài giờ học… Giáp còn tranh thủ làm gia công chổi gai, chần chăn bông, làm đèn lồng dịp Trung thu, lễ Tết… để có thêm tiền phụ giúp bố mẹ. Giáp đã trở thành tấm gương nghèo vượt khó trong các bạn học sinh thời bấy giờ.

Và rồi, sự nỗ lực không ngừng của chàng thanh niên có đôi mắt sáng, giàu ý chí và nghị lực ấy đã được đền đáp xứng đáng: Năm 1984, Nguyễn Viết Giáp đã nhận được giấy báo trúng tuyển và bước chân vào giảng đường Đại học Y Hà Nội, khi vừa tròn 19 tuổi. Một năm sau đó, do điều kiện gia đình chuyển vào sinh sống tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Giáp chuyển vào học tại Trường Đại học Y dược TP. HCM.

Năm 1990, sau khi tốt nghiệp, BS. Nguyễn Viết Giáp được giữ lại công tác tại Đoàn trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh và tiếp tục theo học chương trình sau đại học. Năm 1993, với tấm bằng bác sĩ chuyên khoa I nhãn khoa, từ chối nhiều cơ hội công tác ở các trường Đại học và Bệnh viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh, BS. Giáp về công tác tại Bà Rịa – Vũng Tàu, quê hương thứ hai nơi gia đình ông đang sinh sống.

Với năng lực và trình độ chuyên môn được đào tạo, ngay khi về nhận công tác ông được bổ nhiệm làm Trưởng Liên chuyên khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt (Bệnh viện Đa khoa Lê Lợi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Từ năm 2005 đến nay, ông được được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Mắt và nay là Bệnh viện Mắt tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sự tin tưởng của người bệnh tiếp thêm động lực cho nhiều ca mổ khó

Với hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực chuyên khoa mắt và phòng chống mù lòa, đến nay BS. Nguyễn Viết Giáp đã trở thành một chuyên gia trong ngành nhãn khoa không chỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu mà còn trên phạm vi cả nước. Ông đã trực tiếp khám và điều trị cho hàng trăm nghìn lượt bệnh nhân, thực hiện hàng chục nghìn ca phẫu thuật mắt, trong đó có rất nhiều ca phức tạp như bệnh lý mắt do chấn thương, trên bệnh nhân đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…

Một ca phẫu thuật điều trị bệnh về mắt do Thầy thuốc Nhân dân, BS. CK2. Nguyễn Viết Giáp thực hiện.
Một ca phẫu thuật điều trị bệnh về mắt do Thầy thuốc Nhân dân, BS. CK2. Nguyễn Viết Giáp thực hiện.

Thế nhưng BS. Nguyễn Viết Giáp vẫn không quên được ca bệnh đầu tiên khi ông mới chuyển về Bệnh viện Lê Lợi: Đó là một công nhân dầu khí bị chùm lưỡi câu móc vào hốc mắt. Khi tiếp nhận ca bệnh, đồng nghiệp khuyên nên chuyển lên TP. Hồ Chí Minh, nhưng bệnh nhân lại tha thiết được phẫu thuật tại bệnh viện vì "nghe nói có bác sĩ trẻ, giỏi ở Sài Gòn mới về và vợ anh ấy sắp sinh nên không muốn đi xa".

"Sau khi khám cho bệnh nhân, tôi nhận định: Bệnh nhân bị dị vật hốc mắt, không có tổn thương nhãn cầu, cơ vận nhãn còn hoạt động tốt, vết thương bên ngoài không phức tạp, nên đã quyết định giữ lại để điều trị, vì khi còn đang học tại Đại học Y dược TP. HCM, tôi đã xử lý nhiều trường hợp dị vật hốc mắt. Ca mổ được tiến hành ngay sau đó, nhưng điều tôi không lường trước được là các thiết bị y tế của bệnh viện lúc đó không đủ như ở các bệnh viện lớn, nơi tôi từng thực tập, để có thể lấy dị vật một cách dễ dàng. Hơn nữa, lưỡi câu lại có ngạnh, các thao tác phẫu thuật cộng thêm sự vận động liếc mắt của người bệnh đã làm lưỡi câu ngày càng ghim sâu vào tổ chức hốc mắt. Nếu cố gắng kéo ra thì ngạnh lưỡi câu sẽ làm đứt các cơ vận nhãn và tổ chức hốc mắt, thậm chí có thể làm thủng nhãn cầu, nguy hiểm vô cùng…", BS. Nguyễn Viết Giáp nhớ lại.

Hơn 2 giờ nỗ lực, mồ hôi vã ra như tắm, không khí căng thẳng và áp lực, tôi vẫn không đưa được lưỡi câu ra khỏi mắt của bệnh nhân… "Có lẽ ca mổ thất bại rồi, phải đóng vết mổ để chuyển viện", suy nghĩ ấy thoảng qua trong tôi… Nhưng rồi nhờ có sự động viên của lãnh đạo bệnh viện ở vòng ngoài, sự hỗ trợ của đồng nghiệp trong kíp mổ và sự tin tưởng tuyệt đối của bệnh nhân, nên thêm hơn một giờ đồng hồ nỗ lực, BS. Nguyễn Viết Giáp và ê kíp đã thực hiện ca mổ thành công trong niềm hạnh phúc của người bệnh.

Cho đến bây giờ BS. Nguyễn Viết Giáp cũng không thể quên được ca mổ cho cụ bà hơn 70 tuổi. Đây là trường hợp bệnh nhân đã được mổ đục thủy tinh thể (cườm khô) sau đó bị tăng nhãn áp (cườm nước, thiên đầu thống) và trải qua thêm 2 lần phẫu thuật nữa tại TP. Hồ Chí Minh. Sau nhiều lần tái khám, nhưng mắt vẫn thường xuyên đau nhức, thị lực giảm dần. Khi vào Bệnh viện Mắt (Bà Rịa-Vũng Tàu), bệnh nhân được chẩn đoán bị tăng nhãn áp do dính toàn bộ bờ đồng tử, mống mắt căng phồng, giác mạc phù mờ, khiến đau nhức, không đáp ứng với các thuốc điều trị. "Đây là tình huống khá khó khăn, bản thân tôi cũng chưa gặp tình huống nào tương tự…", BS. Giáp nhớ lại. "Do đó, tôi đã giải thích cho bệnh nhân và khuyên lên TP. Hồ Chí Minh để được điều trị. Song, người bệnh kiên quyết không đi, bà cụ nói:"Nhờ bác sĩ chữa cho tôi, chết tôi cũng chịu".

Nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của bệnh nhân mà nhiều ca mổ khó đã thành công một cách kỳ diệu...
Nhờ sự tin tưởng tuyệt đối của bệnh nhân mà nhiều ca mổ khó đã thành công một cách kỳ diệu...

Sự mong chờ của cụ bà dường như tiếp thêm động lực cho BS. Giáp tiếp nhận và quyết tâm điều trị cho bệnh nhân này. Nhưng làm thế nào để mổ thành công?... "Ở trường hợp này, bệnh nhân đã qua 03 cuộc phẫu thuật mắt, toàn bộ phần rìa giác mạc phía trên đã đóng sẹo không thể mổ chồng lên được. Khó khăn đặt ra là nếu mổ phía dưới thì phẫu thuật viên phải trong tư thế ngồi ngược với các tư thế phẫu thuật thông thường, rất khó thao tác, nhất là sử dụng kính hiển vi phẫu thuật.

Xem lại y văn trong bệnh cảnh này người ta sẽ chọn các kỹ thuật điều trị khác như đặt van dẫn lưu hoặc dùng Laser hỗ trợ, nhưng tại thời điểm đó ở Bà Rịa-Vũng Tàu chưa có các kỹ thuật này…".

Sau khi xem lại toàn bộ bệnh án, lật lại y văn, trăn đi trở lại cả ngày hôm đó, BS. Giáp đi đến một quyết định táo bạo: Chọn đường mổ ở phần rìa phía dưới, cắt bè giải áp cho bệnh nhân với đường mổ ngược từ phía dưới và tư thế ngồi vặn người trong suốt cuộc mổ. Ánh mắt BS. Giáp như sáng lên khi nhớ lại thời điểm ấy: "Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện phẫu thuật trong tư thế như vậy, kể cả khi đi học cũng chưa thấy thầy cô nào làm phẫu thuật tương tự".

Cuộc mổ bắt đầu trong sự hồi hộp của cả kíp mổ. Tuy khó khăn về tư thế ngồi nhưng các thì phẫu thuật được thực hiện khá suôn sẻ. Khi bắt đầu thực hiện thao tác cắt mống mắt chu biên, qua kính hiển vi phẫu thuật, tôi nhìn rõ dòng thủy dịch từ phía sau trào ra tiền phòng. Trong khoảnh khắc chưa đầy một phút, giác mạc của bệnh nhân từ trạng thái phù mờ lập tức trong veo trở lại.

Nhắc đến ca bệnh này, BS. Nguyễn Viết Giáp vẫn không quên được cảm giác tràn ngập trong ông tại khoảnh khắc ấy. "Tôi nhìn thấy rồi bác sĩ ơi! Tiếng bà cụ reo lên… Ngay lúc đó, cảm giác khó tả lắm! Có một chút như men say, một chút như tình yêu, một chút nữa là cảm giác tự hào… Lâng lâng, ngọt ngào và hạnh phúc… Sau ca mổ, bệnh nhân cứ nắm tay tôi cám ơn mãi. Đến nay cụ đã qua tuổi 90 nhưng vẫn còn tinh tường, minh mẫn. Tết năm nào cụ cũng gửi biếu tôi một cặp bánh chưng… Cụ bảo: "Nhờ bác sĩ mà tôi lại nhìn thấy được con cháu, thấy được phố xá, nhà cửa đổi thay…". BS. Giáp khẽ mỉm cười khi nhớ lại.

Khởi xướng Chương trình phòng chống mù lòa của địa phương

Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công việc của bác sĩ nhãn khoa tại Bà Rịa - Vũng Tàu, BS. Nguyễn Viết Giáp đã nhận thấy nhu cầu khám chữa bệnh của người dân nơi đây rất cao. Số lượng mù lòa tồn đọng trong cộng đồng còn rất lớn, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Đến nay, có hàng trăm nghìn lượt học sinh được khát phát hiện tật khúc xạ...
Đến nay, có hàng trăm nghìn lượt học sinh được khát phát hiện tật khúc xạ...

Vì vậy, năm 1994 ông đã đề xuất và khởi xướng thành lập Chương trình phòng chống mù lòa của tỉnh. Đến nay, Chương trình đã tổ chức được hàng trăm chuyến khám, cấp thuốc, phẫu thuật miễn phí cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, BS. Nguyễn Viết Giáp cũng tích cực xây dựng mạng lưới chăm sóc mắt và duy trì hoạt động bền vững: Từ một phòng khám mắt với những trang thiết bị khiêm tốn và vẻn vẹn 3 bác sĩ, đến nay tỉnh đã có đội ngũ hơn 50 bác sĩ chuyên khoa mắt và hơn 50 điều dưỡng, kỹ thuật viên rải đều cho các cơ sở y tế.

Ở tuyến tỉnh đã thành lập được Bệnh viện mắt 100 giường cùng những trang thiết bị hiện đại, 100% Trung tâm y tế huyện có phòng khám mắt và bác sĩ chuyên khoa, 100% trạm y tế xã, phường có nhân viên chăm sóc mắt ban đầu và các dụng cụ khám sàng lọc mắt cơ bản. Hơn 2.000 nhân viên y tế thôn ấp, nhân viên sức khỏe cộng đồng đã được tập huấn kiến thức chăm sóc mắt để sàng lọc phát hiện mù lòa ở cộng đồng.

Đặc biệt từ năm 2012, được sự hỗ trợ của Viện Thị giác Brien Holden (Úc), ông đã xây dựng và triển khai thành công mô hình 'Đơn vị thị giác cộng đồng' tại 05 trung tâm y tế huyện. Dự án cũng đã hỗ trợ khám sàng lọc cho gần 200 nghìn lượt học sinh và cấp tặng hơn 10 nghìn cặp kính đeo mắt cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Đây là mô hình lần đầu tiên được triển khai thành công và bền vững tại Việt Nam, được Bệnh viện Mắt Trung ương và các tổ chức Chăm sóc Mắt quốc tế đánh giá cao, được nhiều địa phương trong nước và các nước trong khu vực tham quan, học tập.

Đam mê nghiên cứu khoa học

Không chỉ khám chữa bệnh, mở rộng mô hình điều trị các bệnh về mắt… BS. Nguyễn Viết Giáp còn rất đam mê nghiên cứu khoa học. Cho đến nay sau hơn 30 năm công tác trong ngành nhãn khoa và gắn bó với các hoạt động phòng chống mù lòa, BS. Nguyễn Viết Giáp đã có gần 60 đề tài, sáng kiến có giá trị. Ông cũng đã tham gia 04 công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí quốc tế; hàng chục đề tài, chuyên đề được báo cáo tại các hội nghị, các diễn đàn khoa học quốc gia và quốc tế.

Đặc biệt, hơn 07 năm qua ông đã nghiên cứu xây dựng thành công "Mô hình chăm sóc mắt cộng đồng toàn diện nhằm hạ thấp tỷ lệ suy giảm thị lực và mù lòa tại Bà Rịa-Vũng Tàu". Sáng kiến đã được triển khai hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, hơn 90 nghìn người cao tuổi được khám và phẫu thuật mắt, hàng trăm nghìn học sinh được sàng lọc thị lực và cấp tặng kính khi bị tật khúc xạ, góp phần quan trọng hạ thấp tỷ lệ mù lòa trên địa bàn. Sáng kiến được trao Giải ba cuộc thi "Đổi mới sáng tạo năm 2021" của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, được công nhận có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc năm 2022.

Ngày 25/02/2023, TTND. BSCK2. Nguyễn Viết Giáp được Hiệp hội Nhãn khoa Châu Á – Thái Bình Dương (APAO - gồm hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ) trao tặng giải thưởng cao quý 'Cống hiến xuất sắc về Phòng chống mù lòa khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023'.

Với BSCK2. Nguyễn Viết Giáp, hạnh phúc là được chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho người dân mỗi ngày.
Với BSCK2. Nguyễn Viết Giáp, hạnh phúc là được chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho người dân mỗi ngày.

- Ông sắp xếp thời gian thế nào để có thể vừa làm quản lý, vừa khám và điều trị cho bệnh nhân, vừa nghiên cứu khoa học lại vừa liên tục đào tạo, tập huấn cho các nhân viên y tế cơ sở và đào tạo các bác sĩ trẻ…?

- Tôi may mắn được đào tạo bài bản về nhãn khoa. Sau đó lại được sự giúp đỡ rất nhiều của các anh chị em đồng nghiệp, gia đình, bè bạn nên làm gì cũng dễ dàng. Với lại đây cũng là công việc mà, BS. Nguyễn Viết Giáp cười hiền.

Nhưng với tôi, đó không phải là may mắn mà phải là người thầy thuốc có niềm đam mê vô tận, sự tận tâm và trái tim đầy nhiệt huyết và lòng nhân ái tràn đầy mới có thể thực hiện công việc của mình một cách hoàn mỹ như thế!

Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, giọng BS. Nguyễn Viết Giáp như chùng lại: "Đến bây giờ vẫn còn nhiều bệnh nhân nghèo, vùng xâu, vùng xa chưa được tiếp cận với các dịch vụ tiên tiến trong khám chữa bệnh. Nhiều trường hợp đến được bệnh viện thì bệnh đã trở nặng, việc điều trị khó khăn, thậm chí có thể vĩnh viễn mù lòa. Vẫn còn đó nhưng bất cập về chính sách y tế, dịch vụ y tế…

Làm thế nào để người dân nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế tiên tiến, được thụ hưởng những thành tựu khoa học kỹ thuật, để có những đôi mắt khỏe mạnh, những ánh nhìn trong trẻo…

Khó khăn đấy, nhưng tôi biết, trăn trở ấy chính là động lực để những ngày về sau, ông và các đồng nghiệp sẽ tìm ra đáp áp cho câu hỏi hóc búa này.

Theo SKĐS

Bài liên quan

Tin mới

Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, người dân mất trắng hàng tỷ đồng
Đào Nhật Tân chết rũ vì bão, người dân mất trắng hàng tỷ đồng

Sau cơn bão số 3, nhiều hộ dân trồng hoa đào tại làng đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội đã bị mất trắng hàng tỷ đồng do mưa lũ làm chết cây.

Bắc Giang tập trung vệ sinh thú y, đẩy mạnh tái đàn sau bão lũ
Bắc Giang tập trung vệ sinh thú y, đẩy mạnh tái đàn sau bão lũ

Bão số 3 và mưa lũ đã làm hư hỏng nhiều chuồng trại chăn nuôi trong tỉnh, hàng chục nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Ngành Nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi đang khẩn trương khắc phục thiệt hại, tập trung tái đàn, bảo đảm cung ứng nguồn thực phẩm dịp cuối năm.

Hỗ trợ người dân ổn định đời sống, tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát
Hỗ trợ người dân ổn định đời sống, tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát

Đi bất cứ nơi đâu trong vùng bị ảnh hưởng của bão lũ, chúng ta đều cảm thấy xót xa, đau đớn khi tận mắt chứng kiến những ngôi làng, mái nhà, đồng ruộng, vườn cây, ao cá, lồng bè, tài sản của đồng bào bị lũ lụt tàn phá.

Bắc Ninh: 72 đội bóng tham gia Giải bóng đá nam, nữ công nhân lao động
Bắc Ninh: 72 đội bóng tham gia Giải bóng đá nam, nữ công nhân lao động

Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức khai mạc Giải bóng đá nam, nữ công nhân lao động lần thứ XII, năm 2024, tại Sân vận động Phù Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong

Giá sầu riêng hôm nay 22/9: Thị trường duy trì ổn định
Giá sầu riêng hôm nay 22/9: Thị trường duy trì ổn định

Giá sầu riêng hôm nay không có nhiều biến động do đang trong giai đoạn chính vụ. Sản lượng sầu riêng trong nước dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Xã luận: Mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế đất nước
Xã luận: Mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò và vị thế đất nước

Hôm nay 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam bắt đầu các hoạt động trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ.