Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam thu về gần 23,2 tỷ USD từ xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thủy sản. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Xuất siêu gần 5,1 tỷ USD
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tháng 05/2022, kim ngạch xuất khẩu (XK) mặt hàng nông lâm thủy sản (NLTS) ước đạt trên 5,1 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng 05/2021, tăng 3,8% so với tháng 04/2022. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản ước gần 23,2 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược với chiều xuất khẩu, 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng NLTS ước gần 18,1 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, ngành Nông nghiệp xuất siêu gần 5,1 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Có 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD gồm: cà phê, cao su, gạo, điều, nhóm rau quả, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ và nhóm đầu vào phục vụ sản xuất. Thị trường xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất là Hoa Kỳ; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc; thứ 3 là thị trường Nhật Bản…
Bộ NN&PTNT nhận định, đạt kết quả này là nỗ lực của ngành Nông nghiệp trong thời gian qua đã phối hợp tổ chức và tham gia hỗ trợ các địa phương, ngành hàng trong công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vùng miền... Điển hình, mới đây đã tổ chức chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam; lễ hội trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại Sơn La; phối hợp với các địa phương xúc tiến kết nối tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch như vải Thanh Hà, vải Lục Ngạn, xoài Sơn La...
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT tham gia Thỏa thuận hợp tác (MOU) giữa Đối tác phát triển Nông nghiệp bền vững với Pepsico và Care International về tăng cường hợp tác sản xuất lương thực tại Việt Nam; MOU giữa tỉnh Bắc Giang và Tập đoàn ERG về thúc đẩy thương mại các sản phẩm nông sản địa phương.
Đặc biệt, ngành Nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường như: Tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ; đã thống nhất với Hoa Kỳ thúc đẩy triển khai một số hoạt động, đáng chú ý là tại buổi “Tọa đàm kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ”, 4 thỏa thuận hợp tác đã được ký kết; kết nối nông sản Việt Nam với chuỗi đại siêu thị toàn cầu...
Cùng với đó, các cơ quan chức năng tập trung đàm phán, thúc đẩy xuất khẩu chanh leo và bưởi sang Úc; chôm chôm, vú sữa, na, bưởi, sắn lát, đường, sữa sang Thái Lan; chanh, bưởi sang New Zealand; yến sào, sản phẩm lông vũ, bột cá sang Trung Quốc. Ký Công hàm gửi Tổng cục Hải quan Trung Quốc để kiểm tra và đưa vào danh sách được phép xuất khẩu vào Trung Quốc; hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện quy định Lệnh 248, 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc…
Khơi thông và mở rộng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản đang có nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường, đặc biệt các sản phẩm Việt Nam dần chinh phục thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Tuy nhiên, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 tổ chức mới đây ở Sơn La, khơi thông và mở rộng thị trường Trung Quốc là một trong những vấn đề người nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu nông lâm thủy sản quan tâm nhất hiện nay, bởi Trung Quốc vẫn là thị trường lớn, phù hợp với nền sản xuất của Việt Nam.
Việc xuất khẩu nông sản vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt đối với thị trường truyền thống là Trung Quốc do một số mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có trái cây chưa ký được hiệp định, nghị định thư với phía Trung Quốc. Trên thực tế, rất nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng, nên còn ách tắc…
Để giải quyết việc xuát khẩu nông sản sang chính ngạch Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, trước hết cần chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp, từ tư duy sản xuất tự phát sang sản xuất theo tín hiệu thị trường. Ông Diên đề nghị các địa phương, các doanh nghiệp, các hộ nên sản xuất theo tín hiệu thị trường, theo xuất khẩu chính ngạch, theo tiêu chuẩn.
Bổ sung cho vấn đề xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đã trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, tiếp xúc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, cùng Bộ Công thương có buổi làm việc với phía Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn trong xuất nhập khẩu nông sản; hiện vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các tỉnh biên giới làm việc với tỉnh bạn để giao lưu hàng hoá giữa 2 nước. Tuy nhiên, chính sách chống dịch của Trung Quốc và của Việt Nam khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân khách quan tác động đến việc xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc. Trung Quốc cũng không còn “dễ tính” như trước đây; quy định ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Trung Quốc muốn tăng cường xuất nhập khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn xuất khẩu hàng hoá thuận lợi sang Trung Quốc, Việt Nam buộc phải tăng cường xuất khẩu chính ngạch, tập trung làm thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối doanh nghiệp, người dân để cùng nâng cao giá trị nông sản.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cho rằng, để phát triển nông nghiệp hiệu quả và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành trái cây; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…
Hoàng Thăng (T/h)
Tin mới
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.
Khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà
Ngày 21/9/2024, tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phối hợp tổ chức chương trình khởi công tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà.
Quảng Ninh: Triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Văn bản số 2747/UBND-KTTC về việc triển khai thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các TCTD bị thiệt hại do cơn bão số 3 theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ.
Lào Cai: Khởi công khu tái định cư Làng Nủ
Chiều nay (21/9), UBND tỉnh Lào Cai và Đài truyền hình Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng, tái thiết khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, nơi xảy ra trận lũ quét, sạt lở kinh hoàng ngày 10/9 vừa qua.
OPPO Find X8 series sẽ được trang bị viên pin silicon-carbon dung lượng lớn
Giám đốc sản phẩm Oppo Zhou Yibao xác nhận dòng flagship Find X8 sắp ra măt sẽ dùng pin silicon -carbon thế hệ mới với tên gọi Glacier.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM