ĐBQH góp ý nhiều vấn đề về sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học
Sáng nay (6/11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (ĐH). Tại phiên thảo luận đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các ĐBQH…
"Không thể có đại học vô chủ"
Đồng tình với nhiều nội dung của bản dự thảo luật, Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP. HCM góp ý cụ thể với Điều 7. Theo ông, cần phải xác định rõ cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước là chủ sở hữu đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Theo ông Nguyễn Thiện Nhân chữ “sở hữu” của đại học rất quan trọng bởi chủ sở hữu là người đầu tư cho đại học phát triển nhưng phải là người có quyền quyết định nhân sự. “Cần có khái niệm chủ sở hữu. ĐH tư thục cũng vậy, là do cá nhân tổ chức trong hoặc ngoài nước là chủ sở hữu đầu tư và đảm bảo điều kiện”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Theo Bí thư Thành uỷ TP.HCM so sánh vấn đề sở hữu đại học và vấn đề sở hữu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy khác nhau, nhưng có những nét giống nhau. Ông phân tích: “Chúng ta đã mất khá nhiều thời gian để xác định ai là chủ sở hữu DNNN. Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH, có đề cập đến một số chủ sở hữu nhưng không có định nghĩa.
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP. HCM (Ảnh: VTV)
Chủ sở hữu tức là có vốn, có quyền thành lập, quyền đầu tư, quyền quyết định nhân sự và xử lý chế tài khi vi phạm pháp luật. Nếu không làm rõ thì sẽ thấy rằng các trường đại học như không có chủ. Như vậy rất nguy hiểm, không thể có ĐH vô chủ. Người chủ phải làm đúng các quyền của mình. Đề nghị có điều chỉnh điều này” - ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Góp ý về Hội đồng trường công lập, ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị bổ sung ai là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thực hiện việc quản lý, giám sát. “Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu, cho nên, chủ sở hữu phải có một số quyền liên quan tới hội đồng trường. Hội đồng trường sẽ bầu ra chủ tịch của Hội đồng trường, các thành viên. Tất cả những người này, về nguyên tắc phải đảm bảo yêu cầu của chủ sở hữu”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nói và chỉ rõ dự thảo luật đang quy định “ngược” khi bầu xong mới gửi cho chủ sở hữu duyệt.
Nêu lý do cho đề xuất này, ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng trường hợp đáng tiếc là một giáo sư người Việt sống ở nước ngoài, khi về nước làm hiệu phó một trường. Sau khi bầu là hiệu trưởng mới chuyển sang cơ quan quản lý phê duyệt. “Đó chính là quy trình ngược. Lẽ ra danh sách ứng cử viên đó phải được chủ sở hữu đồng ý, rồi trường có bầu hay không là việc của trường. Tôi lưu ý chủ sở hữu phải làm đúng quyền của mình là chọn danh sách đáp ứng yêu cầu chứ không có quyền can thiệp việc bầu của Hội đồng trường”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói
Về tự chủ đại học, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật là đúng nhưng chưa đủ. “Trách nhiệm phải chịu trước ai? Nêu rõ trước chủ sở hữu, trước người học, trước tổ chức, cá nhân liên quan thì lúc đó mới có cơ chế giám sát từ trong ra ngoài” - Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu.
Bác sĩ chuyên khoa cần được quy định rõ trong Luật Giáo dục ĐH
Góp ý cho dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (đoàn Hưng Yên) cho biết, nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo. Cụ thể, Đại biểu Vũ Thị Nguyệt nêu ý kiến về trình độ và văn bằng giáo dục ĐH Y tế. Đào tạo y tế là loại hình đào tạo đặc biệt về thời gian cũng như về văn bằng, chứng chỉ.
Để trở thành bác sĩ chuyên môn thì ngoài 6 năm được đào tạo ở trong trường ĐH thì phải cần ít nhất 2 đến 3 năm đào tạo chuyên sâu theo 2 hướng. Đó là đào tạo hàn lâm nghiên cứu gồm: Thạc sĩ, tiến sĩ và đào tạo hành nghề chuyên môn gồm: Chuyên khoa, chuyên khoa sâu, bác sĩ nội trú, chuyên khoa I và chuyên khoa II. Bên cạnh đó, cán bộ y tế còn phải thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức. Việc học đối với họ gần như là suốt đời và không bao giờ là đủ.
Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Ảnh: quochoi.vn)
Có thể nói, đối với bác sĩ đào tạo nội trú là nguồn nhân lực tinh túy, chất lượng cao của ngành Y tế. Đối với loại hình đào tạo chuyên khoa I và chuyên khoa II là nguồn đào tạo chủ lực trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ở các bệnh viện.
Các loại hình này đã tồn tại hàng chục năm nay, được hệ thống giáo dục trong nước và thế giới công nhận.
Tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Nguyệt băn khoăn, trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này lại bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu ngành y khoa. Trong khi thực tế đây không phải là vấn đề mới.
Tại điều 39 Luật Giáo dục năm 1998 đã quy định và có những hướng dẫn cụ thể tại các văn bản dưới luật nhưng không hiểu sao trong những luật sau lại không quy định loại hình đào tạo cũng như loại văn bằng này nữa.
“Tôi và rất nhiều cán bộ trong ngành Y tế cảm thấy như mình bị gạt ra khỏi hệ thống đào tạo chung và rất tâm tư khi không biết mình đang đứng ở đâu và được ai công nhận.
Nếu như trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi lần này không quy định thì có thể phải mất 10 năm nữa, những người như chúng tôi lại tiếp tục hành trình tìm lại chính mình do đã bị pháp luật bỏ quên”, biểu Vũ Thị Nguyệt trăn trở.
Do đó, đại biểu Vũ Thị Nguyệt đề nghị trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi, tại điều 6 khoản I cần quy định rõ trình độ tương đương thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn ở trong nước và trên thế giới.
Nên đưa ra những quy định cụ thể về bằng cấp ngành y khoa
Góp ý vào vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội), cho rằng, tại điều 73 về đào tạo y khoa giao cho Chính phủ quy định. Với quy định này còn mang tính chung chung, mơ hồ, chưa đi được vào thực tế trong cuộc sống. Vì không biết bao giờ Chính phủ mới tập trung họp để triển khai đánh giá vấn đề còn tồn đọng ở các trường đào tạo y khoa.
Hiện nay, việc đào tạo bác sĩ chuyên khoa gần như chưa chính thức, chưa chính danh. Điều này có thể giảm chất lượng đào tạo y khoa, khó có thể hội nhập với quốc tế.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Ảnh: quochoi.vn)
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, chúng ta cần thống nhất mô hình đào tạo y khoa ở Việt Nam theo đúng với tiêu chuẩn đào tạo quốc tế. Một người học y khoa trong 4 năm thì được gọi là cử nhân y khoa. Sau đó, nếu họ muốn làm bác sĩ điều trị thì họ học theo hệ lâm sàng và sẽ học tiếp 1 năm nội trú và học thêm khoảng 3 năm chuyên tu. Như vậy, họ sẽ học từ 8 đến 9 năm, sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành bác sĩ chuyên khoa giỏi về tay nghề, làm việc ở trong các bệnh viện.
Loại thứ 2 là những người học hết 4 năm rồi lại học thêm 2 năm nữa thì sẽ được lấy bằng Thạc sĩ y khoa. Nếu học tiếp tục học tiếp 3 năm nữa để lấy bằng Tiến sĩ y khoa. Những thạc sĩ, tiến sĩ y khoa này có giảng dạy ở các trường ĐH và họ không làm lâm sàng.
Những điều này nên được đưa vào Luật Giáo dục ĐH sửa đổi. Chính phủ cũng nên đưa ra những quy định rất cụ thể về thời gian học, tuyển sinh, bằng cấp ngành y khoa thì mới có thể thực thi được.
Tuấn Ngọc
Tin mới
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.
Khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà
Ngày 21/9/2024, tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.
Quảng Ninh: Triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Văn bản số 2747/UBND-KTTC về việc triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các TCTD bị thiệt hại do cơn bão số 3 theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ.
Lào Cai: Khởi công khu tái định cư Làng Nủ
Chiều nay (21/9), UBND tỉnh Lào Cai và Đài truyền hình Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi xảy ra trận lũ quét, sạt lở kinh hoàng ngày 10/9 vừa qua.
OPPO Find X8 series sẽ được trang bị viên pin silicon-carbon dung lượng lớn
Giám đốc sản phẩm Oppo Zhou Yibao xác nhận dòng flagship Find X8 sắp ra măt sẽ dùng pin silicon -carbon thế hệ mới với tên gọi Glacier.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM