Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dấu ấn mới của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm

Theo Bộ NN-PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả năm 2014 đã đạt được mức tăng kỷ lục nhất từ trước tới nay với 30,8 tỷ USD - tăng 11,2% so với năm 2013. Đây thực sự là một con số ngoạn mục và trở thành dấu ấn mới của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Điều đáng tự hào của ngành nông nghiệp là cho đến nay, đây vẫn là ngành có tỷ lệ xuất siêu cao với tổng mức xuất siêu năm 2014 ước đạt 8,2 tỷ USD và được coi là một con số ngoạn mục. Trong đó lĩnh vực thủy sản đã đạt mức xuất siêu kỷ lục với 5 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến chỉ chưa đầy 1 tỷ USD. Riêng mặt hàng lúa gạo mặc dù vẫn đang gặp khó khăn về thị trường và giá cả xuất khẩu nhưng năng suất và sản lượng năm 2014 tiếp tục được mùa nên góp phần đáng kể vào việc bình ổn thị trường chăn nuôi và thực phẩm trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang “ngủ đông”, một lần nữa, ngành nông nghiệp của chúng ta lại chứng tỏ là hậu phương vững chắc của nền kinh tế. Con tôm, cây lúa lại chính là những mặt hàng đem về đồng ngoại tệ cho đất nước và trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đạt giá trị xuất siêu cao hơn nhiều lần so với sản phẩm của nhiều lĩnh vực sản xuất khác.

Không chỉ đối với thị trường xuất khẩu mà tổng sản lượng của hầu hết các loại nông lâm thủy sản sản xuất trong nước đều tăng lên đáng kể và việc tiêu thụ đã có sự phát triển đồng bộ với sản xuất nên giá cả các loại nông sản ở trong nước được giữ ở mức khá cao, có lợi cho bà con nông dân.

Điều đó cũng cho thấy rằng, không phải chỉ có riêng công nghiệp mới giúp tăng trưởng kinh tế, đưa nước ta tiến kịp đà phát triển của các nước trong khu vực và thế giới mà các sản phẩm nông nghiệp cũng đã và đang đóng góp đáng kể cho tăng trưởng của nền kinh tế. Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia phát triển mạnh về nông nghiệp, nông sản của họ đã trở thành những thương hiệu lớn nhờ được đầu tư mạnh về khoa học công nghệ từ sản xuất tới chế biến, có giống tốt và có chính sách quản lý chất lượng, thương mại, thương hiệu… đúng đắn, mang tính đột phá nên sản phẩm chiếm thị phần rộng lớn trong xuất khẩu. Việt Nam cũng có lợi thế về nông nghiệp, đặc biệt là về lúa gạo và thủy sản, ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm chủ lực khác có thể tạo ra giá trị xuất khẩu cao nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được đúng giá trị. Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thế giới đã thay đổi cách nhìn về nông nghiệp, cách sống trong nông nghiệp và hiện nay khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam được coi là một nền tảng rất quan trọng cho phát triển nông nghiệp của khu vực. TS Võ Trí Thành cho rằng: “Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu”.

Từ thực tiễn của nông nghiệp, chúng ta cần phải đi bằng hai chân: cùng với đẩy mạnh phát triển công nghiệp thì phải từng bước hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, Nhà nước cũng đã đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn thông qua nhiều chương trình như xây dựng nông thôn mới, dạy nghề cho lao động nông thôn, đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu - giảm nhẹ thiên tai, tái cơ cấu ngành nông nghiệp… Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng, cần phải thay đổi tư duy về nông nghiệp, không chỉ là cách nhìn của xã hội về một nền nông nghiệp, cán cân - tỷ trọng giữa ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong nền kinh tế mà còn cần thay đổi chính tư duy làm kinh tế nông nghiệp. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộ NN-PTNT cũng đã xác định chuyển hướng từ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, ít giá trị sang trồng và chăn nuôi, chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, bền vững.

Để làm được điều đó, ngành nông nghiệp của chúng ta cần phải có những đột phá về giống, khoa học công nghệ và phải thực sự cạnh tranh bằng chất lượng đi đôi với đảm bảo an toàn thực phẩm để thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp và ổn định thị trường xuất khẩu. Đây là giải pháp để ổn định đà tăng trưởng, giữ vững “sân sau”, thực sự trở thành hậu phương vững chắc cho cả nền kinh tế đất nước dù trong điều kiện kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh hay suy thoái.

HP

Tin mới

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên mua vào khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư nên mua vào khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm

Theo chuyên gia của ASEANSC thì, hôm nay, ngày 9/9, nhà đầu tư nên mua khi VN-Index về ngưỡng 1.250 điểm, nên bán khi VN-Index chạm ngưỡng 1.285 - 1.300 điểm. Vùng quản trị rủi ro là 1.220 điểm.

Doanh nghiệp 1 năm tuổi muốn làm dự án hơn 400 tỷ tại Quảng Trị
Doanh nghiệp 1 năm tuổi muốn làm dự án hơn 400 tỷ tại Quảng Trị

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị vừa mở hồ sơ đăng ký thực hiện đối với dự án Khu dân cư Nam sông Hiếu, phường 4, TP. Đông Hà.

Bão số 3 “quật đổ” hơn 25.000 cây xanh ở Hà Nội
Bão số 3 “quật đổ” hơn 25.000 cây xanh ở Hà Nội

Theo báo cáo nhanh mới nhất, tính đến tối 8/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở các địa bàn: Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm…

Bắc Giang: Bão số 3 làm 1 người tử vong, thiệt hại khoảng 340 tỷ đồng
Bắc Giang: Bão số 3 làm 1 người tử vong, thiệt hại khoảng 340 tỷ đồng

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang, từ 7 giờ ngày 6/9 đến 16 giờ ngày 8/9, ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại khoảng 340 tỷ đồng, 1 người tử vong.

Hôm nay của 55 năm trước, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình
Hôm nay của 55 năm trước, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình

Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức bắt đầu ngày 6/9/1969 và kéo dài đến hết ngày 8/9/1969. Sáng ngày 9/9/1969, Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh được cử hành trọng thể tại Quảng trường Ba Đình. Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc Điếu văn, sau đó, bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố.

Bão số 3 làm 24 người chết và mất tích, 229 người bị thương
Bão số 3 làm 24 người chết và mất tích, 229 người bị thương

Thống kê đến tối 8/9 của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cũng như một số địa phương cho thấy cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm qua đã làm 24 người chết, mất tích, trong đó do bão 9 người; sạt lở đất 12 người; do lũ cuốn trôi 3 người.