Phát triển thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế Thủ đô năm 2021
Năm 2021, thành phố Hà Nội tiếp tục xếp hạng thứ hai cả nước về Chỉ số thương mại điện tử, sau thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của hàng loạt giải pháp thành phố Hà Nội đã triển khai nhằm phát triển thương mại điện tử thời gian qua.
Từ việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt ở các lĩnh vực, đến xây dựng các trang thương mại điện tử tiêu thụ nông sản… Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thương mại điện tử càng được thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển.
Trong 63 tỉnh, thành phố, Hà Nội được đánh giá là một trong các thị trường phát triển thương mại điện tử năng động nhất. Nhiều năm qua, Hà Nội luôn xếp thứ hai cả nước về Chỉ số thương mại điện tử. Một số giải pháp nổi bật có thể kể tới là Sở Công Thương phối hợp Bộ Công Thương thông tin, chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp với các trang thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm xuất khẩu hàng hóa. Để ứng phó với dịch bệnh và thông qua các chương trình kích cầu, các doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ ứng dụng bán hàng, thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm logistics, trung tâm tiếp vận, hệ thống kho hàng hóa… để hỗ trợ thương mại điện tử phát triển.
Trong năm 2020, thương mại điện tử trên địa bàn thành phố tăng trưởng 30%, với 12.359 website/ứng dụng, đóng góp 8% trong tổng mức bán lẻ của thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, góp phần phòng, chống dịch Covid-19.
Hà Nội đặt mục tiêu năm 2021 doanh số thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng và tính cho cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 45%; 60% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử; 85% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
Thành phố cũng phấn đấu 70% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 30% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; đặc biệt 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc.
Theo Sở Công thương Hà Nội, đến nay, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã ứng dụng thương mại điện tử, coi thương mại điện tử là một phần không thể thiếu để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Mặc dù hoạt động kinh doanh đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 nhưng đây cũng là cơ hội ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh để vượt qua khó khăn. Xu hướng hiện nay và nhất là trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì TMĐT sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và được coi là lĩnh vực sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam.
Việt Nam cũng như thế giới, cơ hội để Hà Nội phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và an toàn hơn nữa thị trường thương mại điện tử là hoàn toàn có cơ sở. Vấn đề còn lại chính là nhận ra những thách thức, giải quyết nó bằng những biện pháp cụ thể, chi tiết mà mang tính toàn diện lâu dài nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp tham gia thị trường và đặc biệt là người tiêu dùng – thành phần cốt yếu của thị trường thương mại điện tử.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử; đồng thời tổ chức các hoạt động kích cầu, hỗ trợ xuất khẩu thông qua thương mại điện tử và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về thương mại điện tử.
Trần Mạnh
Tin mới
Xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Sở GTVT Vĩnh Phúc về việc xử lý sự cố tàu thuyền, phà va trôi vào cầu Vĩnh Phú trên sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 18/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên ngày 18/9 của các công ty chứng khoán.
Hải Dương có tân Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường
Ông Dương Văn Xuyên, Bí thư Huyện uỷ Nam Sách được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương từ ngày 17/9/2024.
PV GAS chính thức cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc
Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức cấp khí lần đầu (gas in ) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến khảo sát Vịnh Hạ Long
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, chiều 17/9, đoàn công tác tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc do ông Trần Đông, Phó Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Phúc Kiến làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9