Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đâu là nguyên nhân giá xăng dầu giảm mạnh, nhưng hàng hóa thực phẩm, rau xanh không chịu giảm?

Theo khảo sát của PV, thực phẩm, rau xanh ở các chợ truyền thống, chợ dân sinh tại khu vực quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội đang ở mức giá cao, dù xăng dầu đã hai lần giảm sâu. Nếu tình trạng này kéo dài, các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ sẽ khó phát huy tác dụng.

Chiều 25/07, ghi nhận của PV Thương hiệu & Công luận, nhiều chợ dân sinh tại khu vực quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội như: Chợ Đại Từ, chợ Mai Động, chợ Lòng Thuyền… cho thấy, giá bán thực phẩm như:  Các loại thịt (heo, gà, bò, trâu); rau xanh: củ, quả giá không giảm mà còn có xu hướng tăng mạnh theo từng ngày.

Giá thực phẩm ở mức cao

Qua ghi nhận của PV, tại một số chợ nói trên thì, thịt lợn đứng đầu trong top mặt hàng tăng giá mạnh nhất. Giá bán lẻ thịt lợn dao động trong khoảng 100.000 - 140.000 đồng/kg tùy loại. Ở một số chợ, giá từng loại thịt cụ thể đã tăng thêm 20.000 đồng/kg so với 1 tuần trước đó.

thịt
Thịt lợn đứng đầu trong top mặt hàng tăng giá mạnh nhất.

Cụ thể, thịt ba chỉ tại chợ Đại Từ hiện được bán với giá 140.000 đồng/kg, đắt hơn 20.000 đồng mỗi kg so với trước.

Ông Đào Quang Hiệp, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Đại Từ cho biết: "Những ngày gần đây, thịt lợn tăng giá chóng mặt, mỗi ngày một giá". Về nguyên nhân khiến thịt lợn tăng giá, các tiểu thương cho rằng, đó là do giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh từ đầu năm, cộng với chi phí vận chuyển tăng khi giá xăng dầu tăng cao. Bên cạnh đó, có thể do ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc cũng đang tăng mua mặt hàng này.

Theo ông Hiệp, trong khoảng 02 tuần trở lại đây, giá thịt lợn đã tăng khoảng 10 - 20 giá. Thịt ba chỉ từ 120.000 đồng/kg tăng lên 140.000 đồng/kg; bắp giò tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg. Tương tự, thịt nạc vai, mông cũng tăng từ 110.000 đồng/kg đồng lên 120.000 đồng/kg. “Mức giảm của giá xăng, dầu chưa đủ thời gian để tác động đến giá thịt lợn ngoài chợ, vì giá thịt lợn chịu ảnh hưởng lớn từ nguồn cung, giá lợn hơi ở từng thời điểm", ông Hiệp nói.

c
Giá lợn hơi nhập vào cao, chi phí vận chuyển tăng nên giá bán bắt buộc phải tăng.

Chị Nguyễn Hồng Thanh, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ chợ Mai Động, quận Hoàng Mai bày tỏ: Sở dĩ giá thịt lợn từ đầu tháng Bẩy đến nay liên tục tăng giá mặc dù giá xăng có giảm là vì giá lợn hơi và lợn móc hàm đã tăng khoảng 20 giá. Giá nhập cao, chi phí vận chuyển tăng nên giá bán bắt buộc phải tăng. “Đầu năm giá lợn hơi chỉ 42.000-46.000 đồng/kg, giá thịt tôi bán là 100.000-120.000 đồng/kg nhưng hiện tại giá lợn hơi đã tăng gần gấp đôi, lên 69.000-75.000 đồng/kg nhưng giá thịt chỉ tăng từ 20.000-30.000 đồng/kg, nếu bán không khéo thì phải bù lỗ như chơi nên đi chợ bây giờ chỉ là để giữ khách chứ lời lãi không được bao nhiêu”, chị Thanh nói.

Thịt gà thì vẫn giữ nguyên mức giá, chưa có dấu hiệu hạ giá
Thịt gà thì vẫn giữ nguyên mức giá, chưa có dấu hiệu hạ giá.

Các loại thịt bò, thịt gà thì vẫn giữ nguyên mức giá so với lúc xăng chưa giảm. Thịt bò dao động từ khoảng 230.000 - 300.000 đồng tùy loại. Thịt gà công nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức 60.000 - 75.000 đồng tùy loại, gà ta nguyên lông khoảng 110.000 - 140.000 đồng/kg.

Còn giá các loại rau - mặt hàng "té nước theo xăng" nhiều nhất cũng chưa hề sụt giảm. Giá rau xanh vẫn đang phổ biến ở mức 15.000 - 25.000 đồng/kg. Chẳng hạn như rau bắp cải ở chợ Đại Từ ở mức 15.000 - 25.000 đồng/kg, đắt hơn khoảng 10.000 đồng/kg so với tuần trước.

r
r.

Các loại rau khác như bắp cải đang có giá từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, hầu hết là giữ nguyên so với trước kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 11/07. Ở một số chợ, loại rau này còn tăng nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Rau muống vẫn khoảng 12.000 - 15.000 đồng/mớ, cải ngọt giá vẫn khoảng 15.000 đồng/kg, dưa chuột giữ nguyên giá 25.000 đồng/kg. 

Giá rau xanh nhập vào thay đổi từng ngày. Từ sau Tết Nguyên đán, xăng dầu tăng giá liên tục, rau xanh cũng tăng theo gấp 2 - 3 lần. Nhưng bây giờ, sau khi xăng dầu đã giảm mạnh 2 lần liên tiếp, giá rau xanh vẫn “cố thủ”.

Nguyên nhân khiến giá hàng hóa không chịu giảm

Nói về vấn đề trên, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính phân tích: Giá xăng dầu được điều chỉnh 10 ngày/lần và theo giá thị trường. Trong hai lần điều chỉnh gần đây, giá xăng dầu giảm nhưng doanh nghiệp sản xuất sẽ không thể điều chỉnh ngay giá hàng hóa mà họ căn cứ theo xu hướng giá chung.

Cụ thể, xăng dầu là một trong những yếu tố tác động lên giá thành hàng hóa. Các yếu tố khác có thể kể đến như giá nguyên vật liệu đầu vào, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, phân bón… đều tăng.

Cũng theo ông Thịnh, thời gian qua giá hàng hóa tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, trong đó có giá xăng và doanh nghiệp hạch toán dần vào chi phí sản xuất. Tùy ngành nghề, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Do đó sẽ rất khó để giá hàng hóa giảm ngay trong 10 ngày (theo kỳ điều hành xăng dầu).

“Việc điều chỉnh giá hàng hóa không thể thực hiện trong một sớm một chiều bởi thực tế khi giá đầu vào tăng, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh và mất một khoảng thời gian nhất định giá mới ra đến thị trường. Giá xăng dầu giảm vừa qua chưa thể kỳ vọng sẽ có đợt giảm giá hàng hóa tương ứng. Có thể giá xăng dầu phải giảm 1-2 tháng, khi đó mới tác động đến giá hàng hóa bán ra trên thị trường”, Tiến sỹ Thịnh nói.

Mặt khác, theo Tiến sỹ Thịnh, nguyên tắc của người kinh doanh làm sao có thể được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Vì vậy không loại trừ trường hợp có công ty lợi dụng bối cảnh hiện nay để giữ giá hoặc “té nước theo mưa”. Tuy nhiên, nếu có các biện pháp quản lý tốt thì việc giá cả hàng hóa tăng, giảm sẽ đi theo quy luật của thị trường.

Lê Pháp

Bài liên quan

Tin mới

Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy
Hưng Yên: Xử lý hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên đã xử lý một hộ kinh doanh đồ chơi trẻ em không có dấu hợp quy theo quy định pháp luật.

Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương
Tạm dừng hoạt động 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương

Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hải Dương phát hiện 15 cơ sở sản xuất mì ở làng nghề bánh đa Lộ Cương chưa bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định về bảo vệ môi trường. UBND TP. Hải Dương yêu cầu các hộ này tạm dừng hoạt động để khắc phục.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Lãnh đạo BHXH Việt Nam thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Vừa qua, Đoàn công tác BHXH Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Lê Hùng Sơn đã đến thăm, tặng quà người dân và làm việc với BHXH tỉnh Lạng Sơn về công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…

Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi

Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.