Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy nhanh giải ngân kinh phí bảo trì đường bộ

Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải vừa kiến nghị nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, trong đó, nếu địa phương tiếp tục chậm sẽ bị thu hồi ủy thác quản lý quốc lộ. Đến cuối năm, nếu đơn vị thực hiện không đạt như cam kết sẽ xử lý về công tác cán bộ.

Việc bảo trì công trình giao thông đường bộ kịp thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, đảm bảo mặt đường êm thuận. Giải ngân vốn bảo trì đường bộ không đạt tiến độ cũng đồng nghĩa với việc nhiều công trình, dự án bảo trì thực hiện chậm, nguy cơ phát sinh thêm hư hỏng, xuống cấp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều địa phương giải ngân dưới 10%

Ông Đoàn Chí Hiếu, Trưởng phòng Kế hoạch, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, năm 2024, Cục Đường bộ được giao 11.500 tỷ đồng dự toán chi cho công tác bảo trì đường bộ. Hết tháng 6/2024, các đơn vị mới giải ngân hơn 3.200 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch giao.

Một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 15% gồm: Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tây Ninh 3,7%, Sở GTVT Vĩnh Phúc 5,28%, Sở GTVT Nam Định 8,1%, Sở GTVT Khánh Hòa 8,5%, Sở GTVT Quảng Ninh 10%, Sở GTVT Hòa Bình 12%, Sở GTVT Kiên Giang 13%, Khu Quản lý đường bộ II 13%, Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu 13%, Sở GTVT Quảng Ngãi 14,1%.

Đáng nói, có 70/147 công trình đã được Cục Đường bộ Việt Nam bố trí kinh phí nhưng vẫn chưa tiến hành bảo trì. Nguyên nhân do các địa phương triển khai công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng thi công rất chậm. Trong đó, Khu Quản lý đường bộ 4 còn 15/84 công trình, Sở GTVT Hòa Bình còn 8/15 công trình, Vĩnh Phúc còn 3/3, Cao Bằng còn 5/15, Quảng Ngãi 10/10 công trình.

Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch giải ngân 6 tháng cuối năm làm cơ sở theo dõi, chỉ đạo, hầu hết các đơn vị đăng ký giải ngân 100%, tuy nhiên nhiều đơn vị lập kế hoạch giải ngân hàng tháng còn chậm.

Trong đó, đến hết tháng 10/2024, kế hoạch đăng ký giải ngân chưa đạt được 70% như: Sở GTVT Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang.

Ông Phạm Trọng Tài, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên cho biết, hiện Cục Đường bộ Việt Nam đã ủy quyền cho các Khu quản lý đường bộ và các sở GTVT phê duyệt các dự án sửa chữa dưới 5 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình thi công nếu có phát sinh cần điều chỉnh phải có ý kiến của người quyết định đầu tư.

Sở GTVT Điện Biên kiến nghị cần phân cấp mạnh mẽ hơn, ủy quyền toàn bộ việc bảo trì cho chủ đầu tư tổ chức thực hiện để tránh việc khi phát sinh sửa chữa khẩn cấp phải trình Cục Đường bộ Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian.

Tiền bảo trì đã ít, còn tiêu không hết

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong những tháng cuối năm, Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các khu quản lý đường bộ, các sở GTVT, ban QLDA khẩn trương lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, kịp thời báo cáo các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Cùng đó, rà soát, đăng ký lại kế hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân 100% vốn được giao.

Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, nguồn vốn bảo trì hằng năm mới đáp ứng được 40% nhu cầu nhưng lại tiêu không hết.

"Làm thế nào để tiêu đúng lúc, đúng chỗ và phải tiêu hết trong năm tài khóa là vấn đề cần giải quyết ngay. Chúng ta tăng cường phân cấp, phân quyền nhưng phân cấp, phân quyền phải đúng nơi, đúng chỗ", ông Thái nói và cho biết, Cục Đường bộ đã yêu cầu xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết từ nay đến cuối năm.

Đối với kế hoạch bảo trì năm 2025, Cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu để đầu năm có thể triển khai ngay, đảm bảo tiến độ giải ngân.

Với các đơn vị trực thuộc là các khu quản lý đường bộ, các ban QLDA chậm giải ngân, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ chấn chỉnh nghiêm. Đối với các sở GTVT, nếu vẫn tiếp tục chậm giải ngân sẽ thu hồi ủy thác quản lý quốc lộ.

Ngay trong tháng 7, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ phê duyệt kế hoạch và kiểm điểm tiến độ giải ngân của các đơn vị theo từng tháng, đến cuối năm, nếu đơn vị thực hiện không đạt như cam kết sẽ xử lý về công tác cán bộ.

Về phản ánh của các địa phương về việc mỗi năm có đến 1.500-1.600 đầu mục bảo trì đường và công trình 1dưới  tỷ đồng nhưng cũng phải làm thủ tục như công trình 100 tỷ đồng mất nhiều thời gian, ông Bùi Quang Thái cho biết, Cục Đường bộ Việt Nam đang kiến nghị Bộ GTVT, với các dự án chuẩn bị đầu tư toàn bộ theo nhu cầu nhưng đến cuối năm không bố trí được vốn, các dự án này sẽ được ưu tiên ở năm tiếp theo. Cục Đường bộ sẽ rà soát để gom tối đa các danh mục, đảm bảo ít số lượng dự án nhất, giảm bớt thủ tục.

Trên cơ sở danh mục và tổng số nguồn vốn đã được phê duyệt, để tăng tính chủ động, Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT phân cấp, ủy quyền để đơn vị này linh hoạt điều chỉnh các danh mục dự án bảo trì, các nhiệm vụ đã được phê duyệt, đảm bảo giải ngân tối đa nguồn vốn.

Cần thay đổi cách làm

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 ngày 15/7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đã có những chỉ đạo đặc biệt liên quan đến đổi mới trong quản lý bảo trì đường bộ.

Thứ trưởng cho rằng: Mỗi năm có 1.500 -1.600 đầu mục bảo trì đường bộ là quá nhiều. Công trình 1 tỷ đồng nhưng cũng phải làm thủ tục như công trình 100 tỷ sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, cần thay đổi, cần thu gọn lại, giảm bớt đầu mục dự án, lập gói thầu lớn để thu hút doanh nghiệp có năng lực tham gia. 

Về bảo dưỡng thường xuyên, Thứ trưởng yêu cầu cần nghiên cứu đánh giá lại hợp đồng theo chất lượng thực hiện (PBC). Cùng đó, nghiên cứu hoàn thiện văn bản pháp luật theo hướng hợp đồng có thể ký 5 năm thay vì 3 năm như hiện nay. Sau 5 năm nếu nhà thầu làm tốt có thể tiếp tục gia hạn, không phải đấu thầu, chọn lại nhà thầu.

"Thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm cũ là việc khó nhưng cần phải làm. Cục Đường bộ Việt Nam cần thay đổi quan điểm, nâng cao chất lượng công tác tham mưu lĩnh vực chuyên ngành cho Bộ theo hướng không bảo thủ, sợ trách nhiệm để quản lý kết cầu hạ tầng đường bộ theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp", Thứ trưởng nói.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá
Xây dựng Đề án chuyển đổi số cần xác định các mũi đột phá

Trong quá trình xác định các mũi đột phá, các bộ, ngành, địa phương bám sát thực tiễn chuyển đổi số, bảo đảm đồng bộ, gắn liền với triển khai Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương mình.

Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân
Ngành Y tế Lạng Sơn tập trung chỉ đạo xử lý môi trường, truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân

Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm, hỗ trợ và kiểm tra công tác y tế, khắc phục hậu quả bão lụt tại tỉnh Lạng Sơn ngày 16/9/2024

Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu
Bắc Giang: Nhiều hoạt động chăm lo con công nhân, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn dịp Tết Trung thu

Nhân dịp Tết Trung thu năm 2024, nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí kinh phí, vận động các nguồn tài trợ để tổ chức nhiều hoạt động chăm lo con công nhân lao động, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do bão số 3.

Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
Bình Định: Cục QLTT ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Kết quả, 56.560.000 đồng đã được cán bộ, công chức, người lao động Cục QLTT Bình Định quyên góp, ủng hộ..

Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”
Bắc Ninh: Lễ hội trăng rằm “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”

Chương trình Lễ hội trăng rằm với chủ đề "Lồng đèn thắp sáng ước mơ" thể hiện tinh thần tương thân tương ái, không để ai bị bỏ lại phía sau, mang đến cho các em thiếu nhi Bắc Ninh một tết Trung thu ấm áp, nhiều tình yêu và hỗ trợ kịp thời đến với các thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh
Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh

Cần huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao hơn nữa năng lực thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển.