Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

ĐBSCL: Có nhiều khởi sắc thu hút đầu tư

Từ đầu năm đến nay, Bạc Liêu trở thành “điểm sáng” ở vùng ĐBSCL khi mời gọi được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước sẵn sàng “đổ vốn” làm ăn dài hạn. UBND tỉnh Bạc Liêu đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư cho 25 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký trên 17.710 tỷ đồng.

Thi công trụ điện gió ở Bạc LiêuThi công trụ điện gió ở Bạc Liêu

Có nhiều tín hiệu tích cực

Vào đầu năm 2020, UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu 3.200MW, tổng mức đầu tư 4 tỷ USD. Được đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài (FDI) lớn nhất ĐBSCL từ trước tới nay. Hiện đang được khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết để tiến tới đàm phán hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Theo như dự kiến tổ máy đầu tiên 750MW khởi công vào đầu năm 2021.

Đại diện nhà đầu tư dự án (Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd.) cho biết, có khoảng 40 tập đoàn, tổng công ty tài chính, nhà thầu và các nhà đầu tư tham gia chuỗi dự án. Vì vậy, có thể yên tâm và tin tưởng vào năng lực của tổ hợp các đối tác đầu tư, đảm bảo thành công của dự án. Đặc biệt sẽ cung cấp hệ thống năng lượng tích hợp bền vững, nguồn điện thân thiện môi trường, có độ tin cậy cao, phù hợp khả năng chi trả của người dân… Lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh, đây là dự án trọng điểm của tỉnh, có vai trò tạo động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Cạnh đó tạo thêm hàng ngàn việc làm trực tiếp và gián tiếp, cùng hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế các loại khi nhà máy đi vào vận hành. Là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng của địa phương.

Các nhà đầu tư quốc tế tìm hiểu sản phẩm thế mạnh của Đồng ThápCác nhà đầu tư quốc tế tìm hiểu sản phẩm thế mạnh của Đồng Tháp

Về đầu tư FDI, tại Long An trong tháng 10, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cho 3 dự án với vốn đăng ký 17,24 triệu USD; 10 dự án tăng vốn đầu tư 45,86 triệu USD. Tính từ đầu năm đến nay, Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 67 dự án FDI, với số vốn đăng ký 264,14 triệu USD. Các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; sản xuất trang thiết bị y tế; sản xuất linh kiện điện tử; gia công, lắp ráp hàng tiêu dùng; kho bãi và dịch vụ logistics… được các doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất.

Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Long An Huỳnh Văn Sơn bộc bạch: “Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhằm sớm khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà mấy tháng gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh dần được phục hồi, từng bước trở lại sản xuất bình thường; nhiều nhóm sản phẩm công nghiệp có sản lượng tăng như chế biến, chế tạo…”.

Tạo ra quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tư

Quyền Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đình Thông cho biết: “Quan điểm thu hút đầu tư của tỉnh là phát triển đồng bộ 2 vùng công nghiệp đã được quy hoạch tại huyện Tân Phước và khu vực Gò Công. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển các dự án đô thị theo chương trình phát triển nhà ở được phê duyệt, kết hợp với công trình thương mại, dịch vụ tại các đô thị lớn của tỉnh; ưu tiên các dự án hạ tầng du lịch, khai thác lợi thế về du lịch ven sông Tiền; tập trung nguồn lực và quỹ đất sạch phát triển các dự án chế biến nông sản, nông nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến. Năm 2021, Tiền Giang nỗ lực thu hút hơn 40 dự án, với tổng vốn đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng”. 

Khu công nghiệp Khánh An (huyện U Minh) tại Cà Mau với tổng diện tích hơn 235ha hiện nay quỹ đất không còn nhiều, trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp là khá lớn. Trước thực tế trên, các nhà đầu tư và những đối tác liên doanh ở TPHCM đề xuất với UBND tỉnh xem xét cho chủ trương đầu tư mở rộng khu công nghiệp này.

Theo nhận định của Bộ KH-ĐT, nguyên nhân khiến thu hút đầu tư vào vùng này đang tốt lên là bên cạnh lợi thế vùng nông nghiệp trọng điểm, hạ tầng kinh tế kỹ thuật được cải thiện thì nỗ lực của các địa phương trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng là yếu tố gia tăng sức hút nguồn vốn đầu tư. Sau đại dịch Covid-19, sẽ có sự dịch chuyển đầu tư mạnh mẽ và Việt Nam là điểm đến lý tưởng được các nhà đầu tư FDI quan tâm, ưu tiên lựa chọn. Đây là cơ hội tốt để “vùng trũng” ĐBSCL bứt phá bằng việc tạo ra môi trường hấp dẫn, sự năng động và minh bạch của chính quyền, tạo cho nhà đầu tư tin tưởng và mạnh dạn đổ nguồn vốn lớn vào làm ăn dài hạn.

 Thùy Linh

Bài liên quan

Tin mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston

Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.

Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba

Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.

Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn
Thanh Hóa sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân do lũ lớn

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã di dời, sơ tán khẩn cấp hàng chục hộ dân trước nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi
Thổng thống Erdoğan: Cách tiếp cận dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Erdoğan nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là một bước đi tự nhiên. Ông kêu gọi một cách tiếp cận chính sách dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi.